tháng 11 2013

Tạo hứng khởi cho một ngày mới, cà phê còn giúp giảm nguy cơ tiểu đường loại 2 và ngăn ngừa lão hóa não. Tuy nhiên, dùng cà phê thiếu điều độ có thể ảnh hưởng đến độ tập trung, gây lo lắng và các vấn đề về giấc ngủ.

Làm thế nào để phá vỡ thói quen cà phê sáng có lúc đã trở nên nhàm chán? Một số loại đồ uống dưới đây có thể là những lựa chọn thay thế không kém phần thú vị.

Cà phê bồ công anh

Cà phê bồ công anh không chứa chất caffeine, có nhiều chất chống oxy hóa và dinh dưỡng

Thoạt nhìn, chúng ta chỉ nghĩ rằng bồ công anh là một loài hoa dại có vẻ đẹp mong manh. Rất ít người biết rằng trên thực tế bồ công anh được xếp vào 4 loại rau xanh có giá trị dinh dưỡng cao nhất trong chế biến thực phẩm. Ngoài tác dụng giúp lợi tiểu, trong nhiều thế kỷ nay, bồ công anh được sử dụng để điều trị táo bón, rối loạn tiêu hóa, kiểm soát lượng đường trong máu…

Bồ công anh cũng là một thứ gia vị quý, dễ tìm nhiều thế kỷ, nay cũng được chế biến thành một đồ uống thơm ngon. Rễ bồ công anh được rang khô chừng 2 tiếng sẽ cho ra thành phẩm là cà phê bồ công anh có màu nâu sậm, pha với nước đun sôi, thêm sữa và đường tùy thích. Rễ cây có vị đắng từa tựa mùi của rau diếp xoăn và cà phê thông thường. Cà phê bồ công anh không chứa chất caffeine, có nhiều chất chống oxy hóa và dinh dưỡng. Nhiều cửa hàng trên thế giới đã cho ra sản phẩm cà phê bồ công anh hòa tan và nhận được phản hồi tích cực.

Mate

Mate có tác dụng tương tự cà phê, giúp tỉnh táo và tăng năng suất công việc vượt trội

Trà Mate là một thức uống, mang đậm văn hóa, là quốc ẩm của nhiều quốc gia Nam Mỹ. Được chế biến từ những chiếc lá khô của cây yerba mate, bất cứ người dân thuộc tầng lớp nào ở khu vực này cũng đều có niềm yêu thích tự nhiên, nguyên thủy với trà mate. Tuy nhiên, không phải du khách nào đến với Nam Mỹ cũng có thể uống được mate do vị đắng đậm của thức uống này.

Có chứa một ít caffeine, bù lại, mate lại chứa nhiều chất dinh dưỡng như khoáng chất, vitamin giúp giảm cân, phòng chống bệnh tim mạch, ngăn ngừa lão hoá, tăng cường hệ miễn dịch. Với những người làm công việc sáng tạo, mate có tác dụng tương tự cà phê, giúp tỉnh táo và tăng năng suất công việc vượt trội.

Nước ép gừng

Vào những ngày mưa lạnh hoặc với những người bị hư hàn, nước ép gừng có tác dụng tốt hơn cà phê
Thêm một thìa mật ong hoặc kết hợp với nước chanh hoặc cam, nước ép gừng là một thức uống trên cả tuyệt vời. Vào những ngày mưa lạnh hoặc với những người bị hư hàn, nước ép gừng có tác dụng tốt hơn cà phê. Vốn được coi như một loại thuốc kích dục tự nhiên, nước gừng còn có thể giúp giảm buồn nôn, cảm lạnh và đau đầu.

Cà phê rau diếp xoăn

Loại rau diếp xoăn được dùng để chế biến thành cà phê rau diếp xoăn

Sự thiếu hụt của cà phê do nhu cầu tăng cao ở những năm đầu thế kỷ XIX đã thúc đẩy sự ra đời của một loại đồ uống được chế biến từ rau diếp xoăn của Pháp. Cùng với thời gian, loại cà phê rau diếp xoăn trở thành một thức uống thời thượng, một phần do tính nhuận tràng và tác dụng bảo vệ gan.

Cà phê rau diếp xoăn đặc biệt đươc ưa chuộng ở miền Bắc nước Pháp và Bỉ. Hương vị thơm ngon đặc biệt của đồ uống này thậm chí còn trở thành biểu tượng ẩm thực ở các khu vực nói trên.

Nước ép thân lúa mì

Nước ép thân lúa mì là một đồ uống hoàn hảo để bắt đầu một ngày tràn đầy năng lượng

Một loại đồ uống có thể dứt chúng ta ra khỏi cơn nghiện cà phê nguyên chất, đó là nước ép thân lúa mì. Các chồi non của lúa mì được ép lấy nước hoặc sấy khô rồi pha với nước, cho ra một đồ uống có dưỡng chất, vitamin A, C và E, axit amin dồi dào.

Các dưỡng chất trong thân lúa mì có tác dụng chống lão hóa hữu hiệu. Thậm chí, phong trào lấy thân cây lúa mì để xay chung với nước ép trái cây còn thịnh hành ở Australia khoảng 5 – 7 năm về trước. Đây là một đồ uốnghoàn hảo để bắt đầu một ngày tràn đầy năng lượng.

Rooibos (Trà đỏ)

Trà đỏ giàu flavonoid - một loại polyphenol có chức năng kháng viêm nhiễm, giúp chế ngự những rắc rối ở dạ dày

Rooibos là một loại cây bụi thuộc họ của cây keo chỉ mọc ở các vùng núi Nam Phi. Ngoài việc được sử dụng như một vị thuốc trị chứng hen suyễn, dị ứng hoặc mất ngủ, lá Rooibos còn được sử dụng để pha thành loại trà uống hàng ngày. Loại trà này giàu flavonoid - một loại polyphenol có chức năng kháng viêm nhiễm, giúp chế ngự những rắc rối ở dạ dày. Rooibos không chứa chất caffeine, có thể uống nóng, uống lạnh hoặc cho thêm sữa.

Mặc dù con người có nhiều nỗ lực để phát triển cây rooibos ở nhiều quốc gia nhưng đều thất bại. Có vẻ như loại cây đặc biệt này chỉ ưa khí hậu và đất đai của vùng Nam Phi. Chính vì lý do đó, rooibos trở thành một nét đặc trưng trong ẩm thực của khu vực này.



Cách đây không lâu, tôi được một anh bạn chia sẻ bài phát biểu nhậm chức của anh Nguyễn Thành Nam-Tân Tổng Giám Đốc của FPT vào thời điểm đó. Anh Nguyễn Thành Nam bây giờ đã không còn ngồi trên cái ghế tư lệnh tối cao của tập đoàn FPT nữa. Thay vào đó là anh Trương Đình Anh, người trước đó đã rất nổi tiếng và được nhiều bạn trẻ hâm mộ bởi những phát biểu ấn tượng trên truyền hình. Dĩ nhiên, cho đến giờ phút này anh Trương Đình Anh vẫn chưa thể trở thành Thủ Tướng như những tuyên bố hùng hồn trên ti-vi cách đây mấy năm. Nội bộ FPT thế nào để dẫn đến sự thay đổi vị trí cao nhất trong thời gian rất ngắn như thế thì tôi không dám bàn. Nhưng thú thật, tôi rất ấn tượng với bài phát biểu nhậm chức của anh Nguyễn Thành Nam. Ấn tượng đến nỗi tôi đã đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần, gần như thuộc. Anh Nguyễn Thành Nam đã đề cập đến nhiều vấn đề của gia đình FPT, phần nhiều liên quan đến cấu trúc công ty, phân tích nguyên nhân thành bại trong quá khứ, hiện tại, định hướng tương lai…Những vấn đề anh nêu ra, cá nhân tôi không cho rằng nó chỉ đúng cho riêng FPT mà còn là điều đáng suy nghĩ đối với nhiều công ty, tập đoàn lớn khác của Việt Nam chúng ta. Trong cả bài phát biểu, tôi chú ý nhất đến một đoạn rất ngắn nhưng vấn đề làm tôi suy nghĩ nhiều nhất:

“Chúng ta có: sáng tạo công nghệ, hưng thịnh quốc gia ? Gọi là một sự nhục nhã cũng không quá khi tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt nam không sở hữu bất cứ một patent nào về công nghệ trong suốt 20 năm qua, kể cả do mình làm ra hay là mua về được.”

FPT vốn là một tập đoàn hàng đầu Việt Nam, niềm hi vọng của Việt Nam trong lĩnh vực khoa học và công nghệ với hàng chục ngàn thanh niên, trí thức trẻ đầy sáng tạo mà không sở hữu bất cứ một patent nào về công nghệ sao ? Vậy, với những công ty khác thì thế nào, e rằng còn bi đát hơn, nhục nhã hơn. Còn nhớ, có một thời (có lẻ cho đến tận bây giờ) các kỹ sư CNTT trẻ sau khi ra trường, được vào FPT là một vinh dự, niềm hãnh diện. Vậy bao nhiêu năm qua, bao nhiêu kỹ sư gia nhập FPT chỉ để “coding”, gia công phần mềm cho các hãng nước ngoài thôi chăng ? Hay đơn giản chỉ là kỹ sư đấu nối thiết bị, mua bán và nhận chuyển giao công nghệ thôi chăng ?

Mấy hôm trước, lang thang trên mạng, tôi tình cờ đọc được bài viết “Những thế hệ ngồi chờ” của anh Trần Quốc Việt. Đoạn dẫn nhập như sau:

“Chúng ta là chiếc bóng của lịch sử. Khi chúng ta ngồi chờ lịch sử ngồi chờ theo, khi chúng ta hành động lịch sử bắt đầu trở mình, và khi chúng ta sợ hãi triền miên lịch sử sẽ đứng yên. Lịch sử là chúng ta. Vâng, lịch sử là chúng ta nhưng chúng ta khôn ngoan chờ người khác đi trước. Thế là tất cả chúng ta ngồi ngó nhau và chờ lẫn nhau. May thay lịch sử cũng rất kiên nhẫn chờ theo. Bóng đèn cuối cùng tắt trên ga Chờ nhưng chuyến tàu Lịch sử sao vẫn chưa chuyển bánh ?”

Bài viết phần nào mang hơi hướng chính trị hoặc tác giả cố tình lồng ghép những ý kiến mang tính chính trị vào bài viết. Nhưng thật sự đáng đọc và suy ngẫm. Nó làm tôi cảm giác như tác giả viết về mình, thế hệ của mình. Bởi bản thân tôi, xét cho cùng, dù cố vùng vẫy trong khoảng không gian được phép (vốn rất chật hẹp) vẫn là một kẻ “ngồi chờ”. Nếu không có gì thay đổi, con trai tôi (năm nay cháu học lớp 1) sẽ tiếp bước cha nó tiếp tục những thế hệ ngồi chờ. Tôi tự hỏi “ngồi chờ” có phải là thuộc tính của thế hệ chúng tôi hoặc nghiêm trọng hơn đấy là dân tộc tính của người Việt chúng ta ? Kết nối với bài phát biểu của anh Nguyễn Thành Nam thì rõ ràng kết luận trên không phải là quá hồ đồ hoặc không có cơ sở.

Thông thường, chúng ta hay ngưỡng mộ những người có cá tính mạnh mẽ, ý chí “tiến lên” phía trước. Nhưng những con người với thuộc tính ngoan ngoãn, dễ bảo, “ngồi chờ” lại luôn là những con người dễ mến. Những đồng nghiệp luôn gật đầu phải chăng là người mà ta luôn muốn họ lắng nghe câu chuyện của mình. Giáo viên luôn tuyên dương những học sinh ngoan ngoãn, nghe lời thầy cô giáo…Chúng ta có thể kể không hết những ví dụ như thế. Nhưng có điều không thể chối cãi rằng những phát kiến, sự sáng tạo luôn đến từ những con người luôn “tiến lên”, không khuất phục hoàn cảnh chứ không phải đến từ những tính cách ngồi chờ. Chúng ta thường hay tự khen nhau rằng “người Việt cần cù, chịu khó, sáng tạo”. Cần cù và chịu khó cần phải bàn luận thêm. Nhưng sáng tạo hay nói cách khác là thuộc tính “tiến lên” thì e rằng không đúng. Có thể chúng ta được nghe nhiều về việc học sinh Việt Nam (hoặc người gốc Việt) đạt giải cao trong các kỳ thi này kia nên tự huyễn hoặc mình chăng ? Rất dễ dàng để thấy rằng những ngôi sao chói lòa này hoàn toàn biến mất sau đấy mà chằng cho nhân loại hoặc đất nước chúng ta (quá ít để có thể liệt kê) phát kiến đáng giá nào cả.

Cũng tương tự như thế, chúng ta vẫn thường mộng mị bởi những lời khen mang tính xã giao của người ngoại quốc rằng “người Việt chúng mày khéo tay” cái gì cũng làm được. Công nhận điều này đúng nhưng lại thiếu sót ghê gớm. Do công việc, tôi có tiếp xúc nhiều với người ngoại quốc (Tây, Tàu, Mỹ, Ấn, Nhật…đủ loại). Trong câu chuyện, những lúc thuận lợi, tôi luôn hỏi họ và mong muốn họ trả lời một cách thành thật về cái sự khéo tay, sáng tạo của dân mình. Câu trả lời tựu trung như thế này (có thể làm tôi và các bạn phật lòng như hầu hết những sự thật khác): “công nhận người Việt chúng mày khéo tay, sáng tạo, ham học hỏi nhưng chỉ thích học lỏm, khôn lỏi”. Nghe nhột lỗ tai nhưng nghiệm lại thấy đúng quá các bạn ạ. Tỷ dụ như đàn ông nhà mình cái gì cũng biết lắm. Trong nhà đồ điện thứ gì hỏng là lôi ra sửa được tất nhưng thường thì được dăm bữa nửa tháng lại hỏng, lần sau nặng hơn lần trước. Hoặc tỷ như công nhân nhà máy, dạy một tí là có thể làm được ngay nhưng lại không chuyên, làm thì cẩu thả…rất rất nhiều những ví dụ như vậy. Trí thức ta thì suốt ngày đọc sách của nước ngoài rồi nói lại, phát biểu lại chứ có nghiên cứu và tư duy ra được cái gì mới mẻ đâu.Cho nên, trải qua mấy ngàn năm lịch sử mà không sinh ra nổi một triết gia hay nhà phát minh nào đóng góp cho nở mày nở mặt với nhân loại đâu. Cái này nếu không phải là “ngồi chờ” thì là cái thứ gì ?

Có người bảo rằng cái này là do ảnh hưởng của tư tưởng và giáo dục kiểu Nho Giáo. Tôi cho rằng ý kiến này có phần đúng nhưng không hoàn toàn đúng. Bởi người Nhật, người Hàn người ta không bị ảnh hưởng và giáo dục theo tư tưởng Khổng Mạnh sao ? Có khi còn nặng nề hơn ở Việt Nam ta nữa đấy chứ. Nhưng có ai dám nói người Nhật, người Hàn là “ngồi chờ” đâu. Về việc này không cần phải đưa ra dẫn chứng. Mà nói thật, dưới vòm trời Phương Đông này, không nước nào mà không sống dưới ảnh hưởng hoặc của Tàu hoặc của Ấn. Cho nên, cũng không thể đổ cho Nho Giáo với Khổng Mạnh được. Nếu nói người Phương Đông là người có thuộc tính “ngồi chờ” thì chắc rằng người Việt ta phải xếp hạng “ngồi chờ” dai nhất cõi Á Châu.

Hôm qua, lọ mọ thế nào tôi lại đọc bài viết về “Không gian phi kiểm duyệt” của anh Tào Lao Tử về nhóm “Khoan Cắt Bê Tông”. Không bàn đến các quan điểm khác của tác giả, tôi cứ thấy sao sao đấy với cái cụm từ “không gian phi kiểm duyệt” hay nói cách khác nghệ sĩ cần không gian để “tự do sáng tác”. Các nghệ sĩ nhà ta cứ hay rên siết với những cụm từ này để rồi cuối cùng không đẻ ra những tác phẩm để đời bởi lí do rất ư đơn giản là không thể sáng tạo với môi trường bị “cầm tù” như thế…Cứ theo cái lí luận này mà nói thì thế giới chẳng thể nào sản sinh ra Copernic hay Galile được. Những suy nghĩ thực sự và mạnh mẽ, sự suy nghĩ sáng tạo ra chân lý chứ không phải là ảo giác mơ màng chỉ đến từ những tính cách “tiến lên” chứ không phải từ những cá tính “ngồi chờ” đời thay đổi. Có quá không nếu tôi xem những lời phàn nàn về tự do sáng tác của các nghệ sĩ chúng ta là những lời phàn nàn của những nghệ sĩ “ngồi chờ” luôn càu nhàu trách số phận không đem lại cho anh ta/chị ta cái mà anh ta/chị ta chẳng cố làm hoặc hi sinh bản thân mình vì nghệ thuật. Chả trách, các truyện ngụ ngôn và cổ tích Việt Nam đầy rẫy những nhân vật ghen ghét người khác. Tất nhiên, ở bất cứ đất nước nào ta đều thấy những thuộc tính “ngồi chờ” không những không tìm kiếm mà thậm chí còn không ham muốn cái mà họ không sở hữu. Nhưng nếu đại đa số đều “ngồi chờ” kết hợp với tính lười biếng, dễ thỏa hiệp với hoàn cảnh như ở Ta cộng với tính kỷ luật kém tạo ra một đa số cơ học ưa kéo người khác xuống mức cho bằng với mình thì cái hậu quả ấy chính là điều chúng ta đã và đang chứng kiến suốt mấy thập kỉ qua. Đấy chính là tâm lí “ngồi chờ” trong “thanh bần” như cách nghĩ của hầu hết chúng ta. Cho nên, chẳng phải thậm xưng nếu cho rằng tính bằng lòng hay thuộc tình “ngồi chờ” ấy thể hiện tính hèn yếu và thiếu tinh thần của người Việt mình.

Tất nhiên, nhà cầm quyền bao giờ cũng cần sự im lặng hoặc khuyến khích những tính cách “ngồi chờ” của người dân hơn là cần bất cứ một tính cách “tiến lên” tích cực ngoại trừ tính tích cực mà họ khống chế được. Tính dễ quy thuận theo các mệnh lệnh luôn là mong muốn của mọi thể chế. Điều này đặc biệt đúng trong xã hội mà chúng ta đang sống. Có ý kiến cho rằng để thay đổi tình hình “ngồi chờ” ta nên “Thoát Trung” hay “Thoát Á”. Điều này thoạt tiên nghe cũng có lý nhưng ngẫm kỹ thì làm sao chúng ta có thể thoát Trung được khi bên cạnh ta là anh chàng khổng lồ mà cả thế giới chịu ảnh hưởng chứ có riêng gì Ta đâu. Nhìn người Nhật mà xem, văn hóa người Nhật có thứ gì mà không chịu ảnh hưởng từ Trung Hoa. Nhưng khắp thế giới người ta bảo đấy văn hóa Nhật chứ chả nghe ai nói văn hóa lai Tàu như khi nhận xét về Việt Nam mình. Quay lại để thấy rằng đầu thời kì cải cách Minh Trị, người Nhật đã “tích cực” gửi người của họ sang Anh học tài chính-hàng hải, qua Đức học các ngành kỹ nghệ, qua Pháp Ý học văn chương-hội họa- nghệ thuật…để mang về hòa trộn tạo thành nền văn hóa-kỹ nghệ Nhật Bản không lẫn vào đâu được. Đấy là điều ta nên học hỏi về tính cách “tiến lên” mà không cần phải thoát Trung, thoát Á của người Nhật.

Quay sang nói chuyện lịch sử, chính trị. Ta có hơn 4,000 năm lập quốc nhưng thực chất suốt chiều dài lịch sử, Ta chỉ toàn “ngồi chờ” người khác để mà copy lại một cách thô thiển mà chả có tí sáng tạo nào. Hết bê nguyên mô hình anh Tàu về, lại đến Nga Xô…mà chẳng bao giờ tính tới tính cách Việt, tố chất con người Việt. Cho nên, nếu có ai hô hào, ca ngợi nền dân trị Mỹ với lưỡng viện các kiểu thì tôi cũng cho rằng trật lất.Bởi hiến pháp Mỹ được viết cho người Mỹ (Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ) sống trên đất Mỹ chứ không phải viết cho người Việt Nam với gần 90 triệu dân mà trình độ hiểu biết về thế nào là dân trị với dân chủ còn xa với mức “ngồi chờ” mà chúng ta đang bàn luận.

Nói kiểu gì thì nói, thuộc tính “ngồi chờ” đã tạo nên tính cách Việt, ăn sâu vào con người Việt đến đỗi chúng ta cứ ngỡ như mình đang “tiến tới” dù rằng vẫn “ngồi chờ” một đám cùng nhau.

– ĐẶNG NGỮ

Chính tấm thân của chúng ta cũng là một sự vay mượn, tâm thức của chúng ta là một dòng luân lưu của ý thức từ nhiều người khác nhau, của ngoại cảnh và nội giới.



Hàng năm người Hoa Kỳ dành ngày Thứ Năm trong tuần lễ cuối của tháng Mười Một để cử hành lễ Tạ Ơn. Ngày lễ Tạ Ơn cũng còn được gọi là “Ngày Gà Tây” và theo thống kê cho biết mỗi năm có hơn 270 triệu con gà tây bị giết làm thức ăn, trong đó có 78 triệu con lên bàn ăn vào ngày lễ Tạ Ơn. Trong dịp lễ này, ngoài món gà tây nướng, còn có các món khoai lang, bắp ngô và bí đỏ.

Theo tài liệu lịch sử Hoa Kỳ, những người tiền phong đến phần đất mới này, đã phải chịu nhiều gian nan cực nhọc, do khí hậu khắc nghiệt, bệnh hoạn và đất hoang chưa bao giờ khai phá. Với sự giúp đỡ chỉ bảo kinh nghiệm trồng hoa mầu của thổ dân trong vùng, họ đã khắc phục được mọi khó khăn. Và để tỏ lòng biết ơn đất trời và những người bạn mới, họ đã mời thổ dân trong vùng tham dự bữa ăn với những món ăn do chính họ cầy cấy, như khoai lang, bắp ngô, bí đỏ và gà rừng vào một ngày cuối tháng Mười Một, và từ đó có tục lệ này.

Khởi từ câu chuyện chiếc tàu Mayflower. Tháng 09 năm 1620, một nhóm gồm 102 người, trong đó có 44 người thuộc giáo phái Separatist, tức nhóm ly khai Giáo Hội Anh Quốc Giáo, muốn tìm đất sống mới và có quyền tự do tín ngưỡng, đã lên chiếc tàu buồm Mayflower rời cảng Plymouth ở Anh, vượt Đại Tây Dương sang Bắc Mỹ. Sau cuộc hành trình vất vả dài 65 ngày, tàu Mayflower không đến được nơi dự tính là vùng Virginia mà bị gió bão trôi giạt lên phía Bắc, đến một vùng ngày nay thuộc bang Massachusetts vào tháng 11 năm 1620.

Nhóm di dân này được gọi là Pilgrims, đã trở thành những người đầu tiên định cư trên đất Mỹ, lập ra thành phố New Plymouth ngày nay. Do không chịu nổi đói và rét của mùa Đông lạnh giá đầu tiên nơi vùng đất mới, phân nửa những người di dân đã chết. Tới mùa Xuân năm sau, 1621 họ mới liên lạc được với thổ dân da đỏ Wampanoag và được những người thổ dân này giúp đỡ trong vấn đề trồng hoa mầu, cách bắt cá và săn thú rừng và họ đã gặt hái được kết qủa. Sau đó, những người di dân sống sót quyết định làm lễ tạ ơn Trời Đất và tạ ơn những người bản xứ da đỏ đã giúp đỡ họ vì họ tin rằng nếu không có những người dân tốt bụng này thì họ không thể tồn tại được qua năm đó. Và đây là sự kiện khởi đầu cho truyền thống Thanksgiving của Hoa Kỳ và truyền thống này còn mãi đến ngày nay.

Hơn 100 năm sau, với mục đích tạo dựng tinh thần đoàn kết giữa các người di dân chống lại ngoại xâm, tháng 10 năm 1789, tổng thống Washington đã công bố ngày lễ Tạ Ơn toàn quốc đầu tiên vào ngày 26 tháng 11. Điều nầy xác định được tính chất đặc thù của ngày lễ Tạ Ơn trong khi dân Mỹ đang phát động cuộc cách mạng để giải phóng dân tộc ra khỏi sự đô hộ của Anh quốc.

Vào những năm 1830, khi tình hình nước Mỹ bắt đầu bị chia rẽ, và các tiểu bang Miền Nam đòi ly khai, tổng thống Lincoln tuyên bố chọn ngày Thứ Năm của tuần lễ cuối tháng 11 năm 1863, làm ngày lễ Tạ Ơn, nhằm tạo nên tình đoàn kết dân tộc trong lúc cuộc nội chiến Nam-Bắc nước Mỹ đang vào thời kỳ tương tàn và ác liệt nhất. Ông nhận thức được tầm quan trọng của ngày lễ Tạ Ơn, và cũng muốn nhắc nhở dân Mỹ nhớ đến công ơn của những người di dân đầu tiên đã xây dựng nên nước Mỹ.

Không dựa theo một tôn giáo nào, lễ Tạ Ơn trải qua gần 400 năm đã trở thành ngày hội của cả quốc gia, cảm ơn trời đất cho mọi người đủ cơm áo mặc.

Truyền thống lễ Tạ Ơn của người Hoa Kỳ rất đẹp, không mang tính chất chính trị, không dành riêng cho một tôn giáo hay để tưởng niệm một cá nhân nào. Nó là ngày lễ cho tất cả các dân tộc có mặt trên nước Mỹ, vốn là những người di dân, để họ bày tỏ lòng biết ơn của họ đối với đất nước, dân tộc, văn hoá và nền tự do dân chủ của Hoa Kỳ. Ngày lễ Tạ Ơn giúp người di dân có cơ hội nói lên lòng biết ơn đến các bậc tiền nhân và những sự hy sinh của những người có công xây dựng đất nước. Ý nghĩa ngày lễ này gắn liền với lòng biết ơn của con người, nên rất đáng được những người di cư đến sau, trân quý và áp dụng.

Trong giai đoạn đầu tiên định cư nơi xứ sở này, những người Việt di cư đến sau cũng gặp vô vàn khó khăn, nhưng cuối cùng dân tộc Hoa Kỳ và đất nước này, đã giúp họ vượt qua mọi trở ngại và họ đã thành công, không có mùa màng nhưng được công ăn việc làm tốt, buôn bán thịnh vượng phát đạt, từ tiểu thương bán lẻ, từ làm móng tay, làm tóc đến buôn bán nhà cửa và thị trường chứng khoán. Vì thế lễ Tạ Ơn là nét đẹp văn hóa mới đối với người Việt tại Hoa Kỳ.

Với đạo Phật, lễ Tạ Ơn cũng không ngoài tinh thần lễ Tứ Ân mà người con Phật phải luôn luôn nhớ tưởng và báo đền. Theo kinh Tâm Địa Quán, bốn ơn đó là: Ơn cha mẹ, Ơn chúng sinh, Ơn quốc gia-xã hội, và Ơn Tam Bảo.

Trong bốn ơn thì Ơn Cha Mẹ là ơn đứng hàng đầu, lớn lao sâu rộng tựa như trời biển. Chúng ta ra đời, lớn khôn, trưởng thành rồi góp mặt với xã hội là do công ơn cha mẹ sinh thành và nuôi dưỡng. Từ lúc bé thơ cho đến khi thành người, cha mẹ đã tốn không biết bao nhiêu là công sức, khổ nhọc để cho ta nên người. Cha mẹ đã đổ không biết bao nhiêu mồ hôi và nước mắt trong cuộc sống để cho ta hưởng trọn được những gì tốt đẹp nhất trong đời. Lòng hy sinh của cha mẹ dành cho con không bờ bến. Cho nên, bổn phận làm con không những phải nhớ ơn mà phải biết báo đền công ơn dưỡng dục và sanh thành của cha mẹ.

Thế giới chúng ta đang sống là một sự kết hợp hài hòa giữa cái này và cái khác. Thiếu cỏ cây, đất nước, ánh sáng mặt trời, chúng ta khó có thể tồn tại, hay nếu sống được thì chúng ta cũng sẽ sống trong ốm đau bệnh tật và đời sống sẽ tẻ nhạt khi thiếu vắng tiếng chim hót lúc ban mai, thiếu hoa nở khi trời vào xuân, thiếu tiếng nước chảy róc rách của mạch nước từ hang đá, thiếu tiếng ào ạt liên tục của dòng thác tạo thành bản nhạc rừng vĩ đại. Và con người sẽ sống cô đơn khi thiếu đồng loại của mình, sẽ héo mòn mỗi ngày, rồi sẽ trở thành trơ trọi, mất sức sống.

Thế giới chúng ta đang sống là một thế giới của sự tương tức tương nhập, trùng trùng duyên khởi, thế giới của “cái này có thì cái kia có, và cái này không thì cái kia cũng không”. Thế giới chúng ta đang sống là thế giới của nợ nần nhau, của trả vay, vay trả nhiều đời. Chính tấm thân của chúng ta cũng là một sự vay mượn, tâm thức của chúng ta là một dòng luân lưu của ý thức từ nhiều người khác nhau, của ngoại cảnh và nội giới. Suy nghĩ và hiểu được như vậy, chúng ta mới biết được rằng dù hiện tại, chúng ta và những sinh thể khác không biết nhau, nhưng trong quá khứ có thể đã có nhiều liên hệ mật thiết với nhau. Hiểu được như thế thì chúng ta không thể không nghĩ đến nỗi thống khổ của người khác, hay nhân rộng ra là những sinh thể khác.

Chúng ta cần phải cân nhắc trong ý nghĩ và hành động để không làm hại người, hại vật và hại mình là chúng ta đã biết được cách tri ân và báo ân giữa người và người, giữa người và môi trường xung quanh, để tạo nên một thế giới loài người sống có hòa ái. Phát tâm như vậy, chính là suối nguồn của tri ơn và báo ơn đến với chúng sanh.

Con người sinh ra và sống ở đời là đã chịu rất nhiều những ơn huệ của nhau. Ơn cha mẹ, ơn chúng sinh, ơn mưa, ơn nắng, ơn cỏ cây hoa lá và ơn sơn hà xã tắc (quốc gia xã hội), ơn những người đã dày công lập quốc và mở mang bờ cõi, ơn công lao những lòng dũng cảm giữ gìn an ninh và những nhà khoa học, miệt mài nghiên cứu tìm tòi để thăng tiến cuộc sống tiện ích cho mọi người. Chúng ta nhớ ơn chúng sinh, nhớ ơn quốc gia xã hội, trong đó bao gồm ơn dân tộc và quốc gia đã cưu mang chúng ta, đã cho chúng ta thừa hưởng những di sản tinh thần quý báu như dân chủ và tự do, cùng là những tiện nghi công cộng vật chất. Khi ăn hột bắp hay hạt gạo chúng ta còn nhớ đến người cấy trồng huống hồ khi chúng ta lái xe an toàn trên xa lộ, bay trên không trung an lành nhanh chóng, hay đi tầu thuyền trên các hải lộ, mà không nhớ đến tiền thuế đóng góp của những thế hệ trước chúng ta đã tạo dựng nên quốc gia này. Mỗi người chúng ta dù muốn dù không cũng cần đến người khác, tất cả đều có liên hệ hỗ tương với nhau, nên chúng ta cần sống với tấm lòng biết ơn lẫn nhau.

Và cuối cùng trong bốn ơn là Ơn Tam Bảo. Ơn Phật, ơn Pháp và ơn Tăng đã soi đường dẫn dắt chúng ta vượt thoát phiền não và ra khỏi sinh tử luân hồi. Quả thật không có nỗi khổ nào lớn lao bằng nỗi khổ cứ thăng trầm ngụp lặn mãi trong luân hồi sinh tử. Ðức Phật đã thấy như thế và Ngài đã tìm ra con đường giải thoát để hướng dẫn chúng ta cũng được giải thoát như Ngài. Ngài đã từ bi phương tiện giáo hóa, mở nhiều cánh cửa để chúng ta gieo trồng thiện căn, phúc đức. Sở dĩ, hôm nay chúng ta gặp được Phật pháp, để biết được đâu là thiện căn đã gieo trồng từ trước và đâu là ác nghiệp, nếu gây ra sẽ nhận lãnh quả báo xấu trong tương lai. Tất cả những hiểu biết ấy của chúng ta hôm nay là từ Phật, Pháp và Tăng truyền dạy lại. Đó là ơn Tam Bảo mà chúng ta phải biết và phải đền đáp.

Ngày lễ Tạ Ơn đã trở thành một ngày lễ được dân Mỹ tôn trọng nhiều nhất, bất kể tôn giáo và nguồn gốc dân tộc. Qua đó, người ta xem sự biết cảm ơn lòng tốt của người xung quanh là điều không thể thiếu vắng trong sinh hoạt xã hội. Với cái nhìn sâu rộng, người ta muốn mang trọn vẹn ý nghĩa cảm tạ vào trong mùa Thanksgiving. Nó không đơn giản chỉ là một ngày quốc lễ, mà là một phần của nền văn hoá Hoa Kỳ.


Để hoàn toàn tỉnh táo sau giờ nghỉ trưa và nhanh chóng tập trung vào công việc buổi chiều hiệu quả, bạn hãy lựa chọn các loại nước sau đây.

Chúng ta đều biết tầm quan trọng của một bữa ăn sáng cân bằng bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và protein cung cấp năng lượng cho cơ thể chúng ta trong ngày mới. Tuy nhiên, việc cung cấp năng lượng cho buổi chiều, nhất là sau giờ nghỉ trưa là điều cũng quan trọng không kém.

Sau một giấc ngủ ngắn buổi trưa, bạn tỉnh dậy nhưng vẫn chưa thể hoàn toàn tỉnh táo. Lúc này, bạn vừa muốn được ngủ tiếp, vừa cảm thấy thiếu năng lượng, đầu óc chưa tỉnh táo... nên chưa thể tiếp cận ngay với công việc. Để tránh tình trạng này, bạn hãy bổ sung cho mình các thức uống sau đây nhé.

1. Nước lọc

Rất đơn giản, hãy uống một cốc nước lọc lớn sau khi bạn ngủ trưa dậy để làm tăng sự tỉnh táo, cải thiện suy nghĩ và có những quyết định sáng suốt. Nước lọc sau khi vào cơ thể cũng giúp thúc đẩy lưu thông máu tốt hơn và tăng nồng độ oxy trong máu cao hơn, nhờ đó, lượng oxy được cung cấp lên não cũng như đến các bộ phận trong cơ thể nhanh hơn, khiến bạn cảm thấy khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần.

Uống nước đầy đủ cũng giúp tăng cường tâm trạng và loại bỏ các dấu hiệu mất nước (tình trạng mất nước thường diễn ra trong lúc bạn ngủ) vì vậy, sau khi ngủ dậy, cơ thể được cung cấp nước đầy đủ sẽ làm giảm vẻ mệt mỏi của bạn.

2. Nước dừa

Nước dừa chứa đựng rất nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là các chất điện giải, nhờ đó nó cung cấp năng lượng cho cơ thể nhanh chóng. Các chất điện giải trong nước dừa không những giúp cơ thể cân bằng các chất điện giải, tránh mất nước mà còn có tác dụng loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Nước dừa còn có tác dụng cân bằng hệ thống tiêu hóa nhờ công dụng chống nấm, chống vi khuẩn và chống virus.

3. Nước sinh tố hoặc nước ép hoa quả

Trái cây tươi và rau tươi giúp bổ sung sinh lực cho cơ thể bạn ở bất kì thời gian nào trong ngày, đặc biệt là buổi sáng và chiều. Nếu có thể, hãy uống một cốc sinh tố hoa quả vào buổi chiều để lấy lại năng lượng và sự tỉnh táo cho mình. Các loại hoa quả thường chứa nhiều vitamin, khoáng chất, đường... nên nước sinh tố hoặc nước ép hoa quả cũng có khả năng đánh thức chức năng của các các cơ quan, bộ phận trong cơ thể.

Nó cũng góp phần vào việc cấu tạo tế bào máu, xương và răng; điều hành có hiệu quả những chức năng của tim và hệ thần kinh, tăng cường thị lực của mắt; giúp cơ thể biến thực phẩm thành năng lượng; giữ vai trò xúc tác trong các phản ứng sinh hóa và biến năng lượng để giúp tế bào hoàn thành các chức năng rất cần thiết cho sức khỏe của con người.

4. Trà xanh nóng

Trà xanh là một lựa chọn tuyệt vời vì nó có hàm lượng caffeine cao giúp bạn tỉnh táo mà không khiến cơ thể bạn bị quá tải với hợp chất này. Trà xanh có chứa một sự phong phú của chất chống oxy hóa chống tổn thương tế bào, giúp giảm lượng cholesterol và cải thiện lưu thông máu và ổn định lượng đường trong máu, bảo vệ tế bào não khỏi các gốc tự do gây ra lão hóa, ung thư. Trà xanh cũng được biết đến với tác dụng làm thư giãn hệ thần kinh ... giúp bạn bắt đầu trở lại công việc một cách bình tĩnh, sáng suốt, tập trung.

Nếu không muốn uống trà xanh thông thường, bạn có thể thêm một chút mật ong và chanh vào trà cho dễ uống.

5. Nước cam

Nước cam chứa hàm lượng vitamin C phong phú nên nó cũng đóng góp một phần trong việc sản xuất hemoglobin - một chất giúp vận chuyển oxy đến tất cả các cơ quan quan trọng của cơ thể. Vì thế, uống nước cam sẽ giúp bạn nhanh lấy lại tinh thần làm việc sau thời gian nghỉ ngơi buổi trưa.

Hơn nữa, nước cam còn được coi là có rất nhiều công dụng với sức khỏe nói chung. Các nghiên cứu khác nhau cho thấy nước cam có thể giúp làm giảm cholesterol và huyết áp, hai vấn đề rất phổ biến ở cả nam giới và phụ nữ khi bước vào tuổi trung niên. Chất chống oxy hóa phong phú trong nước cam có thể giúp bạn ngăn ngừa các loại ung thư khác nhau, bao gồm cả ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Một lượng lớn kali - chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể - có thể được tìm thấy trong nước cam giúp bạn giảm nguy cơ bệnh tim, bởi nó có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu.

Trong 20 năm thiết lập và phát triển quan hệ ngoại giao Việt Nam-Israel, hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghê cao luôn đóng vai trò then chốt. Phóng viên báo NDĐT đã có cuộc phỏng vấn với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Israel Yair Shamir nhân chuyến thăm và làm việc chính thức của ông tại Việt Nam về nét nổi bật và các xu hướng chính cũng như cách thức để thúc đẩy hợp tác song phương trong lĩnh vực này.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Israel Yair Shamir

PV: Với diện tích đất nông nghiệp nhỏ cùng khí hậu bán sa mạc khô hạn nhưng trong những thập niên gần đây Israel đã xuất khẩu các sản phẩm và công nghệ nông nghiệp trị giá hàng tỷ đô la Mỹ. Xin ông cho biết chìa khóa thành công trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tại Israel?

Bộ trưởng Shamir: Israel là một quốc gia có lãnh thổ nhỏ, diện tích chỉ bằng khoảng 1/15 diện tích Việt Nam với sa mạc chiếm phần lớn. Chúng tôi đã dành nhiều năm để tìm ra giải pháp cho sản xuất nông nghiệp trong điều kiện khắc nghiệt như vậy với ưu tiên tập trung vào phát triển công nghệ và nghiên cứu. Ví dụ như 40% nguồn nước sinh hoạt tại Israel hiện tại là lấy từ nguồn nước biển và nước thải được tái chế và sử dụng cho hoạt động nông nghiệp. Các kết quả thu được là rất khả quan.

PV: Nông nghiệp công nghệ cao là ưu tiên hàng đầu trong hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Israel trong hơn 20 năm qua. Ông có thể chia sẻ một số kết quả hợp tác trong lĩnh vực này?

Bộ trưởng Shamir: Việt Nam và Israel đang kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong những năm qua, hợp tác giữa hai nước có thể được nhìn nhận rõ nét qua các số liệu về thương mại hai chiều. Trong năm 2012 thương mại Việt Nam-Israel đạt trên 1,1 tỷ đô la Mỹ, tăng gần gấp đôi so với năm trước. Các số liệu trong lĩnh vực nông nghiệp cũng đang trên đà phát triển rất nhanh. Israel mong muốn mở rộng hợp tác không chỉ trong sản xuất nông nghiệp mà còn trên các lĩnh vực khác với Việt Nam.

Chúng tôi cũng đã tổ chức các khóa học cho sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam đến Israel để tìm hiểu và làm việc trong ngành nông nghiệp cũng như các lĩnh vực khác tại đây. Với công nghệ hiện đại và kiến thức thu lượm được, chúng tôi hi vọng khi về Việt Nam, họ sẽ áp dụng được những kiến thức đã học . Họ cũng chính là những đại sứ quảng bá cho sự hợp tác tốt đẹp giữa chính phủ hai nước.

PV: Theo ông, hai bên cần có những giải pháp gì để thúc đẩy hợp tác song phương trong lĩnh vực nông nghiệp?

Bộ trưởng Shamir: Trong các cuộc gặp gỡ với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, chúng tôi đã thảo luận làm thế nào để thúc đẩy hợp tác và vượt qua rào cản, trở ngại trong lĩnh vực này. Về cơ bản, hai nước đã đồng ý cấp một số giấy phép tạm thời nhằm mở cửa cho các sản phẩm của Israel vào thị trường Việt Nam. Hai bên cũng đã nhất trí thúc đẩy đàm phán về tự do hóa thương mại và thiết lập cơ chế hợp tác nghiên cứu và phát triển để thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp giữa hai nước.

PV: Vậy thách thức lớn nhất trong hợp tác nông nghiệp Việt Nam-Israel là gì?

Bộ trưởng Shamir: Điều quan trọng nhất là Việt Nam phải xác định được nhu cầu của nền kinh tế và nông nghiệp của mình là gì, từ đó mới có thể đưa ra được các giải pháp cụ thể. Đó cũng chính là lý do tại sao các công ty Israel quan tâm đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp vốn là thế mạnh của Israel. Họ mang đến giải pháp và công nghệ tốt nhất trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao như thủy lợi và quản lý nước.

Một vấn đề khác cần phải quan tâm đó là việc lạm dụng phân bón và hóa chất tại Việt Nam. Israel là một nước nhỏ và vấn đề môi trường là rất quan trọng đối với chúng tôi. Nếu chúng ta sử dụng quá nhiều hóa chất và phân bón, chúng ta có thể hủy hoại mọi thứ và làm giảm chất lượng nguồn nước. Vì vậy, với kinh nghiệm trong việc xử lý các vấn đề môi trường trong nông nghiệp, chúng tôi tin rằng có thể hỗ trợ Việt Nam qua việc sử dụng phân bón vi sinh, ít hóa chất và các yếu tố sinh học khác để giảm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sản xuất nông nghiệp.

PV: Israel đang có những kế hoạch cụ thể nào để hỗ trợ Việt Nam trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao?

Bộ trưởng Shamir: Israel đang khuyến khích và dành ưu đãi cho các công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đầu tư vào Việt Nam. Chúng tôi cũng đã công bố nhiều tài liệu về Việt Nam và khả năng đầu tư kinh doanh ở đây, cũng như hợp tác với Chính phủ Việt Nam nhằm rút ngắn rào cản hành chính để làm cho quá trình đầu tư được thuận lợi hơn. Chúng tôi cũng tạo điều kiện cho các công ty Việt Nam muốn nhập nguyên vật liệu hoặc mua các bán thành phẩm nông nghiệp từ Israel.

Bên cạnh đó, Israel khuyến khích các sinh viên Việt Nam tham gia vào các chương trình hợp tác phát triển của Israel để thấy được những gì chúng tôi đã và đang làm. Họ đến với Israel không chỉ để ngồi trong phòng học với các bài giảng trên lớp mà còn được tham gia vào các hoạt động thực tế. Chúng tôi cũng thiết lập một hệ thống liên lạc với số điện thoại và email của các đối tác Israel để hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh này.

PV: Xin cảm ơn Bộ trưởng về cuộc trò chuyện này.

Protein mTOR – Ảnh: Wikipedia
Các nhà nghiên cứu Israel và Hoa Kỳ đã tìm hiểu nguyên nhân vì sao liệu pháp trị ung thư còn hạn chế. Những nghiên cứu tổng hợp này sẽ giúp ích cho việc điều trị ung thư sau này.

Theo Israel21c

Các nhà nghiên cứu tại Đại học tổng hợp Hebrew (Jerusalem), Viện Công nghệ California và Trường Đại học Y David Geffen thuộc Đai học Tổng hợp California (Hoa Kỳ) vừa đạt được một bước tiến đột phá trong việc tìm hiểu nguyên nhân làm cho liệu pháp chữa trị ung thư đầy triển vọng không đạt được thành công như mong đợi trong việc diệt các tế bào ung thư.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét các vấn đề trong liệu pháp liên quan đến điều trị ức chế biểu hiện của protein mTOR (một loại protein trong người, tên đầy đủ là: mammalian target Of Rapamycin, giữ vai trò chính trong sự tăng sinh và phát triển tế bào). MTOR giữ vai trò chính trong việc xử lý truyền tín hiệu phân tử của tế bào từ môi trường của chúng, và quá trình quan sát, cho thấy protein này hoạt động rất mạnh ở bệnh ung thư.

Cho đến nay, việc sử dụng thuốc để điều trị ức chế biểu hiện của protein mTOR đã giúp diệt tế bào ung thư ở các lớp ngoài của khối ung thư, tuy nhiên lại không đạt kết quả khả quan trong các thí nghiêm lâm sàng cho việc đối phó với các lớp trong.



Nhóm nghiên cứu, trong đó có Giáo sư Prof. Emeritus Raphael D. Levine từ Viện Hóa học, Đại học tổng hợp Hebrew University (Jerusalem) và các cộng sự từ Viện công nghệ California, Trường Y David Geffen thuộc Đại học California (Hoa Kỳ) đã điều tra thành công tình trạng ảnh hưởng của việc thiếu oxy — lượng cung cấp oxy giảm — trên đường truyền tín hiệu của protein mTOR trong các hệ thống bệnh ung thư não. Đây có thể coi là nguyên nhân khiến cho việc sử dụng thuốc mTOR không có tác dụng.

Họ chỉ ra rằng các khối ung thư rắn đều thiếu một lượng oxy nhất định, cơ chế truyền tín hiệu của protein mTOR chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác. Ở điểm chuyển giao, các mô hình lý thuyết dự báo rằng mTOR sẽ không phản ứng với thuốc.

Những kết quả trên được đăng trên tạp chí khoa học Proceedings of the National Academy of Sciences (Hoa Kỳ)

Những chuyên gia hàng đầu Israel trong lĩnh vực công nghệ nước đã có mặt tại Đông Nam Á vào cuối tháng 8 vừa qua để tham dự một loạt sự kiện, hội thảo, với chủ đề “Tuần lễ nước Israel tại Việt Nam”. Theo IsraelNewTech



Sự kiện lớn này là cầu nối giữa các công ty và cơ quan xử lý nước Việt Nam và đối tác Israel là đại diện chính phủ và các công ty trong lĩnh vực này, cùng với sự tham gia và đồng tổ chức của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, đã góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị song phương và đưa công nghệ nước tiên tiến tới Việt Nam.

“Ngân hàng Thế giới là một đối tác lớn tại Việt Nam,” theo ông Zafrir Asaf, Trưởng phòng Kinh tế và Thương mại, Đại sứ quán Israel tại Việt Nam. “Ngân hàng Thế giới đầu tư cho Việt Nam khoảng 8 tỷ Đô la hàng năm, trong đó hàng trăm triệu đô la vào lĩnh vực nước. Hợp tác với Ngân hàng Thế giới theo tôi là cách tốt nhất để tiếp cận Việt nam vì các dự án của NHTG có tính minh bạch cao với các phương pháp kinh doanh hiệu quả.” Cũng theo ông Assaf, đại diện phía Ngân hàng Thế giới cũng rất lạc quan về việc thắt chặt quan hệ hợp tác giữa Israel và Việt Nam trong lĩnh vực nước. Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa đã đưa ra những nhận định trong phần trình bày của mình rằng sự kết hợp giữa các công ty công nghệ nước Israel và ngành công nghiệp này tại Việt Nam có tiềm năng mang lại kết quả rất tốt.

Tuần lễ Nước tại Việt Nam cũng là một cơ hội thúc đẩy hợp tác kinh doanh giữa hai nước. Ông Asaf cho biết nhiều công ty Israel đã và đang hoạt động tại Việt Nam được một vài năm thấy rằng sự kiện này đã giúp họ có thêm sự tiếp cận hiệu quả tới những nhà ra quyết định cấp cao trong hệ thống chính phủ Việt Nam, trong ngành công nghiệp này cũng như tới Ngân hàng Thế giới – điều mà họ chưa từng có trước đây. “Chúng tôi đã nhận được nhiều phản hồi rất tích cực về sự kiện này từ phía các công ty Israel như Netafim, Amiad, BermadOdis.” Sau Hội thảo về Giải pháp nước cho Việt Nam, một công ty công nghệ nước hàng đầu Israel đã được mời tham dự tọa đàm với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam để thảo luận về những cơ hội trong lĩnh vực tưới tiêu vi mô.

Tuần lễ nước tại Việt Nam nằm trong các hoạt động kỉ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam Israel, và là cầu nối tới WATEC 2013, triển lãm và hội nghị quốc tế về công nghệ nước được tổ chức hai năm một lần tại Israel. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia sự kiện này vào tháng 10 vừa qua.




Diễn giả chính của Hội nghị về giải pháp nước cho Việt Nam là Tiến sỹ Sinaia Netanyahu, hội trưởng Hội các nhà khoa học, Bộ Bảo vệ Môi trường Israel. Sau Việt Nam, Tiến sỹ Netanyahu cũng tham gia một sự kiện do Liên minh các ngành công nghiệp Thái Lan phối hợp với Phòng Kinh tế và Thương mại Israel tại Thái Lan tổ chức.

Trao đổi với chúng tôi về nhu cầu nước của Thái Lan cũng như các giải pháp mà phía Israel có thể cung cấp, Tiến sỹ Netanyahu cho biết: “Người Thái rất quan tâm tới hệ thống thoát nước, gần đây họ đã trải qua nhiều trận lũ lụt nghiêm trọng. Điều mà Thái Lan thực sự cần trước tiên là một kế hoạch chiến lược, theo sau đó là luật và quy đinh, cuối cùng là công nghệ để thực hiện chiến lược này. Israel có một số công ty giàu kinh nghiệm trong việc đưa ra kế hoạch chiến lược về hệ thống mạng lưới nước, tôi tin rằng chúng ta sẽ có sự hợp tác đầy hiệu quả.”

Tại sự kiện này, Tiến sỹ Netanyahu có phần trình bày về quản lý nước, trong đó bao gồm 3 lĩnh vực chính: các giải pháp khử mặn, đảm bảo chất lượng nguồn nước uống, và xử lý nước thải cũng như tái sử dụng nước cho nông nghiệp.

“Ở Israel chúng tôi luôn coi nông nghiệp có giá trị sinh thái cao, thay vì chỉ là gánh nặng cho môi trường ở một số nơi khác. Nước thải cũng là một nguồn nhờ có thể tái sử dụng trong nông nghiệp mà mang lại giá trị cao, thúc đẩy đa dạng sinh học và cảnh quan cây xanh, góp phần vào giá trị của một quốc gia. Chúng tôi đã nhận được sự hưởng ứng tích cực cho phần trình bày từ các đại biểu Liên Hợp quốc, Quỹ Lương thực và Nông nghiệp thế giới. Họ cũng công nhận rằng quan điểm này về nông nghiệp là hết sức tiến bộ.”

Các đại biểu Thái Lan rất quan tâm tới việc tham quan học tập tại Thái Lan, đặc biệt là về những chiến lược và công nghệ đang được áp dụng tại Israel như Nhà máy Xử lý nước thải Shafdan. “Ý tưởng là sự đáp ứng nhu cầu cụ thể của mỗi đoàn đại biểu khác nhau, ví dụ như: xử lý nước thải, xử lý nước thải công nghiệp, v.v.” Tiến sỹ Netanyahu cho biết.

T/S Giáp Văn Dương
Nếu muốn cải cách giáo dục thật sự, trước hết cần làm rõ mục đích của việc học bằng cách trả lời câu hỏi: Học để làm gì?
Con người là một động vật kỳ lạ khi phải dành đến hàng chục năm để đi học mới có thể lo cho cuộc sống của mình ở mức trung bình. Điều này hoàn toàn khác với các động vật khác khi hầu hết đều có thể tự lo cho cuộc sống của mình gần như ngay khi mới ra đời.

Suốt đời đi thi

Việc học không chỉ ngày nay mới có mà có truyền thống lâu đời từ rất xa xưa. Với VN, việc học trở thành một hoạt động chính quy của xã hội xuất hiện ít nhất đã gần 1.000 năm, nếu lấy mốc là khi Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xây dựng.

Vậy với người xưa: Học để làm gì?

Nhìn vào cách thức tổ chức học tập và thi cử có thể thấy rằng ngày xưa học là để làm quan. Mục đích chính của việc học là để ra ứng thí, nếu đỗ đạt thành ông nghè ông cử sẽ được bổ nhiệm làm quan. Nếu thi rớt chờ khóa sau thi lại. Chính vì thế mới có người suốt đời đi thi, hoặc cả bố cả con đều thi cùng một khóa.

Vì sao vậy? Vì đó là cách thức tiến thân và khẳng định mình nhanh nhất và duy nhất trong xã hội phong kiến với thứ bậc “sĩ, nông, công, thương” được phân định rõ ràng. Đó là một đầu tư lớn, một khát vọng đổi đời cháy bỏng, nhiều khi vượt qua cả các nhu cầu sinh lý thông thường. Vì thế mới có chuyện “chàng chưa thi đỗ thì chưa động phòng”, “chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng”, “võng anh đi trước võng nàng theo sau”…

Chính mục đích học để làm quan này đã chi phối toàn bộ nội dung học tập, thi cử và phương pháp học tập đi kèm. Đơn cử có thể thấy do học để làm quan nên nội dung học chỉ để đi thi. Ngay cả với những người “sôi kinh nấu sử” trong suốt hàng chục năm thì nội dung cũng không vượt quá khỏi bộ Tứ thư, Ngũ kinh và một số kỹ năng thơ phú điển hình. Lý do thật đơn giản: đề thi chỉ xoay quanh các tài liệu và kỹ năng này.

Nếu để ý kỹ hơn sẽ thấy trọng tâm xuyên suốt của việc học thời đó là học ứng xử, tất nhiên là giữa người với người, sao cho phù hợp với trật tự xã hội phong kiến. Chính vì thế mới có khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”. Lễ ở đây hiển nhiên là về phép tắc ứng xử, nhưng còn văn? Văn ở đây, tức phần nội dung, cũng phần nhiều là nội dung của ứng xử trong các tình huống cụ thể.

Khẩu hiệu này hiện vẫn còn phổ biến trong các trường học. Sự xuống cấp của đạo đức xã hội, đặc biệt trong ứng xử giữa người và người, lại càng làm cho khẩu hiệu này có thêm lý do tồn tại.

Không biết học để làm gì

Tháng 6 đến 8-2013, tôi có dịp khảo sát bằng cách hỏi trực tiếp các em học sinh từ cấp trung học cơ sở (khoảng 80 em) đến sinh viên đại học (khoảng 100 em), và một số phụ huynh nhân dịp con em họ thi đại học (100 phụ huynh), với câu hỏi “Học để làm gì?”, thì câu trả lời rơi vào các nhóm như sau:

* Không biết học để làm gì. Học vì bố mẹ bảo học. Học vì tất cả mọi người đều như vậy. Học vì không biết làm gì khác. Đây là trường hợp phổ biến với học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, chiếm trên 80%, và một phần lớn trong sinh viên, khoảng 50%.

* Học để có công ăn việc làm. Học để kiếm tiền. Đây là câu trả lời phổ biến của sinh viên đại học, chiếm 40-50%, và một phần nhỏ của học sinh phổ thông trung học, khoảng 20-25%.

* Học để có thể tự lo cho cuộc sống của mình, kiếm được công việc phù hợp, sau này đỡ khổ và giúp đỡ gia đình. Đây là câu trả lời của phần lớn phụ huynh trong kỳ thi đại học vừa rồi, chiếm 80-90%.

* Học để mở mang hiểu biết. Đây là câu trả lời chung trong các nhóm khác nhau, chiếm 5-10%, tùy theo nhóm.

* Học để tự hoàn thiện mình. Đây là câu trả lời của một vài trường hợp cá biệt, tỉ lệ 2-4%, tùy theo nhóm.

Như vậy có thể thấy phần lớn các bậc phụ huynh đặt mục tiêu cho việc học của con để sau này có một công ăn việc làm tốt, kiếm được tiền lo cho bản thân và gia đình. Một số khác ít hơn cho rằng học để mở mang hiểu biết, có địa vị trong xã hội.

Với sinh viên thì mục tiêu học để kiếm tiền, có công ăn việc làm chiếm khoảng một nửa, còn lại là không có bất cứ mục tiêu nào.

Điều ngạc nhiên là trong số những người được hỏi, có đến hơn 95% cho biết họ chưa từng tự đặt câu hỏi này cho bản thân mình.

Xét về logic thì đây là một sự bất hợp lý: vì một đầu tư lớn như vậy về thời gian và tiền bạc mà mục đích lại không rõ ràng. Đấy là với phạm vi của cá nhân và gia đình. Với hệ thống giáo dục liên hệ đến hàng chục triệu người, thì tính hướng đích của hệ thống cũng rất mờ nhạt. Tất cả đều quay cuồng dạy và học, đua nhau nhồi nhét kiến thức, mà rất ít khi dừng lại tự hỏi: để làm gì?

Làm chủ cuộc đời

Học để làm gì thật sự là vấn đề trọng tâm của mọi hoạt động giáo dục. Chính vì vậy, khi chuẩn bị bước sang thiên niên kỷ mới, Ủy ban Giáo dục của UNESCO đã công bố một báo cáo có tên “Học tập: kho báu bên trong mỗi người”, trong đó có phần trả lời cho câu hỏi “Học để làm gì?”. Theo UNESCO: học để biết, học để làm, học để xác lập mình và học để chung sống với người khác (Learning to know, learning to do, learning to be and learning to live together).

Như vậy, UNESCO đã xây dựng bốn trụ cột cho việc học, và lấy đó làm định hướng cho giáo dục của thiên niên kỷ mới. Cái học để ứng xử của người xưa nay chỉ còn là một phần trong quan niệm của UNESCO: học để chung sống với người khác. Còn quan niệm học để kiếm tiền, để có công ăn việc làm phổ biến trong phụ huynh và sinh viên đại học hiện nay thì cũng chỉ nằm ở một góc khác: học để làm.

Hai trụ cột khác rất quan trọng: học để biết và để xác lập bản thân mình thì hiện ra rất mờ nhạt trong hệ thống giáo dục. Thậm chí, cái học để biết đã biến dạng thành học để thi, để chạy theo thành tích cho đẹp báo cáo lên cấp trên. Điều này dẫn đến một thực tế rất bi hài, nhưng lại là gam màu chủ đạo trong giáo dục hiện thời: học không biết để làm gì, hoặc học để thi nhưng thi rồi cũng không biết để làm gì. Tất cả quay cuồng trong một cơn học và dạy không mục đích, không khai sáng.

Trả lời cho câu hỏi “Học để làm gì?” của UNESCO là một câu trả lời hay, nhưng không phải duy nhất. Trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục và trực tiếp trải nghiệm nhiều nền giáo dục khác nhau (VN, Hàn Quốc, Áo, Anh, Singapore), tôi rút ra một điều rằng: học để phát triển được hết năng lực của mỗi cá nhân, và thông qua đó giúp họ làm chủ cuộc đời mình, tìm được ý nghĩa của đời sống mình mới là mục đích của việc học. Khi đã phát triển tốt nhất năng lực của bản thân mình, tìm thấy được ý nghĩa của đời sống mình thì tự động họ sẽ đóng góp cho xã hội như một hệ quả.

GIÁP VĂN DƯƠNG

Vị CEO người Nhật
“Chúng tôi tôn trọng những người trực tiếp làm ra cái thìa, cái kính vì họ có kỹ năng”. Đó là tâm sự của ông Ito Junichi, CEO công ty World Link Japan Inc về sự khác biệt trong việc đào tạo lao động ở Việt Nam với đất nước mặt trời mọc.

Theo như sự nhìn nhận của vị doanh nhân người Nhật này, thì người lao động Việt Nam ngày nay thích kiếm tiền nhưng lại không chăm chỉ.

Cùng xuất phát điểm là những đất nước bước ra từ chiến tranh với vô vàn khó khăn trong công cuộc hàn gắn vết thương do bom đạn, dựng xây đất nước, với những người dân cần lao, chăm chỉ.
Ông Ito Junichi cho biết: “Khi tôi mới đến Việt Nam (VN) 20 năm trước, tôi thấy người VN cũng rất chăm chỉ như người Nhật”.
Thế nhưng chỉ sau đó ít năm: “Nhưng giờ thì tôi không còn cảm thấy điều đó nữa. Giờ tôi thấy người VN thích kiếm tiền nhưng không còn chăm chỉ như 20 năm trước nữa.”

“Một điều có thể thấy là người Việt Nam thường coi thường những người lao động chân tay như thợ hàn, công nhân lao động, công nhân xí nghiệp. Nhiều người trẻ chỉ thích làm trong những văn phòng tiện lợi, nhà có điều hòa.”

Khác với nước Nhật: “Ở Tokyo, trường đại học nổi tiếng nhất là Đại học Tokyo. Nhưng các sinh viên ở trường này nếu có đến làm cho công ty tàu hỏa của thành phố thì việc đầu tiên họ phải làm là dọn dẹp nhà vệ sinh, cắt vé. Họ phải học lao động bằng chân tay. Họ phải trải qua mọi việc từ dưới lên trên trước khi muốn trở thành sếp. Theo tôi, việc người trẻ không tôn trọng những người lao động chân tay là khuyết điểm rất lớn của xã hội”.

Trong khi đó, ở Việt Nam người trẻ lại coi thường lao động chân tay, nhiều công ty Nhật muốn nhân viên ra xí nghiệp chỉ dẫn cho công nhân nhưng nhân viên trẻ VN không muốn làm việc đó. Còn người Nhật thì họ trân trọng những người làm ra cái thìa, cái kính bởi họ có kĩ năng.
Ở Việt Nam, giờ có nhiều người tốt nghiệp đại học, nhiều người có bằng MBA nhưng họ chưa đụng tay làm những việc thật bao giờ cả. Họ chưa bao giờ làm những công việc tay chân lấm láp. Những người trẻ đó chỉ học trên giấy tờ, đọc sách nhưng họ chẳng hiểu gì thực tế cả.

Ông CEO này kể lại: “Tôi có họp với những người làm việc trong các lĩnh vực như chứng khoán, ngân hàng… để bàn về đầu tư một nhà máy, những người này cần tiền để làm nhà máy nhưng họ không hiểu gì về nguyên liệu thô, quy trình sản xuất hay thị trường… Tôi hỏi thì họ bảo “sếp tôi bảo phải làm”. Những người như vậy, họ chỉ hiểu được phần ngọn, phần bề mặt mà không hiểu hết mọi thứ…”

Để thấy rằng người Việt Nam chỉ thích lao động bàn giấy mà không gắn với thực tiễn, chỉ thích bề nổi mà không thấy cái bề sâu.

Thiết nghĩ giáo dục Việt Nam nên tạo điều kiện cho những người giỏi kĩ năng. Thay vì tạo điều kiện cho những người chỉ giỏi làm bài kiểm tra mà bỏ quên những người không giỏi làm bài kiểm tra nhưng có kĩ năng.

Nhìn nhận về cách sống, cách nghĩ của người Việt hiện đại

Độc giả Chi cũng nhận định thẳng thắn vấn đề về lối sống của người Việt ngày nay qua những gì CEO Nhật Bản nhận định:

“Ông Nhật này nói quá hay, quá đúng, ngay tim đen. Dân Việt đa số nay toàn loại ‘có khiếu’ chém gió, ăn bám, chỉ muốn khoe mẽ mà óc rỗng tuếch, tâm nông cạn. Đây chính là nguyên nhân sâu xa khiến Việt Nam chưa, và có nguy cơ, chẳng bao giờ tạo lập được cái công nghiệp gì cho ra hồn.

Hãy nhìn cho kỹ và ra sức học theo lối sống cần cù chịu khó, tinh thần yêu lao động đích thực của dân Nhật, Hàn! Thôi ngay mấy cái trò chém gió, ru ngủ bấy lâu nay!”

Bạn đọc do van có đánh giá: “Chuyên gia Nhật này nhận xét quá đúng về hiện tại của đất nước ta. Đây là những thứ đã kiềm soát VN, vì thế không bao giờ phát triển. Mọi người trẻ bây giờ, chỉ thích nói không thích làm,… hay xem thường những ngành nghề chân tay,… đây cũng là lỗi của hệ thống giáo dục Việt Nam cũng như chính sách của nước ta. Cần thay đổi nếu không 50 năm sau đất nước vẫn như xưa.

Cảm ơn ông bạn người Nhật có suy nghĩ và chia sẽ đúng đắng về điều này. Hi vọng rằng chính phủ, ngành giáo dục và xã hội nhìn thấy và thay đổi, chứ không như bây giờ nhà nhà cho con học ngân hàng tài chính, thương mại kế toán,..”

“Một ngàn năm trước họ đã học Trung Hoa. Một ngàn năm sau họ học phương Tây. Họ không sợ học kẻ thù, mà chỉ sợ vô minh vì không học”.

Tại hội thảo Sách và chấn hưng giáo dục tổ chức ở TP.HCM ngày 6.5 do IRED (viện Nghiên cứu giáo dục) phối hợp với bộ Văn hoá – thể thao và du lịch tổ chức, GS Nguyễn Xuân Xanh đã có một bài phát biểu gợi nhiều liên tưởng, khi lý giải nguyên nhân đưa Nhật Bản đến địa vị siêu cường chính là không ngừng tôn vinh việc đọc, việc học và đề cao tri thức…

Nhật Bản đã được cả thế giới nể trọng hơn 100 năm qua, nếu tính từ cuộc chiến tranh Nhật-Thanh 1894-95. Sau thắng lợi đột ngột của một dân tộc nhỏ bé, từng là học trò và chư hầu của Trung Hoa, thắng lợi trước người thầy và người khổng lồ bên cạnh mình, thì không những tất cả các dân tộc châu Á, mà còn bản thân Trung Hoa, nhưng trên hết các cường quốc phương Tây đều nhìn về Nhật Bản với con mắt cực kỳ nể phục và kinh ngạc.

Thói quen đọc sách của người Nhật: xưa…
Công ty đầu tiên là công ty sách

Công cuộc duy tân Minh Trị chưa đầy 30 năm mà đã thay đổi hẳn bộ mặt của dân tộc nhỏ bé này, đưa Nhật Bản từ một xã hội phong kiến lên hàng cường quốc hiện đại. Nhà Thanh sụp đổ. Mười năm sau đế chế Nga cũng chịu chung số phận. Nhật Bản đã nghiễm nhiên trở thành cường quốc toả sáng tại vùng châu Á còn sống trong đêm tối.Vì sao Nhật Bản có sức mạnh thần kỳ và nhanh chóng ấy? Nhật Bản trước hết là một dân tộc văn hoá độc đáo mà một trong những nét độc đáo đó là văn hoá đọc và giáo dục. Họ đã trưởng thành nhanh chóng bằng sự rèn luyện văn hoá từ nội tâm sâu thẳm. Và đó là đề tài tôi xin được phép trình bày sau đây.

Vào thời Minh Trị, nhiều quyển sách phương Tây được dịch sang tiếng Nhật đã được bán ra hàng triệu bản, như quyển “Tự giúp mình” (Tự trợ luận, Self-Help) của Samuel Smiles; quyển Tự do luận (On Liberty) của John Stuart Mill, hay quyển Tây dương sự tình của Fukuzawa biên soạn nói về văn minh phương Tây. Đó là những con số khủng nếu chúng ta biết rằng dân số của Nhật Bản lúc bấy giờ chỉ khoảng hơn 30 triệu người. Thời Minh Trị, Cty TNHH đầu tiên ra đời là Cty nhập khẩu và kinh doanh sách Maruzen. Sách là nền tảng tri thức để chấn hưng đất nước.

Trong các tác giả phương Tây có lẽ Herbert Spencer (1820-1903) là người có ảnh hưởng lớn nhất lên Nhật Bản Minh Trị. Ông được biết với nhiều đề tài, trong đó có thuyết tiến hoá xã hội Darwin, tức “khôn sống mống chết” nói nôm na hay thích nghi để tồn tại. Điều này dễ hiểu khi vào hậu bán thế kỷ 19 nhiều phần đất trên thế giới tiếp tục rơi vào tay các cường quốc phương Tây, trong đó có Miến Điện và Đông Dương.

Không phải văn hoá đọc của người Nhật bỗng dưng bùng nổ vào thời Minh Trị sau đêm dài phong kiến mà nó có gốc rễ sâu xa từ thời Tokugawa 1600-1868, từ lúc dân tộc này chỉ có văn hoá võ sĩ trên chiến trường, từ lúc thầy tu khoẻ mạnh cũng muốn tra trận để thi thố tài năng tìm hạnh phúc. Cách đây 300 năm Nhật Bản đã có những con số “khủng” về giáo dục và văn hoá đọc, hai thứ có mối liên hệ chặt chẽ nhau.

Trong thời vàng son Genroku (1688-1704) Nhật Bản đã có một hệ thống xuất bản sách hiện đại đáng ngạc nhiên, với nhiều nhà xuất bản lớn, nhà minh hoạ và nhà văn tên tuổi, với số sách bán ra thường lên đến 10.000 bản, một con số “khủng” cách đây 300 năm. Giáo dục thời Tokugawa bùng nổ, với hệ thống trường học phục vụ nhiều đối tượng và đẳng cấp khác nhau: trường Mạc phủ trung ương, trường bang của các đại danh, trường dành cho thường dân nghèo (terakoya), trường tư thục (privat academy) cho samurai lẫn thường dân (shijuku), một loại trường phi đẳng cấp (sẽ được thực hiện rộng rãi vào thời Minh Trị, giống như mô hình trường trung học cải cách của Humboldt đầu thế kỷ 19 tại Đức).

Giáo dục – dịch thuật bùng nổ

Một ngàn năm trước họ đã học Trung Hoa. Một ngàn năm sau họ học phương Tây. Họ không sợ học kẻ thù, mà chỉ sợ vô minh vì không học.

Khi Nhật Bản bắt đầu cuộc duy tân, cả nước đã có 17.000 trường học đủ mọi loại! Hàng triệu người đã được học hành. Đó là những con số khủng tiếp tục của giáo dục của Nhật Bản. “Việc đầu tiên cần thiết cho sự trị vì một nhà nước là năng lực con người. Mà năng lực con người thì đến từ sự học” như học giả Khống giáo nổi tiếng Dazai Jun (1686- 1747) viết.

Vì sao có những con số khủng về giáo dục và văn hoá đọc của một dân tộc vốn là võ sĩ?

Năm 1615 tướng quân Tokugawa Ieyasu, sau khi bình định gần ba trăm bang (han), đã truyền lệnh cho tất cả các đại danh đứng đầu các bang (daimyō), và cho các võ sĩ rằng (Điều 1): “Bun bên tay trái, Bu bên tay phải”. Bun là văn, còn bu là võ, từ đó bushi là võ sĩ, bushido là võ sĩ đạo. Tức “quyển sách bên tay trái, thanh gươm bên tay phải”. Và văn đi trước võ để có sự trị nước lâu bền. Võ sĩ là giai cấp cầm quyền ở Nhật Bản, trở thành giai cấp có học, và rất thấm nhuần văn hoá khổng giáo.

Vì sao có những con số khủng về giáo dục và văn hoá đọc của một dân tộc vốn là võ sĩ?

Mệnh lệnh trên có tác dụng của một “big bang” của văn hoá học và văn hoá đọc sách. Nó được tiếp tục giương cao và nhắc nhở bởi các đời tướng quân tiếp nối. Các đại danh phải học văn hoá, khoa học và nghệ thuật quản lý đất nước. Một đại danh có học phải đọc sách hằng ngày. Để học, họ lập ra các thư viện khắp các bang. Tokugawa là chế độ tự ‘toả quốc’ (sakoku) suốt 260 năm, sau khi họ đuổi hết người truyền giáo phương Tây 1640 (Việt Nam 1630), chỉ chừa một cảng nhỏ Dejima ở Nagasaki để thông thương với Hà Lan là một quốc gia nhỏ phát triển ở châu Âu mà họ biết không thể làm tổn hại độc lập của họ được. Họ kiểm soát nghiêm ngặt việc nhập khẩu sách báo, để tránh sự thâm nhập của Kitô giáo. Nhưng cũng chính trong hai thế kỷ đóng kín đó, qua ngõ Hà Lan, giới trí thức Nhật Bản đã làm được một cuộc dịch thuật vĩ đại, gọi là ‘Lan học’ (Rangaku), để biết rõ sự phát triển khoa học, công nghệ trong cao trào cách mạng công nghiệp đang diễn ra ở châu Âu. Đó là bình minh của nhận thức, giúp cho Minh Trị nhanh chóng thành công.Một sự lặp lại kỳ thú của lịch sử: châu Âu đã từng có cuộc dịch thuật vĩ đại thế kỷ 11 và 12 làm nền tảng phát triển khoa học cho các đại học châu Âu vừa ra đời, thì tương tự ở phương Đông, Nhật Bản cũng đã có cuộc dịch thuật vĩ đại của mình trong hai thế kỷ đóng cửa, giúp chuyển hệ hình tư duy kiểu phong kiến Trung Hoa sang hệ hình khoa học hiện đại phương Tây. Cuộc dịch thuật là khó nhọc và không kém phần nguy hiểm, nhiều nhà Lan học đã phải tự sát trước sự truy bức của chính quyền cảnh sát Mạc phủ, nhưng trí thức Nhật Bản đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao cả của mình đối với quốc gia, rằng họ không thể yêu nước trong sự vô minh, như bác sĩ nổi tiếng Sugita Gempaku (1733-1817) tự biện, người tạo cú hích mạnh mẽ cho Lan học mà sau này nhà khai sáng Fukuzawa đánh giá rất cao.

Tương tự, các nhà lãnh đạo trong chính quyền Minh Trị cũng không thể trị vì đất nước trong sự vô minh. Năm 1882, tức 14 năm sau Phục hồi Minh Trị, thống kê cho thấy có tất cả 2.170 quyển sách tiếng nước ngoài Anh, Pháp, Đức tại các văn phòng chính phủ. Các quan chức lãnh đạo của chính quyền Minh Trị đều là những người có học, trước Khổng học sau Tây học và đọc được tiếng nước ngoài, có người từng du học ở phương Tây. Mạc Phủ cũng đã sớm thành lập văn phòng dịch thuật, cái mà lúc đầu họ gọi là Viện nghiên cứu sách của người man di, có nhiều sách vở nhất, nhiều trí thức đã trưởng thành qua đó, nhanh chóng thay đổi được hệ hình tư duy của mình.

Có một cái ‘khủng’ đáng được nhắc ở đây: tính xã hội cao độ của người Nhật được thể hiện qua sự hy sinh vô cùng lớn của xã hội giúp thanh niên vượt khó trong việc học. Không những người thầy hy sinh cho học trò, mà hầu như cả xã hội đều ra tay giúp đỡ vô vị lợi. Hoàng gia Nhật dành phần lớn thu nhập cá nhân cho giáo dục công đã đành; các đại danh, những người chủ đất giàu có tranh đua với nhau hỗ trợ giáo dục đã đành, mà xuyên suốt mọi tầng lớp xã hội, các thương gia, nhà ngân hàng, nhà sản xuất – tất cả những người giàu có của các giới thương mại và công nghiệp – đều hỗ trợ việc giáo dục sinh viên; các sĩ quan quân đội, công chức, bác sĩ, luật sư, các giới nghề nghiệp, nói tóm lại tất cả đều làm như thế. Đặc biệt các giảng viên, giáo sư đại học tuy với đồng lương khiêm tốn nhưng đã biết “nhường cơm xẻ áo” với sinh viên. Hầu như tất cả các công trình giáo dục bậc đại học được thực hiện ở Nhật Bản, dù có sự giúp đỡ của chính phủ, đều là những kết quả của sự hy sinh cá nhân (Lafcadio Hearn).
…và nay
Mang lửa Prometheus về châu Á

Sự chuyển đổi xã hội Nhật Bản từ phong kiến sang xã hội công nghiệp là công trình trí tuệ của giới trí thức Nhật Bản, hạt nhân của xã hội mới. Họ là những người “khai mông” (keimō). Thứ nhất, họ khêu dậy tinh thần “văn minh và khai hoá” (bummei-kaika). Việc này được thực hiện bởi nhóm “Minh lục xã” (Meirokusha) xung quanh các nhà khai sáng lớn Fukuzawa, Mori, Nishi, Katō, Tsuda, Nakamura, Kanda và Nishimura.

Thứ hai, để tạo sự đồng thuận xã hội, giới trí thức phải bắc được chiếc cầu sống chung giữa Khổng giáo và chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực chứng khoa học phương Tây, và với thương mại, như loại hình kinh doanh đã được cường quốc Anh đại diện là sức mạnh tổng hợp của cách mạng công nghiệp và thể chế chính trị dân chủ. Thương mại, vốn đứng hàng cuối cùng trong bậc thang sĩ, nông, công, thương của xã hội khổng giáo phương Đông, nay được bốc lên vị trí hàng đầu như một đức hạnh cao quý. Thương mại là công cụ cần thiết của nghệ thuật lãnh đạo nhà nước để thực hiện trách nhiệm đạo đức khổng giáo của mình đối với nhân dân. Tri thức phương Tây và đạo đức khổng giáo phương Đông có thể sống chung và bổ túc cho nhau.

Một sự kiện có ảnh hưởng lớn lên các nhà lãnh đạo Nhật Bản liên quan đến ý thức về cuộc đấu tranh sinh tồn đang diễn ra gay gắt, khi Đoàn Iwakura là đoàn có sứ mệnh đi tìm khai sáng cho Nhật Bản tại Hoa Kỳ và châu Âu 1871- 73 dừng chân thăm nước Đức. Trong buổi chiêu đãi đoàn ngày 15 tháng 3 năm 1873 tại Berlin, Thủ tướng Bismarck của Đức đã có những lời phát biểu sau đây: Giờ đây các quốc gia trên thế giới tất cả đều tỏ ra thân thiện và lễ phép khi họ giao tiếp nhau, nhưng đó chỉ là bề ngoài. Thực tế đằng sau là ngấm ngầm sự mưu hại lẫn nhau và cuộc đấu tranh giành ưu thế…

Bismarck cho rằng, nước mạnh chỉ tìm cách ức hiếp và bắt nạt nước yếu. Theo ông, một dân tộc chỉ chăm sóc tình yêu quê hương thôi chưa đủ. Nếu không xây dựng được sức mạnh thì đất nước sẽ không giành được sự tôn trọng trên chính trường quốc tế, độc lập chỉ là niềm hy vọng hảo thôi. Những lời nói của Bismarck rót đúng vào trái tim đang khao khát tìm đường khai sáng và quyết tâm sắt đá của các nhà lãnh đạo samurai.

Mori Arinori (1847-1889), Bộ trưởng giáo dục đầu tiên của Nhật Bản Minh Trị, người có công lớn như Wilhelm von Humboldt của Đức, đã thấy trước cuộc đấu tranh sinh tồn của thuyết tiến hoá xã hội đang diễn ra trên thế giới, đang đe doạ chính bản thân dân tộc mình, đã diễn tả sâu sắc ý nghĩa của công việc giáo dục như sau: “Chiến tranh (sensō) không phải chỉ là đánh nhau bằng súng đạn và giết nhau, mà tất cả mọi người Nhật phải được tham gia ngay bây giờ vào cuộc chiến tranh của kỹ năng, kỹ năng của cuộc sống, của công nghiệp, thương mại, tri thức. Và đào tạo thầy giáo phải dựa trên sự chuẩn bị cuộc chiến tranh này. Thua cuộc chiến tranh này là sẽ thua cuộc chiến tranh bằng súng đạn. Đất nước chúng ta phải chuyển dịch từ vị trí hạng ba lên vị trí hạng hai, rồi hạng hai lên hạng nhất; và sau cùng lên đến vị trí hàng đầu trong cộng đồng các quốc gia thế giới. Con đường tốt nhất để thực hiện điều này là đặt nền móng cho giáo dục cơ bản”. Đó là sự tiến hoá xã hội đi lên của Nhật Bản mà các nhà lãnh đạo Minh Trị đã hình dung và kỳ vọng với tất cả quyết tâm.

Biết được văn hoá đọc và giáo dục của Nhật Bản phát triển từ 300 năm trước, chúng ta chắc không còn quá ngỡ ngàng trước sự trỗi dậy mạnh mẽ và đột ngột của Nhật Bản, nhưng vẫn phải cực kỳ ngạc nhiên và ngã mũ nhiều lần trước dân tộc văn hoá này. Darwin nói ở đâu đó, rằng Nhật Bản là một kỳ quan thế giới. Đối với người Nhật, đọc sách là để khai minh, vươn lên bằng thiên hạ. Đọc sách là thuộc tính của một dân tộc văn hoá có ý thức để không ngừng phát triển và hoàn thiện mình. Một ngàn năm trước họ đã học Trung Hoa. Một ngàn năm sau họ học phương Tây. Họ không sợ học của kẻ thù, mà chỉ sợ vô minh vì không học. “Hãy biết kẻ thù” (Tôn Tử). Họ học sớm và học nhiều hơn Trung Hoa là quốc gia đã tiếp xúc với phương Tây cả trăm năm trước họ mà vẫn không học được gì. Họ học mà vẫn giữ được bản sắc, “tổng hợp được văn hoá Đông Tây”, trong khi Trung Hoa chính là nước vứt bỏ truyền thống của mình sau những cuộc cách mạng phiêu lưu. Nhật Bản đã mang lửa văn minh của thần Prometheus về châu Á để thắp sáng cả vùng. Họ đã thành công rực rỡ như một tấm gương sáng chói, và được cả thế giới nể phục.

Ngày nay bài học Nhật Bản không phải đã mất đi giá trị vì nó đã hơn một trăm năm qua. Không. Dân tộc nào biết cầu thị và khiêm tốn sẽ tìm thấy ở tấm gương vĩ đại này những viên thuốc hồi sinh, cũng như chính dân tộc Nhật Bản đã từng tìm được những viên thuốc hồi sinh cho mình ở việc học hỏi Trung Hoa và phương Tây một cách không sĩ diện đễ tiến lên hàng đầu trong cộng đồng các dân tộc tiên tiến.

Theo SGTT

Bluetooth hiểu theo nghĩa nôm na trong tiếng Anh có nghĩa là "răng xanh". Nhưng thực tế, chức năng của công nghệ không dây phổ biến này lại không hề có sự liên quan nào đến màu xanh hay răng người cả. Chính xác thì nó được đặt theo tên của một nhân vật lịch sử.

Harald Bluetooth là vị vua người Viking của Đan Mạch giai đoạn từ năm 958-970. Vua Harald nổi tiếng với khả năng gắn kết mọi người. Ông là người có công lớn trong sự nghiệp thống nhất Đan Mạch và Na Uy, đồng thời cũng là người mang đạo Tin Lành vào đất nước Đan Mạch. Vì vậy mà người ta xem vua Harald là một biểu tượng của sự thống nhất.

Chân dung vua Harald Bluetooth​

Vào giữa những năm 1990, lĩnh vực truyền thông không dây cần sự thống nhất. Thời kỳ đó, nhiều công ty đã phát triển những tiêu chuẩn kết nối riêng của mình, nhưng giữa chúng lại không có sự tương hợp. Nhiều người nhận thấy sự phân mảnh này rõ ràng là một trở ngại đối với việc phát triển rộng rãi công nghệ không dây.

Một trong những người có suy nghĩ này là Jim Kardach, kỹ sư mảng công nghệ không dây của Intel. Kardach đã đóng vai trò là cầu nối trung gian, giúp thống nhất tiêu chuẩn của các công ty khác nhau để phát triển một tiêu chuẩn cho toàn ngành công nghiệp về kết nối vô tuyến tầm ngắn, năng lượng thấp.

Vào thời điểm đó, Kardach đã đọc được một cuốn sách về người Viking mà đặc trưng là triều đại của Vua Harald - người mà ông xem như là một biểu tượng lý tưởng để dung hòa những sự cạnh tranh. Ông giải thích: "Thuật ngữ Bluetooth được mượn từ thế kỷ thứ 10, theo tên vị vua thứ hai của Đan Mạch là Harald Bluetooth. Ông là người nổi tiếng với việc thống nhất Scandinavia, cũng như chúng ta đang muốn thống nhất ngành công nghiệp máy tính và di động trong lĩnh vực kết nối không dây tầm ngắn".

Logo Bluetooth​

Những tổ chức, cá nhân đồng tình với quan điểm của Kardach cuối cùng đã liên kết với nhau để tạo thành nhóm Bluetooth Special Interest Group - tổ chức phát triển các thỏa thuận về tiêu chuẩn Bluetooth mà chúng ta đang sử dụng ngày nay. Ban đầu, cái tên Bluetooth chỉ được dùng tạm, nhưng báo chí nhắc tới nó rộng rãi tới mức nó đã trở thành tên chính thức và duy trì cho đến ngày nay.

Một điều thú vị nữa là logo của Bluetooth với biểu tượng "bí ẩn" nằm trong một hình bầu dục màu xanh chính là tên viết tắt của Harald Bluetooth theo chữ Rune - một loại chữ viết xưa của các dân tộc Bắc Âu.

Theo Techhive

Động lực qua góc nhìn của chuyên gia kinh tế – TS. Alan Phan chia sẻ câu chuyện từ chính cuộc đời mình…
Thay đổi tư duy, thay đổi cuộc đời


Thưa ông, trong cuộc đời của mình có những bước ngoặt nào khiến ông nhớ mãi?
TS. Alan Phan: Trước 30/4/1975, tôi là một doanh nhân khá có tiếng ở đất Sài Gòn. Lúc đó là chủ một vài công ty, dưới có khoảng 20 ngàn nhân viên. Có thể nói như vậy là thành công. Nhưng rồi sự kiện 30/4/1975 xảy ra, đó cũng là một biến cố xảy đến với gia đình tôi: Một ngày đẹp trời mọi thứ biến mất. Gia đình tôi ra Hạm đội 7 và lên tàu qua đảo Guam.
Tôi nhớ cái cảm giác của tôi lúc đó. Lúc đó tôi mất hết, vài triệu đô la là số tiền lớn vào thời đó. Với không ít người, đó là là cứ shock khá đáng kể. Nhưng với tôi, trong buổi sáng, một mình bên bãi biển, tôi thấy lòng mình nhẹ nhõm. Tôi mất hết nhưng điều lạ là thấy sự thanh bình tuyệt diệu.
Lúc trước ở Sài Gòn, sáng sớm 6h hai cô thư ký đã đến bàn đủ thứ công việc. Nhưng hôm đó 4h sáng ngồi ở bãi biển Guam. Không ai quấy rầy, không có chương trình, không có gì để làm cả ngày,  thấy sao lòng nhẹ nhõm, sao đời hạnh phúc như thế này. Trong khi đó bà vợ cũ của tôi thì nằm khóc thút thít vì mất hết tiền bạc, sản nghiệp. Khi qua Mỹ, tôi rời trại tị nạn sớm nhất. Và lúc ấy trong túi chỉ có vài trăm đô la. Chính xác là 4 trăm đô la, một bà vợ, một đứa con và ở tạm căn hộ đằng sau của một nhà thờ.
Lúc đó tôi không buồn bã chuyện mất mát, mà lấy một tập giấy hí hoáy kế hoạch xem bây giờ phải làm gì để kiếm tiền, làm thế nào để có một sự nghiệp khác. Bắt đầu lại – đó là thái độ của tôi với biến cố đó của đời mình.
Ông đã chứng kiến những ai thiếu động lực và bỏ mặc cuộc đời mình cho bão táp số phận cuốn đi chưa?
Kể đâu xa, trong gia đình tôi, tôi có người em trai và người em gái. Có thể nói, sinh ra trong một môi trường gần như giống nhau, cũng bố mẹ đó, cách nhau khoảng 3-4 tuổi. Có thể nói là không khác nhiều lắm. Tuy nhiên mỗi người một số phận khác nhau.
Em trai tôi thua tôi 5 tuổi, lúc đó cậu ấy vừa mới tốt nghiệp ngành luật sư. Nó thấy đời tự nhiên hụt hẫng, mất mát tất cả mọi thứ khi qua Mỹ chỉ vì không còn được hành nghề luật sư nữa. Cái bằng đó vô dụng, bao nhiêu năm học tập mất hết. Có thể bắt đầu lại dù rất khó khăn. Trong phản ứng, thái độ của cậu ấy rất yếu thế, tiêu cực. Lúc đó cậu bắt đầu bỏ bê, hút sách, nhậu nhẹt… Vì cậu nghĩ đời cậu bỏ đi. Và thực sự khi đã nghĩ mình là bỏ đi, thì cuộc đời bỏ đi thật. Với lối tư duy như vậy, con người ta có thể đoán được cái kết cục của cuộc đời. Đó là một thái độ khác dù chúng tôi cùng trong một gia đình, cùng đối diện với một biến cố.
Trong khi đó cô em gái tôi ngược lại. Cô cũng không có gì tích cực lắm. Trước đó cô hành nghề luật sư tương đối tốt, nhà cửa cũng rộng rãi ở Sài Gòn. Khi mất hết, cô qua Mỹ và đi học lại. Lúc đó Chính phủ Mỹ cho vay đi học. Cô nhận thấy mình nói tiếng Anh không giỏi lắm thì không học luật sư nữa, mà học kế toán. Mấy chục năm sau, cô là nhân viên cao cấp của hãng đa quốc St.Gobain, đời sống thoải mái, có thể nói khá giả hơn người bình thường.
Còn tôi, sau biến cố, tôi bận rộn với chương trình mới của mình. Mình nghĩ đến việc trước mặt, nghĩ cách làm thế nào để đời sống phong phú, hào hứng. Lúc đó, tôi có dịp để chứng tỏ lại mình. Bây giờ bắt đầu như một trang giấy mới, rất thoải mái. Thái độ của mình quyết định định mệnh của mình.
Như vậy, để nói rằng, ba anh em nhưng ba số phận khác nhau, tất cả đều thay đổi nhờ thái độ sống lạc quan hay bi quan…
Theo ông, đâu là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của những người trẻ mới lập nghiệp?
Theo tôi, có rất nhiều xúc tác ảnh hưởng, nhưng có hai yếu tố chính để quyết định sự thành công hay thất bại của các bạn trẻ khi lập nghiệp.
Thứ nhất là phải có đam mê: Một thực tế là không có gì dễ dàng trong hành trình cuộc đời của mỗi chúng ta, trừ những người có số may mắn, còn lại đều phải làm việc cật lực. Cuộc sống sẽ luôn có những khó khăn này đến khó khăn khác, nếu mình không đam mê sẽ dễ bỏ cuộc. Cho nên cần đam mê công việc như một cái sở thích. Ví dụ, với tôi, việc kinh doanh giống như sáng sớm tôi đánh tennis: lúc thì đánh thắng, lúc thì thua, không quan trọng, quan trọng là mình được chơi một trò chơi. Đó là cái đam mê.
Ông Edison ông làm ra bóng điện, ông làm cả ngàn lần thất bại, nhưng ông làm hoài rồi cũng có được một phát minh lịch sử – đó là tạo ra được bóng điện, và chúng ta giờ đây không thắp nến mỗi đêm là nhờ một anh chàng đam mê như thế. Có đam mê thì mới theo đuổi công việc đến cùng. Không có đam mê thì không có thành công bền vững và lâu dài.
Thứ hai là kiên nhẫn: Không kiên nhẫn thì thế nào, tới một lúc nào đó mình xoa tay thôi quên nó đi. Phải biết chờ thời. Cũng như mình đi trên đường đời mình không biết khúc ngoặt ở đằng trước là gì, nhưng đôi khi khúc khoặt có thể đem đến cả một tương lai tươi sáng mà mình không thể tưởng tượng được.
Ví dụ, năm 1968, sau 5 năm lấy bằng Master ở nước ngoài thì tôi về Việt Nam, lúc đó tôi nghĩ mình chỉ thích làm nghề dạy học, không biết mình thích kinh doanh. Một đêm tôi hẹn hò với một cô đào, nhưng đến giờ hẹn chờ mãi không thấy cô ấy đến. Tôi nhìn qua bên cạnh thấy một người Mỹ lật bản đồ Sài Gòn, tôi hỏi có cần giúp không? Từ mối quen biết  này, đã tạo dựng cho tôi một sự nghiệp sau đó.
Thế nên, mình không thể ngờ được bước ngoặt ở tương lai của mình, nó sẽ đưa mình đi tới đâu. Có thể tươi sáng, nhưng cũng có thể đi xuống hố. Nhưng mà cứ phải tiếp tục đi, xuống hố thì lại leo lên, đi tiếp. Tới một lúc nào đó, trong cái phút bất ngờ nhất, mình tự nhiên trở thành “người hùng của thời thế” cũng không biết chừng. Cho nên đam mê và kiên nhẫn tiếp tục đi, tiếp tục cuộc chơi.
Hãy xem thất bại là bạn…
Nhưng có một thực tế là không phải người trẻ nào cũng biết được mình đam mê cái gì, và kiên nhẫn cho điều gì, nhiều người muốn khởi nghiệp và khởi sự nhưng chẳng biết bắt đầu từ đâu…
Tất nhiên mình cần phải biết mình đam mê điều gì chứ: Mình có thể trở thành một anh nông dân làm vườn, một kỹ sư, chứ không phải lúc nào cũng cần là đại gia, có nhiều tiền… có những điều hạnh phúc rất là giản đơn. Nhưng mình phải biết cái mình muốn là gì, chứ không phải mình chạy theo cái trào lưu của xã hội. Cái xã hội đưa ra có phải mục tiêu của mình không, nếu không phải mục tiêu của mình thì phải xắn tay áo lên đi tìm.
Không có gì để trăn trở, lo lắng, nhưng phải biết mình muốn gì. Khi biết mình muốn gì thì bước tiếp là phải đặt kế hoạch. Đặt kế hoạch không phải viết ra vài ba trang giấy rồi nói “đây là kế hoạch của tôi”. Kế hoạch là phải thật chi tiết, rõ ràng. Khi kinh doanh chẳng hạn, mình biết rõ thị trường thế nào, mình muốn như thế nào, sản phẩm của mình là gì, dịch vụ cung cấp ra sao, ai là đối thủ cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh của tôi là gì, tôi có những thế mạnh gì,… phải chi tiết, phải thực tế, đừng hoang tưởng.
 Kế hoạch rất chi tiết sẽ giúp cho người trẻ ra quyết định sáng suốt hơn?
Đúng vậy! Sau khi có kế hoạch rõ ràng, tiếp đó sẽ phân tích việc mình phải đối mặt với cái gì, phân tích tài chính chi tiết. Tôi có bao nhiêu tiền, tôi hy vọng sẽ kiếm được bao nhiêu doanh thu sau bao nhiêu tháng?! Vì nếu làm ăn mà không có lợi thì đi… làm công chức cho rồi. Ý tôi nói là phải có một phân tích tài chính, không ảo tưởng, mù mờ. Sau khi có đam mê thì đặt kế hoạch đi từ A đến B, sau đó tìm mạng lưới để hợp tác phát triển.
Mạng lưới gồm những đối tác mà họ có thể giúp bù đắp những cái mình còn thiếu. Mạng lưới gồm những người lớn tuổi, họ có thì giờ, họ sẽ tư vấn cho mình, cho mình những lời khuyên tốt đẹp. Mạng lưới là những mối quan hệ (những người giỏi về IT, giỏi về tài chính…) sẽ nâng đỡ mình.
Sau đó là kiến thức, làm gì cũng phải có kiến thức. Đi tìm, học, đọc…. Tiếp nữa là sức khỏe. Làm gì cũng phải có sức khỏe. Sau gần hai chục năm sống bên Trung Quốc, tôi muốn về Mỹ vì nghĩ ở đó còn nhiều cơ hội. Tôi gặp lại những bạn cũ, và quả đúng, tôi thấy Mỹ có quá nhiều cơ hội, rất năng động, sáng tạo. Phải nói là sáng tạo khủng khiếp. Cuối cùng tôi không ở Mỹ, vì sức khỏe tôi không còn nữa. Tôi không thể làm những chuyện như cách đây mấy chục năm nữa.
Làm việc với những người trẻ ở ta, ông thấy đâu là điểm cần khắc phục nhất ở họ?
Khi trở về Việt Nam làm việc, tôi nhận thấy thấy 3 yếu điểm nhất của một bộ phận không nhỏ giới trẻ VN cũng như của giới doanh nhân VN như sau. Tôi muốn tư duy của các bạn tránh vết xe đổ này, bởi đó là kẻ thù của các bạn.
Thứ nhất là lười biếng. Chuyện copy-paste, chuyện lười học… là có thật. Đi đến các trường đại học Mỹ thấy sinh viên cầm sách đọc bất cứ lúc nào rảnh, còn mình thì không ít người thích la cà “chém gió”, tối đi nhậu. Đó là việc lười về tận dụng thời giờ, còn có cái lười tệ hại hơn là lười suy nghĩ. Người ta nói sao nghe vậy, không bao giờ đặt lại câu hỏi “tại sao nó lại như vậy”, và “nó thực sự có phải như vậy không?” Tất nhiên các bạn ở đây cũng có một điều kém may mắn là khi lớn lên đã nằm trong một cái hộp và được bảo “nằm im đó”. Gia đình đặt vào, bạn bè đặt vào, xã hội cũng thế… suốt ngày ở trong cái hộp. Hãy đứng dậy đi ra khỏi cái hộp suy nghĩ và tìm tòi. Hiện nay, cuộc cách mạng lớn nhất là Google, nó mang lại kiến thức cho bất kỳ những người nào muốn tìm tòi. Ngày xưa tôi đi tìm đề tài, tôi leo lên thư viện lục tìm sách rất mệt mỏi, nhưng bây giờ tôi chỉ cần nằm nhà bấm bàn phím là có cả ngàn dữ kiện về bất cứ đề tài nào, kể cả chuyện… tán gái (Cười).
Thứ hai kẻ thù khác là ỷ lại. Không ít bạn trẻ vì được bố mẹ nuông chiều, thành ra ỷ lại, đến khi ra làm việc ỷ lại vào nhà nước, cơ chế xin-cho, dựa vào những quan hệ… Các bạn mất rất nhiều để tạo dựng cái quan hệ, thay vì tạo dựng sản phẩm, tạo dựng niềm tin cho khách hàng… Thói ỷ lại là kẻ thù của các bạn trẻ.
Thứ ba là dễ thất vọng, và bỏ cuộc. Bất cứ hành trình nào cũng có khó khăn, cam go, thử thách, nhưng phải coi những thất bại là bạn bè, thay vì là kẻ thù. Tôi trân trọng sự thất bại, vì nó cho mình nhiều thứ. Mình thành công, say men chiến thắng, mình tưởng mình bất bại,… tạo cho người ta một tính cách tự kiêu, tự đắc, dễ hại mình. Trong khi thất bại cho mình sự suy nghĩ, làm cho mình một chút đủ nhục để kích thích lòng tự trọng, và khi mình chiến thắng thì cảm giác huy hoàng hơn. Cho nên đừng sợ thất bại. Thất bại là những người bạn chứ không phải là kẻ thù.
Tôi tin rằng, khắc phục được 3 điểm trên sẽ giúp cho sự nghiệp tương lai của các bạn trẻ đi rất xa.
Xin cảm ơn ông!
Lê Ngọc Sơn (Thực hiện)

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.