tháng 5 2015

Một người môi giới bất động sản đã trở thành triệu phú chỉ sau 1 đêm bằng việc bán căn penthouse tại toà nhà Le Nouvel Ardmore, Singapore với giá kỷ lục 51 triệu USD vào ngày hôm qua.
Thoả thuận này mang về cho Shirley Seng - chuyên viên môi giới bất động sản đến từ công ty PropNex số tiền hoa hồng lên tới 1,5 triệu USD.
Seng hiện 26 tuổi tiết lộ rất ít thông tin chi tiết về thương vụ này nhưng cô khẳng định thương vụ đã hoàn thành vào tháng trước sau giai đoạn thoả thuận diễn ra kể từ tháng 3.
51 triệu USD được cho là số tiền lớn - và nó đã thiết lập mức giá cao kỷ lục dành cho một căn penthouse tại Singapore. Được biết, người mua căn hộ này chính là ông Sun Tongyu - đồng sáng lập tập đoàn Alibaba. Ông Sun hiện là công dân Singapore.
Điều đáng nói là thương vụ này đã giúp thay đổi cuộc đời của Seng. Seng tốt nghiệp từ trường Nanyang Polytechnic và cô không thể ngờ được, quyết định theo đuổi ngành bất động sản đã mang lại thành công vượt bậc như vậy. Trước đó, bố mẹ của Seng không ủng hộ cô đi theo con đường này.
“Thoả thuận này có thể là được cho là một món hời nhưng với tôi đó là sự nghiệp lâu dài. Nếu đi nghỉ trong thời gian này, tôi có thể đã mất khách hàng khi quay lại”.
“Tôi hiện vẫn sống trong một căn hộ tại Serangoon cùng ông bà, bố mẹ và các chị của mình. Tôi mua một chiếc Volkswagen MPV 7 chỗ để ông bà có thể di chuyển thuận tiện hơn. Họ đã giúp đỡ gia đình tôi rất nhiều nhất là khi bố tôi ốm còn mẹ chỉ ở nhà nội trợ”.
Dù trúng thương vụ kếch xù nhưng Seng không bỏ bê công việc. Cô đã hoàn thành 16 thương vụ giao dịch vào tháng trước cộng thêm 7 hợp đồng vào tháng này. Cô nói rằng đã kiếm được khoảng 1,7 triệu USD tiền hoa hồng với 53 thương vụ (đa phần trong thị trường cho thuê nhà) kể từ khi làm việc tại PropNex từ tháng 1.
Đây có thể là con số ấn tượng với bất kỳ ai mới chỉ có ít hơn 5 năm kinh nghiệm làm việc. Trước đó, chính gia đình Seng cũng không tin tưởng và nghĩ rằng cô “quá trẻ và không hề có nhiều mối quan hệ” để có thể tham gia vào lĩnh vực bất động sản.
“Bố mẹ nói với tôi rằng nhiều bạn bè của họ đã thất bại và khuyên tôi tìm một công việc có thu nhập ổn định. Thậm chí, bà còn khuyến khích tôi tham dự một chương trình học tại đại học quản lý Singapore. Tuy nhiên, tôi đã quyết định bỏ qua tất cả và thử làm bất động sản. Tôi nghĩ, nếu không thể thành công trong 1 năm, tôi sẽ đi học và lấy bằng”.
Seng gia nhập HSR International Realtors được 4 tháng trước khi chuyển sang ERA Realty và cô đã làm ở đây được 4 năm.
Cô nói rằng phải thâm nhập vào mạng lưới những người giàu có bằng việc giúp đỡ họ thuê các căn hộ, đặc biệt tại khu Marina Bay và Orchard. Bản thân tỷ phú Sun cũng được một khách hàng trước đó của Seng giới thiệu.
“Tôi chỉ biết rằng ông ấy là một người rất giàu có. Và giống như tất cả những khách hàng hạng sang khác, tôi đến để giúp hoàn thành kế hoạch mà họ mong muốn”.
Nếu có một lời khuyên về việc giao tiếp và thoả thuận với những khách hàng giàu có, Seng nói rằng: “Tốc độ cực kỳ quan trọng. Tôi luôn cố gắng liên lạc với họ trong khoảng 1 - 2 giờ. Tôi muốn họ biết rằng họ là ưu tiên số 1 của tôi”.
Ngoài ra, Seng đưa ra lời khuyên nên gần gũi với khách hàng bằng việc đón họ bằng xe ô tô của mình hay giúp họ một số việc vặt khác.
Những người môi giới cần phải giúp đỡ khách hàng nhiều hơn. Và quan trọng là, hành động đó phải xuất phát từ trái tim của mình, có như vậy họ mới cảm nhận được sự chân thành của bạn”.
“Có thể rất nhiều người sẽ bị kích thích bởi đồng tiền, đặc biệt là khi họ xuất thân từ một gia đình nghèo khó. Tuy nhiên, tôi làm việc chăm chỉ để giúp gia đình mình có một cuộc sống tốt đẹp hơn”.

Thoạt nhìn, nhà thờ Reading Between the Lines rất bình thường, không có gì nổi bật. Nhưng khi nhìn từ một số vị trí đặc biệt, bạn sẽ khó có thể tin vào mắt mình…


Nhà thờ này tọa lạc trên một con phố đi bộ thuộc thành phố Borgloon, Bỉ. Công trình do công ty kiến trúc Gijs Van Vaerenbergh xây dựng và hoàn thành vào tháng 9/2011. Ngay sau đó, nó đã đuợc trang Archdaily bình chọn là một trong những nơi có kiến trúc tốt nhất năm 2012.





Cái tên “Reading Between the Lines” là một thành ngữ trong tiếng Anh có thể dịch nôm na là “hiểu những ý không được nói ra”. Nhà thờ này không chỉ có cái tên độc đáo mà cả cấu trúc cũng hết sức đặc biệt.



Nhà thờ cao 10m, gồm 100 lớp và 2000 cột thép. Tùy theo góc nhìn của người xem, nhà thờ có thể là một tòa nhà lớn, hoặc tan ra – toàn bộ hay một phần – vào khung cảnh xung quanh.







Ngoài ra, khi nhìn ngắm quang cảnh từ bên trong công trình này, người xem sẽ được thưởng thức bức tranh đồng quê với những đường kẻ trừu tượng.





Cũng giống như chúng ta vậy. Đôi khi, ta cứ nghĩ rằng mình đã thấu rõ mọi chuyện, nhưng nếu xoay lại nhìn từ một góc độ khác thì rõ ràng suy nghĩ của mình cũng không còn thật sự đúng nữa rồi



Australia cũng đứng trong top những quốc gia tiêu thụ cà phê nhiều nhất thế giới với 1,3kg mỗi năm/người. “Thật khó để tìm thấy một loại cà phê không ngon tại Úc”, theo Jillian Adam – chuyên gia ẩm thực nói.

Raj và Sharon Sidhu đã quyết định bỏ một công việc ổn định ở Singapore vào năm ngoái để mở một quán cà phê trong thành phố - một trong những thị trường bán cà phê cạnh tranh nhất châu Á. Ban đầu, họ đã dành cả tháng để học cách kinh doanh và pha chế cà phê tại Sydney.
“Những bậc thầy trong lĩnh vực cà phê đều ở đó. Bất kỳ ai gọi cà phê ở đây đều bị ảnh hưởng bởi văn hóa uống cà phê của Australia. Thậm chí, cách bài trí trong quán của chúng tôi như đồng hồ, cân, thảm và bao bì cũng đều từ Sydney”, Raj nói.
Vậy điều gì đã giúp Australia có thể phát triển được thị trường cà phê trị giá tới 3,2 tỷ USD nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới như vậy?
Tháng trước, Starbuck đã thừa nhận việc ra mắt flat white (một cà phê đen và sữa ở áp suất cao) có xuất sứ từ Australia hay New Zealand vào những năm 1980 đã giúp hãng đạt được tốc độ phát triển doanh thu hàng quý nhanh nhất trong vòng 8 năm trở lại đây.
Phương pháp pha chế hoàn hảo
“Chúng tôi có một cách thức hoàn hảo để tạo ra loại cà phê ngon, có sữa và đậm đà”, Peter Hall – chủ tịch của ông ty quản lý quỹ Hunter Hall International và cũng được biết đến như người khai sinh ra loại cà phê “flat white” – một trong 2 thương hiệu cà phê do anh sở hữu tại London. Nhớ lại thời điểm ra mắt vào năm 2005, Hall nói rằng lúc đó anh mang đến London một loại cà phê hoàn toàn “tương phản” với thị trường.
“Tất cả những gì tôi muốn làm chỉ là tạo ra một cốc cà phê thật ngon”, Hall nói. Khi vừa tới London vào năm 1996, anh hoàn toàn không ấn tượng với những loại cà phê được phục vụ tại London. 2 thập kỷ sau đó, không quá ngạc nhiên khi loại đồ uống có caffein ưa thích của anh mang tên flat white được “xuất ngoại”.
Trước khi Starbuck thêm flat white vào danh mục đồ uống của họ vào tháng 1, Whitbread cũng đã cung cấp các loại đồ uống nóng tại chuỗi cà phê Costa Coffee của mình được 4 năm.
Sự phổ biến của flat white là một bằng chứng cho thấy viễn cảnh phát triển cà phê sục sôi của Australia.
Trên khắp đất nước Australia, chỉ có 24 quán cà phê của Starbuck trong khi đó, chỉ 10 phút đi bộ trên quảng trường Times tại New York bạn cũng có thể tìm thấy số lượng quán tương tự. Thậm chí, chuỗi cà phê này cũng không do Starbuck sở hữu mà chúng đã được bán cho tập đoàn Wither –một công ty gia đình vốn điều hành chuỗi 7-Eleven tại Australia.
“Thị trường cà phê tại Australia rất khác so với các quốc gia còn lại. Người Australia mong muốn thương hiệu cà phê của họ được làm ra bởi những người pha chế được đào tạo đặc biệt, không chỉ đơn thuần là một người sử dụng máy cà phê”, chuyên gia nghiên cứu thị trường Julia Illera nhận định.
Australia cũng đứng trong top những quốc gia tiêu thụ cà phê nhiều nhất thế giới với 1,3kg mỗi năm/người. “Thật khó để tìm thấy một cốc cà phê không ngon tại Úc”, theo Jillian Adam – chuyên gia ẩm thực nói.
“Lò” đào tạo pha chế cà phê
Các khóa học pha chế cà phê tại Australia rất đa dạng. Có thể kéo dài khoảng 3 giờ với mức giá từ 99 USD hay 2 tháng với mức giá lên tới 2.000 USD và chủ yếu là học sinh nước ngoài. “Không dễ để tạo ra được một cốc cà phê tại Australia. Ở Ý, chúng tôi chỉ có khoảng 4 – 5 loại cà phê. Ở đây có rất nhiều, thậm chí có những loại tôi chưa từng nghe đến”, một học viên nói.
Được biết: “Những học sinh này đến học để áp dụng và kinh doanh tại những thị trường hoàn toàn khác như Anh, Singapore hay Mỹ. Họ giống như những ‘đại sứ cà phê’ của Australia”.

Sau cuộc chia tay với vai trò quản trị ở Urban Station (dù vẫn nắm giữ 26% cổ phần ở chuỗi này), Nguyễn Hải Ninh tiếp tục theo đuổi giấc mơ cà phê của mình với chuỗi The Coffee House


Tôi gặp Nguyễn Hải Ninh lần đầu tại diễn đàn Under 30 Summit do Forbes Việt Nam tổ chức tại TP.HCM hồi đầu tháng 5 vừa qua. Khi ấy, cậu chỉ là khách mời, trong khi người bạn và đồng sáng lập chuỗi cà phê Urban Station Đinh Nhật Nam đang được tôn vinh là 1 trong 30 người trẻ dưới 30 tuổi có ảnh hưởng nhất tại Việt Nam. Ấn tượng đầu tiên về Ninh là cặp kính cận dày cộm và thân hình nhỏ bé, rất khó để trở thành gương mặt sáng giá cho bất kì show truyền thông nào.
Tốt nghiệp khoa Hóa trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM năm 2010, bốn năm sau, Nguyễn Hải Ninh đã xây dựng thành công chuỗi cửa hàng cà phê danh tiếng Urban Station cùng với người đồng sự Đinh Nhật Nam.
Sau cuộc chia tay với vai trò quản trị ở Urban Station (dù vẫn nắm giữ 26% cổ phần ở chuỗi này), Nguyễn Hải Ninh tiếp tục theo đuổi giấc mơ cà phê của mình với chuỗi The Coffee House. Ninh cũng tham gia xây dựng chuỗi cửa hàng thức ăn và cà phê Loft, tham gia quỹ đầu tư Seedcom.
Nguyễn Hải Ninh (trái) và Đinh Nhật Nam (phải) thời còn hợp tác ở Urban Station.
Ngồi trò chuyện với Ninh tại quán cà phê thứ 8 vừa khai trương tại khu Bàu Cát quận Tân Bình, cậu cho biết cả chuỗi đang bước vào giai đoạn tăng tốc và mục tiêu là 20 quán vào cuối năm nay. Một kế hoạch mà theo Ninh nói vui là đang khiến cậu chỉ biết “ăn rồi đi mở quán cà phê”.
Thực tế là thương hiệu The Coffee House vẫn chưa được nhiều người biết đến và Nguyễn Hải Ninh cho biết chuỗi vẫn đang phát triển một cách âm thầm. Cậu cũng nhắc đi nhắc lại rằng sẽ không nói nhiều về mình vì chiến lược là xây dựng một thương hiệu cà phê chứ không quá chú trọng vai trò cá nhân
Việc The Coffee House lựa chọn mặt bằng lớn tại những vị trí đắc địa ở trung tâm TP.HCM cho thấy tiềm lực của chuỗi không hề nhỏ và Nguyễn Hải Ninh không phải đang khởi nghiệp, cậu đang sắm vai CEO đi tìm kiếm lợi nhuận cho các nhà đầu tư ở phía sau.
Dân ghiền cà phê Sài Gòn vẫn nhắc nhau về cái ngày mà tại vòng xoay ngã 6 Phù Đổng Thiên Vương ở Quận 1 - nơi bây giờ đã trở thành “chiến trường” cà phê thực sự với những “gã khổng lồ Goliath” như Starbucks, Phúc Long, NYDC chiếm lĩnh mỗi bên một góc đường, The Coffee House bỗng hiện lên như "chàng chăn cừu David". Chưa biết rằng sách lược và vũ khí của The Coffee House lợi hại như thế nào nhưng việc xuất hiện ở vị trí trung tâm của trung tâm cà phê này cho thấy những người chủ của nó không chỉ muốn bán nhiều cà phê và thu tiền, có vẻ họ có một kế hoạch khác.
Trong phần giới thiệu trên trang web, The Coffee House định nghĩa rằng: "Đi cà phê từ lâu không đơn thuần chỉ là uống một tách cà phê mà còn là dịp gặp mặt và trò chuyện cùng bạn bè. Tại The Coffee House, chúng tôi trân trọng và đề cao giá trị kết nối giữa con người và trải nghiệm của khách hàng.” Một định nghĩa rất khác về cà phê so với chuỗi Urban Station mà Ninh đã từng sáng lập – chỉ là một "trạm dừng chân". Nó cũng khiến Nguyễn Hải Ninh rất tự tin với quán cà phê mới mở ở Bàu Cát dù chỉ cách đó khoảng vài chục bước chân là một trạm Urban Station khá hoàng tráng.
“Chúng tôi phục vụ những người khách có sở thích về cà phê hoàn toàn khác Urban Station và sẵn sàng chia sẻ The Coffee House với mọi người: từ già đến trẻ, độc thân hay gia đình, năng động hay chậm rãi… tất cả đều có thể tìm thấy một trải nghiệm mới ở đây”, Ninh nói.
Dù giống nhau khoảng 60% nhưng Ninh cho biết mỗi quán The Coffee House sẽ có một không  gian và cách bày trí hơi khác biệt để phù hợp với thị hiếu của khách hàng sống xung quanh. Ví dụ quán ở Bàu Cát vốn là một trường tiểu học cũ với diện tích khá rộng và cách trang trí như một quán cà phê sân vườn với hồ nước, nhiều cây xanh, số bàn ghế được đặt khá nhiều. Trong khi đó quán ở vòng xoay Phù Đổng lại khá giống với một trạm dừng của Urban Station với chiếc bàn dài ở giữa nhằm tiết kiệm không gian.
Nguyễn Hải Ninh cho biết quầy bar cà phê của quán đã được hạ thấp so với bình thường nhằm giúp khách hàng chờ mua cà phê có chỗ đặt tay và thấy gần gũi hơn với barista. “Tận tâm, thân thiện và trẻ trung là những từ The Coffee House dành để nói về các barista của mình".
“Thị trường cà phê đang bước vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt nhất. Nếu không nhanh chân và sáng tạo thì ai cũng có thể bị đánh bại”, Nguyễn Hải Ninh nhận định

ừ một nhân viên bán máy fax, Sara Blakely trở thành nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới với ý tưởng đồ lót định dáng Spanx.


Năm 2012, nhà sáng lập hãng đồ lót Spanx, Sara Blakely, trở thành nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới ở tuổi 41 theo danh sách của Forbes. Ý tưởng tuyệt vời về loại đồ lót định dáng giúp cô làm giàu với tài sản 1,01 tỷ USD, Business Insider cho biết.
Sara Blakely sinh ngày 27/2/1971 tại thị trấn biển Clearwater, Florida, Mỹ. Từ khi còn bé, Sara đã thể hiện khiếu kinh doanh. Vào dịp Halloween, Sara đã tạo ra một căn nhà ma ám và thu tiền vào cửa của bọn trẻ hàng xóm.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Florida State, Sara vật lộn kiếm việc và cuối cùng vào làm tại Disney World. Khi đó, cô dự định đi học luật nhưng không thành do trượt kỳ thi đầu vào. Về sau, cô chuyển sang làm nhân viên bán máy fax.
Tuy nhiên, khi làm công việc bán máy fax, Sara nảy ra ý tưởng về loại đồ lót định dáng - Spanx. Văn phòng đầu tiên của Spanx được mở tại căn hộ của cô ở Atlanta.
Sau nỗ lực đưa Spanx vào các cửa hàng, cô lo lắng sản phẩm của mình sẽ bị loại bỏ  vì không có nhiều người mua. Vì vậy, Sara kêu gọi tất cả người quen và nhờ họ mua Spanx, sau đó hoàn tiền cho họ.
Trong khi cố gắng đưa Spanx vào các cửa hàng bán lẻ, Sara vẫn làm công việc bán máy fax bình thường. Tuy nhiên, năm 2000, cô quyết định bỏ việc sau khi người dẫn chương trình nổi tiếng Oprah nhận xét Spanx là một trong những món đồ yêu thích nhất của mình.
Sara nhanh chóng trở nên nổi tiếng sau khi xuất hiện trong chương trình truyền hình của Richard Branson - The Rebel Billionaire, vào năm 2004. Hiện Sara và Richard Branson vẫn giữ mối quan hệ thân thiện và thường cho nhau những lời khuyên về kinh doanh.

Hiện nay, Spanx được định giá hơn 1 tỷ USD và Sara là chủ nhân duy nhất của công ty. Cô chưa từng kêu gọi đầu tư từ bên ngoài. Năm 2008, Sara kết hôn với Jesse Itzler, nhà đồng sáng lập của Marquis Jet (chuyên thuê phi cơ riêng cho người nổi tiếng), tại Boca Grande, Florida


Vì công ty của Itzler đặt tại New York còn Spanx ở Atlanta, cuộc sống gia đình của hai vợ chồng cần tới sự hỗ trợ từ đội ngũ trợ lý, lái xe, bảo mẫu và đầu bếp. Hai người đã có với nhau một con trai. Trở thành tỷ phú, Sara vẫn là một bà mẹ bình thường. Cô lái chiếc Toyota trắng, tham gia tình nguyện tại trường của con trai và đi ăn uống cùng bạn bè sau giờ làm việc.


Năm 2011, Sara mua một căn nhà bên bờ biển ở Clearwater, nơi cô sinh ra, với giá 8,8 triệu USD


Năm 2008, vợ chồng Sara mua một căn hộ tại Central Park West với giá 12,11 triệu USD, sau đó bán lại với giá 30 triệu USD năm 2014. Chứng sợ độ cao khiến việc sống tại tầng 37 của tòa nhà là điều khó khăn đối với Sara. Căn nhà tại Atlanta là nơi ở chính của nữ tỷ phú. Cơ ngơi 1.000 m2 này có phòng tập, spa và xông hơi.


Sara tham gia nhiều hoạt động từ thiện. Cô thành lập chương trình với tên gọi "Leg Up" nhằm giúp đỡ các nữ doanh nhân phát triển công ty của riêng mình. Những người tham gia được Sara tư vấn và quảng cáo miễn phí trên catalog của Spanx.
Năm 2006, Sara cũng thành lập Sara Blakely Foundation với mục tiêu giúp đỡ phụ nữ. Năm 2013, Sara tham gia chương trình The Giving Pledge cùng Warrent Buffet và Bill Gates, cam kết quyên góp ít nhất một nửa tài sản làm từ thiện.

Tạp chí danh tiếng của Mỹ Forbes đã bầu chọn Thủ tướng Đức Angela Merkel là người phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm thứ năm liên tiếp.

Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, trong danh sách 100 người phụ nữ quyền lực nhất thế giới của Forbes công bố ngày 26/5, nhà lãnh đạo Đức đứng thứ nhất bởi bà là nữ Thủ tướng phục vụ lâu nhất trong Liên minh châu Âu, là người đã ngăn chặn được cuộc suy thoái ở Đức và là nhân tố chính trong chương trình cứu Hy Lạp khỏi nguy cơ vỡ nợ.
Trong 12 năm qua, bà Merkel hầu như luôn nằm trong top 10 và 9 lần được Forbes bầu chọn người phụ nữ quyền lực nhất thế giới.
Tuy nhiên, Forbes cũng cảnh báo ngôi vị số một này có thể rơi vào tay bà Hillary Clinton nếu nữ chính khách Mỹ đắc cử tổng thống vào cuối năm tới. Bà Clinton, người mới đây tuyên bố tranh cử ghế Tổng thống Mỹ, đã "nhảy" 4 bậc so với năm ngoái và theo sát đối thủ Merkel.
Vị trí thứ ba trong danh sách của Forbes thuộc về bà Melinda Gates, vợ tỷ phú sáng lập Microsoft và cùng đứng tên với Bill Gates lập Quỹ Bill & Melinda Gates.
Chủ tịch Cục Dự trữ  Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen bị tụt hai bậc xuống vị trí thứ 4. Tiếp đến là nữ Chủ tịch Tập đoàn ôtô General Motors, bà Mary Barra.
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde đứng ở vị trí thứ 6, tiếp đến là Tổng thống Brazil Dilma Rousseff. Ba vị trí cuối cùng trong top 10 lần lượt thuộc về Giám đốc Facebook Sheryl Sandberg, Giám đốc Youtube Susan Wojcicki và Đệ nhất phu nhân Michelle Obama.
Những cái tên mới góp mặt trong danh sách năm nay là ngôi sao nhạc pop Taylor Swift ở vị trí thứ 54; Đại diện cấp cao của EU về chính sách an ninh và đối ngoại Federica Mogherini xếp ở vị trí thứ 36; người đứng đầu ngành tư pháp New York của Mỹ Lorretta Lynch ở vị trí 34.
Các đại diện đến từ Mỹ thống trị bảng danh sách khi chiếm tới 59% trong số 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2015.
Ngoài ra, danh sách trên năm nay có 18 người đến từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương và 12 người đến từ châu Âu.
Danh sách bình chọn 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới hàng năm của Forbes quy tụ những người phụ nữ nổi bật trong nhiều lĩnh vực như tài chính, truyền thông, hoạt động từ thiện, chính trị và công nghệ. Họ được xếp hạng theo bốn tiêu chí chính là độ giàu có, mức độ hiện diện trên báo chí, phạm vi ảnh hưởng và sức tác động.

Cà phê thật sự đã trở thành món xa xỉ vừa túi tiền; và bản thân tách cà phê đó vẫn giữ nguyên “chi phí” cho một trải nghiệm lớn hơn
Chúng ta thích cà phê, và chúng ta sẽ trả nhiều tiền hơn cho món này, ngay cả sau khi cuộc suy thoái kinh tế để lại vài “vết sẹo” không bao giờ lành trong kí ức chúng ta. Đó không chỉ là bản chất kì lạ của loài người, mà còn là cơ hội kinh doanh đang mở ra phía trước cho chúng ta.
Khi kinh tế toàn cầu gặp khủng hoảng vào năm 2008, Starbucks bắt đầu sa thải nhân viên và đóng cửa hàng loạt cửa hàng. Vào thời điểm đó Starbucks có 15.000 cửa hàng ở 44 quốc gia và các chuyên gia cho rằng họ sẽ bị suy giảm mạnh.
Ngày nay, Starbucks có 21.000 địa điểm ở 65 quốc gia. Mỗi ngày, vẫn có những hàng người dài xếp hàng trước các quầy của Starbucks và của cả các đối thủ để chờ mua những ly cà phê mocha hay cappuccino cho mình và bạn bè. Trong khi chỉ mất 27 cent để có một ly cà phê tại nhà thì họ lại sẵn sàng bỏ ra 2 USD cho một tách cà phê phin hay 4,5 USD cho một ly cappuccino. Có logic hay lời giải thích nào phù hợp cho chuyện này không khi con người vốn là những sinh vật rất “kinh tế”, sẵn sàng cắt giảm những chi phí không cần thiết lúc tiền không có mà việc lại khó kiếm?
Tờ Economist có lần mô tả sự phổ biến của nước đóng chai như là “một trong những điều bí ẩn lớn nhất của chủ nghĩa tư bản” thì giờ đây cà phê là một bí ẩn khác.
Đúng thế, mua một ly espresso giá 4 USD rõ ràng không phải là một sự tiết kiệm, vì nếu tính ra thì chúng ta phải trả cho thói quen mỗi ngày này tới 133.000 USD trong 30 năm, đáng giá bằng 25 chuyến du lịch châu Âu hay một chiếc xe hơi xịn hoặc một khoản đáng kể lúc về hưu.
Nhưng về mặt tinh thần và thể xác thì không đơn giản như vậy. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta bỏ qua thói quen có một ly cà phê 4 USD mỗi ngày đó? Cái gì sẽ tạo động lực cho chúng ta làm việc? Đó đâu chỉ là chất caffeine. Ly cà phê đó giống như một lễ nghi xã hội, một sự tự thưởng, một cảm giác được cảm thấy mình có giá trị khi được phục vụ tận tâm và một sự lắng đọng giữa một ngày bận rộn.
Phải nói thêm rằng con người rất có tính “bầy đàn”. Khi chúng ta trả thêm chút tiền cho một ly grande latte tại Starbucks hay món iGadget mới nhất của Apple, thì chúng ta đang “mua” tính “bầy đàn” đặc biệt đó. Nó cho chúng ta một trải nghiệm và nhận diện hàng ngày mà không dễ gì định lượng được.
Joanne Weidman, một chuyên gia về hôn nhân và gia đình ở Los Angeles, cho rằng có một vài thứ liên quan đến tiền bạc có thể gây ra những xung đột trong các mối quan hệ. Nhưng bà cũng cho thấy một thực tế về chuyện “mê” cà phê: “Tất cả chúng ta đều cần một cách an toàn để phung phí tiền bạc hay nuông chiều bản thân. 1% chúng ta có thể phung phí tiền vào xe hơi, những chiếc áo lông thú hay đi nghỉ mát, nhưng 99% chúng ta là phung phí tiền vào những thứ không cần thiết như đi làm tóc, rượu ngon, giày, mát-xa và... cà phê.
Một khi đã trở thành thói quen thì điều đó mang lại sự thoải mái cho chúng ta. Công việc có thể có rồi mất, hôn nhân cũng có khi kết thúc, bạn bè cũng thỉnh thoảng lại ốm nhưng Starbucks luôn luôn giữ nguyên hương vị khi chúng ta bước vào cửa tiệm của họ. Đó là sự tuyệt vời của một thương hiệu cao cấp – đó không phải là chuyện tiền bạc, mà là ý nghĩa.”
Có thể bạn sẽ ngạc nhiên nhưng thật sự người Mỹ hiện tại tiêu thụ ít cà phê hơn nhiều so với cách đây vài thế hệ. Năm 2013, Jeremy Olshan dẫn chứng rằng thời kì đỉnh điểm của người Mỹ là năm 1946, khi đó họ uống gấp đôi số lượng bây giờ. Lượng cà phê tiêu thụ chỉ giảm khi có cảnh báo rằng nó ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Nhưng giờ đây cà phê được xem như mang lại những lợi ích về sức khỏe, được chế biến cẩn thận hơn và được giới thiệu là chất kết dính cần thiết cho cộng đồng.
Một “tín đồ” cà phê nhớ lại: “Vào đầu thập niên 1990, khi tôi còn trẻ, các quán cà phê dường như mọc lên khắp mọi nơi, suốt cả đêm ngày. Tôi cảm thấy như mình đã tìm được một phòng khách công cộng, nơi tôi có thể gặp bạn bè, một nơi vừa phải để tổ chức những cuộc họp bàn chuyện làm ăn. Nó thật hoàn hảo – sạch sẽ, lạc quan, hợp thời – không bình thường như ở nhà nhưng thoải mái hơn văn phòng tôi nhiều. Có mặt ở nơi đó thật tuyệt. Tôi thấy giống như trả 4 USD để được trải nghiệm, thưởng thức cái cảm giác của sự quan trọng trong một thành phố lớn vốn thiếu sự thân thiện. Tôi thích cảnh khi kêu một ly cà phê và được nhân viên hỏi han về ngày làm việc của mình.”
Vì thế cà phê thật sự đã trở thành món xa xỉ vừa túi tiền; và bản thân tách cà phê đó vẫn giữ nguyên “chi phí” cho một trải nghiệm lớn hơn.
Ở một mức độ nào đó, dường như vẫn là “điên khùng” khi nhiều người Mỹ tiếp tục chi 1.000 USD/năm cho sở thích cà phê của họ, tạo nên một ngành công nghiệp có giá trị đến 30 tỉ USD (và còn tăng nữa). Cũng thật lạ lùng khi hàng đống người tụ tập trước các cửa tiệm và chờ 20-25 phút để có được ly cà phê.
Ở mức độ lý trí thì quả là... không có lý tí nào, nhưng ở mức độ cảm xúc thì điều này hoàn toàn có lý. Đó là một nguồn vui rất “con người”. Và trong thời đại tự động hóa, cắt giảm nhân công và thuê ngoài ngày càng gia tăng này thì càng có nhiều cơ hội kinh doanh trong tương lai sẽ dính dáng đến việc tạo ra những “nghi lễ” mang lại niềm vui như thế.

Những đồn đại về mẫu Rolls-Royce mui xếp mới đã lan trên internet vài tháng nay. Và giờ đây giờ đây mẫu xe này đã có tên “Dawn” - Bình minh.

Rolls-Royce Silver Dawn 1952
Tuy chưa công bố thiết kế cuối cùng, song Chủ tịch Rolls-Royce khu vực Bắc Mỹ Eric Sheperd tại triển lãm ôtô New York Auto hồi tháng 4 tin tưởng rằng “đây là chiếc Rolls-Royce đẹp nhất mà tôi từng thấy”.
Rolls-Royce Dawn là “phiên bản tiếp nối” của mẫu Wraith coupe, theo người phát ngôn Rolls-Royce.
Rolls-Royce Dawn là mẫu convertible, nhưng bạn không được phép gọi như vậy. Trong thế giới xe sang, Rolls-Royce đặt ra tiêu chuẩn của riêng mình. Hãng chưa sản xuất SUV nhưng đang tạo ra “dòng xe thân cao và đi được trên mọi địa hình”. Điều này hoàn toàn phù hợp với cách thức Rolls đang thực hiện. Các mẫu convertible của hãng theo truyền thống được gọi là “drophead”.
Trong trường hợp này, Rolls-Royce Dawn là “drophead coupe”.
Rolls-Royce Dawn mới sẽ là mẫu xe mui xếp tuyệt vời, ấn tượng khác hẳn các mẫu xe Rolls-Royce khác. Ngay từ tên gọi của chiếc xe, chúng ta đã có thể hình dung ra được hình ảnh của một buổi bình minh tràn ngập ánh sáng và cảm xúc, cùng những điều thú vị mà mỗi ngày mới mang đến, ông Torsten Mueller-Oetvoes, CEO của Rolls-Royce nói.

Rolls-Royce Wraith

Dự kiến, Rolls-Royce Dawn sẽ được trang bị động cơ 6,6 lít, tăng áp kép V12, công suất 600 mã lực.
Khi Rolls-Royce Dawn xuất hiện trên đường phố vào năm tới, nó sẽ làm sống lại một trong những cái tên nổi tiếng và hiếm hoi được dùng lần đầu tiên vào năm 1949. Tên “Dawn” được đặt cho 28 chiếc xe “drophead” đặc biệt sản xuất từ năm 1950 đến 1954.
Dự kiến Rolls-Royce Dawn sẽ trình làng vào đầu năm 2016.

Andrew Ly và các anh em đã biến Sugar Bowl Bakery từ một cửa hàng nhỏ thành nhà cung cấp cho nhiều chuỗi siêu thị nổi tiếng như Wal-Mart hay Costco với doanh thu 100 triệu USD mỗi năm.

Gia đình Ly có một cửa hàng tạp hóa nhỏ tại một ngôi làng ở miền Nam Việt Nam. Năm 17 tuổi, anh cả của ông xin vào làm trong một nhà máy may ở Sài Gòn, còn người anh thứ hai làm trong một hiệu bánh ở Bạc Liêu. Ly cũng bỏ học từ năm lớp 6 để phụ giúp gia đình.
Năm 1979, cả gia đình ông chuyển tới Fairfield, California (Mỹ) với hai bàn tay trắng. Các anh trai của ông làm việc tại nhà hàng và giao báo, trong khi vợ của họ làm thợ may. Ly cũng làm việc vào ban đêm, học tiếng Anh ban ngày và theo học bằng kế toán tại Đại học San Francisco State. Trong một thời gian dài, cả nhà 7 người phải sống trong một căn hộ một phòng ngủ tại Tenderloin. Họ luôn tiết kiệm và chẳng dám tiêu xài như những người bình thường.
Năm 1984, một người bạn của Ly cho ông biết về một quán cà phê nhỏ đang rao bán. Vì thế, cả nhà Ly gom hết tiền tiết kiệm để mua với giá 40.000 USD. Nó có tên Sugar Bowl Bakery và gia đình ông quyết định giữ nguyên tên đó. Người bán đã dạy họ cách làm một số loại bánh đơn giản, như bánh rán hay bánh tai voi. Sau đó, họ bắt đầu bán bánh cho các quán cà phê và chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Elevens xung quanh. Doanh thu bắt đầu tăng lên và cửa hàng nhanh chóng tiết kiệm được cả trăm nghìn USD.
Andrew Ly trong nhà máy sản xuất bánh của gia đình
Năm 1986, một số thành viên trong gia đình muốn phát triển việc làm ăn. Trong khi đó, người khác lại muốn tăng tiền tích cóp bằng cách đầu tư vào bất động sản. Ly đã thuyết phục các anh trai rằng họ có thể vừa có bất động sản, vừa mở rộng kinh doanh. Vì thế, họ tìm mua một tòa nhà. Khi chọn được một địa điểm tại Daly City, họ đã đề nghị chính người bán cho vay tiền. Gia đình Ly trả trước 60.000 USD và trả dần hơn 2.200 USD mỗi tháng trong 10 năm.
Sau đó, đều đặn hàng ngày, Ly và một người lái xe thay phiên nhau giao bánh. Họ nhận tiền hàng vào những ngày cuối tuần. Năm 1989, Ly mua tòa nhà thứ 3 với 360.000 USD, lần này dùng vốn vay ngân hàng. Mục tiêu của Ly là mỗi anh em quản lý một cửa hàng.
Ly muốn mở rộng mạng lưới và tìm cách thu hút khách hàng. Vì thế, ông bắt đầu tham gia nhiều sự kiện ẩm thực. Năm 1992, Ly phát hiện ra các khách sạn thường mua bánh bên ngoài để tiết kiệm chi phí. Vì thế, họ bắt đầu bán loại bánh Parc 55 với giá 22 cent, và bắt đầu mở dịch vụ thực phẩm mới với khoản vay 500.000 USD từ Cơ quan quản lý Doanh nghiệp nhỏ Mỹ.
Tuy nhiên, họ không được đào tạo căn bản để làm bánh. Ly từng đưa một chiếc bánh kiểu Trung Quốc cho một đầu bếp. Người này đã cười ông và nói không thể bán loại bánh này cho các khách hàng đã quen ăn bánh ngọt Pháp. Vì thế, Ly cử một người cháu trai tới Học viện Ẩm thực Mỹ ở Thung lũng Napa để học làm thợ bánh. Trước khi người cháu tốt nghiệp, Ly và một người anh trai tiếp tục tìm cách cải thiện loại bánh sừng bò hiện tại bằng cách nghiên cứu sản phẩm của các đối thủ.
Họ cố tìm ra công thức đã được sử dụng, nhưng thất bại. Rất may là sau đó, họ thuê được một trong những người thợ làm bánh của các cửa hàng trên.
Sau đó, họ lập Tập đoàn Ly Brothers, Ly làm CEO. Ông là người duy nhất có thể nói tốt tiếng Anh và có suy nghĩ độc đáo. Vì thế, ông được cả gia đình tin tưởng lãnh đạo công ty.
Sau khi thành công trong việc bán hàng cho các khách sạn, bệnh viện và doanh nghiệp công nghệ trong thị trấn, họ bắt đầu hướng tới các hãng bán lẻ lớn. Năm 2000, họ thuê một người môi giới, giới thiệu mình cho Costco. Phải mất 2 năm, họ mới tìm ra sản phẩm có thể bán ổn định tại đây - bánh tai voi.
Đó cũng là lúc Ly quyết định tập trung vào các hãng bán lẻ số lượng lớn như Safeway, Kroger và Wal-Mart. Khi đã có 7 điểm bán lẻ, họ bắt đầu gặp khó trong việc quản lý các mô hình kinh doanh khác nhau. Vì thế, sau khủng hoảng tài chính 2008, họ bán bớt các mảng kinh doanh, giảm gần hết số dòng sản phẩm để hạ chi phí và tăng biên lợi nhuận. Ngày nay, công ty ông đã có doanh thu 100 triệu USD mỗi năm.
Ly tiết lộ khi khách hàng không muốn thử sản phẩm mới, ông đặt mẫu thử và giấy nhắn vào hộp giao hàng. Ly cho rằng nếu không kiên trì, ông sẽ bị các đối thủ lấn át. Bên cạnh đó, để khuyến khích nhân viên, ông cũng thưởng điểm cho các ý tưởng tốt. Nếu tích đủ điểm, họ có thể đổi lấy rất nhiều phần quà, như bữa trưa hay iPad.
Năm 2013, trong một bài phát biểu tại San Francisco, Tổng thống Mỹ - Barrack Obama còn lấy ví dụ về công ty của Ly khi nói tới những người nhập cư. Khi tới đây, Ly chẳng có tiền bạc và cũng không biết tiếng Anh. Nhưng ông tự hào khi đã dẫn dắt cả gia đình tới địa vị mà ngày xưa họ chẳng dám mơ tới. Vì thế, khi dạy những người trẻ, ông thường khuyên họ đừng bao giờ bỏ cuộc. Hãy làm việc chăm chỉ, có lương tâm và kỷ luật. Đó là công thức để thành công

Không chỉ đảm bảo được kết cấu bền vững, ngôi nhà còn rất đẹp, thanh lịch và tiện nghi.

Rời bỏ sự nghiệp tươi sáng ở New York (Mỹ), Elora Hardy tới Bali ( Indonesia) để xây dựng ngôi nhà tre. Cô cùng những cộng sự của mình và người dân bản địa tìm tòi, cải tiến việc sử dụng tre xây nhà.

 Nguồn cảm hứng của Elora tới từ người cha của cô. Ông đã sử dụng tre để xây dựng tất cả các công trình của mình. 6 năm trước, ông xây dựng một ngôi trường ở Bali với nguyên liệu chủ yếu là tre. Elora nhận ra độ bền bỉ, vẻ đẹp của tre và quyết định sử dụng trong các công trình của mình.

 Đây là nguồn nguyên liệu có khả năng tái tạo rất nhanh, một trong những loại cây phát triển tốt nhất. Tre có khả năng chịu lực không kém gì thép. Điểm yếu duy nhất là dễ bị sâu bênh và ẩm mốc. Elora và một số kiến trúc sư trên thế giới đã biết cách xử lý để có được nguồn vật liệu tốt.

 Elora tập hợp một nhóm các kiến trúc sư, nhà thiết kế, các thợ thủ công lành nghề thành nhóm Ibuku (Mẹ Trái đất của tôi). Trong 5 năm qua, họ đã xây dựng 50 công trình độc đáo, phần lớn ở Bali. Trong đó có cả những khu nghỉ tiện nghi, nhà ở bao quanh bởi vườn cây, những cây cầu hoàn toàn bằng tre.

 Đường dẫn vào ngôi nhà 6 tầng bằng tre là một cây cầu mái vòm cong. Những người thiết kế và thi công luôn tìm những giải pháp sáng tạo để ngôi nhà vừa thân thiện, vừa tiện nghi và đẹp nhất có thể.

 Phòng khách nằm ở tầng 4 nhìn ra là kkhung cảnh xanh mát bên ngoài. Một số phòng có cửa sổ lớn để có điều hòa không khí, tránh các loại muỗi bọ.

 Chất liệu tre khiến ngôi nhà có cảm giác nhẹ nhàng, thanh lịch, đem lại sự thư thái cho người sống trong nhà.

 Khu phòng tắm tiện nghi không kém các khu nghỉ dưỡng sang trọng.

Chỉ sử dụng một chất liệu nhưng nhiều hình thức khác nhau khiến ngôi nhà có vẻ đẹp tinh tế.


 Những người thiết kế luôn đặt ra những câu hỏi:"Tại sao cửa phải vuông vắn mà không thể tròn, uốn lượn?". Nhờ đó, ngôi nhà có nhiều kiểu cửa, vách, sàn phong phú.

 Có khoảng 1.400 chủng loại tre trên thế giới với các màu sắc, kích thước khác biệt nên các KTS có thể thỏa sức sáng tạo.

Ngôi nhà với không gian mở, hạn chế cửa sổ, vách ngăn lung linh trong ánh đèn giống như chiếc lồng tre.

Chương trình "Coca Cola Founders" được thành lập với mong muốn cung cấp vốn và nguồn lực cần thiết cho những công ty khởi nghiệp có ý tưởng tốt và tiềm năng mang lại lợi ích cho Coca Cola.


Coca-Cola đã 130 năm tuổi, có vốn hóa thị trường 179 tỷ USD, thuê 129.000 nhân viên và họ đang làm rất, rất tốt.
Sản xuất nước soda chỉ là bề nổi của câu chuyện Coca Cola. Còn có hàng loạt công việc khác liên quan đến các siêu thị, cửa hàng trên toàn cầu; đáp ứng nhu cầu khổng lồ thông qua các chuỗi cung ứng, lưu trữ hàng hóa, bao bì sản phẩm, nhân viên, chưa kể đến doanh số bán hàng và các chiến dịch marketing.
Mỗi một phần trong số đó đều là một bộ phận khổng lồ, hoạt động độc lập, thậm chí là một doanh nghiệp liên quan đến đế chế Coca-Cola hùng mạnh.
Tuy nhiên, David Butler – Phó chủ tịch phòng cải tiến của Coca Cola chia sẻ rằng: “Trong thời điểm làn sóng khởi nghiệp sục sôi trên toàn thế giới, thậm chí khiến nhiều doanh nghiệp lớn điêu đứng cũng là lúc Coke hiểu rằng, họ không thể lờ đi việc này”.
Chính vì vậy, chương trình “Coca-Cola Founders” ra đời. Đây được cho là bàn đạp giúp các nhà sáng lập trẻ có điều kiện nhận được nguồn vốn đầu tư, kết hợp với những nguồn lực cần thiết để giải quyết “thử thách tỷ đô” của Coca-Cola với hy vọng tạo lập doanh nghiệp của riêng mình. Và dĩ nhiên, họ được tự do sáng tạo và thử sức trong nhiều lĩnh vực chứ không bị gò bó phải trở thành một nhà sản xuất soda.
Hiện tại, đã có 11 công ty khởi nghiệp tham gia chương trình và một nửa trong số đó đang hướng đến các vòng huy động vốn.
“Coca-Cola Founders” là phiên bản thứ 3 của chương trình tìm kiếm những cách làm kinh doanh kiểu mới. Phiên bản đầu tiên đã bị thất bại bởi đây gần như chỉ là nơi tập hợp của một nhóm lãnh đạo và nhà quản lý cố gắng nghĩ ra những ý tưởng khởi nghiệp mới. “Chương trình này thực chất là cuộc họp bàn của những nhà lãnh đạo, không phải những người thích chính phục và khám phá”.
Phiên bản thứ 2 cải tiến hơn khi có sự tham gia của các doanh nhân thực thụ. Họ làm việc như những nhân viên đầu tiên của công ty và tham gia giải quyết những vấn đề khó khăn nhất. Tuy nhiên, việc thiếu tính công bằng và lòng nhiệt huyết của các nhà sáng lập khiến chương trình cuối cùng cũng thất bại.
Đến mãi đầu năm 2014, “Coca-Cola Founders” mới chính thức được hình thành. Một số công ty khởi nghiệp tham gia chương trình ngay từ đầu như Wonolo đã tách thành công ty độc lập và Coke trở thành cổ đông của họ.
Giống như nhiều tổ chức ươm mầm khởi nghiệp khác, Butler khẳng định "Coca Cola Founders” là "nền tảng" cung cấp vốn và mạng lưới quan hệ cho các nhà sáng lập. Tuy nhiên, điểm khác biệt là ở chỗ Coca Cola sẽ tham gia cùng họ trong một chặng đường dài. Không có giới hạn về số lượng các startup cũng như thời hạn họ có thể tham gia và số tiền vốn họ có thể nhận được.
Dĩ nhiên, những startup được chọn tham gia chương trình phải có một ý tưởng lớn có ích cho công việc kinh doanh của Coke. Ngược lại, bản thân các nhà sáng lập và công ty khởi nghiệp này cũng có cơ hội tiếp cận đến những khách hàng lớn đầu tiên thông qua Coke. Hiện Coca-Cola đang nắm giữ 20% cổ phần tại các công ty khởi nghiệp.
Cuối cùng, bằng việc hỗ trợ các nhà sáng lập tiếp cận với vốn và các nguồn lực sẵn có, Coca-Cola không chỉ có cơ hội mở rộng mảng kinh doanh, bắt kịp xu hướng trên toàn cầu mà còn giúp sản sinh ra nhiều công ty khởi nghiệp thành công hơn cho thế giới.

Nếu bạn từng muốn mãnh lực của Ferrari trong một chiếc xe Ý nhỏ gọn hơn linh hoạt hơn, thì đây là cơ hội của bạn. Lazzarini Design Studio tại Rome đã thiết kế chiếc Italia 550 được trang bị động cơ Ferrari 458 Italia với thân xe Fiat 500.


Chiếc concetp được nới thêm 10 inch (25,4 cm) phía trước và 14 inch (35,5 cm) phía sau để phù hợp với cấu hình động cơ đặt giữa. Thân xe sử dụng khá nhiều sợi carbon và nhôm với hệ thống phanh carbon ceramic để tối ưu hóa khả năng phanh ở tốc độ cao và giảm mài mòn của đĩa/má phanh, và nhiều đường nét thiết kế mang phong cách Italia.

Các đường sọc xanh, trắng và đỏ lấy cảm hứng từ quốc kỳ Italia chạy dọc mui xe và xe có một gương hậu màu xanh và một gương màu đỏ. Hệ màu sắc này tiếp tục được áp dụng trong trang trí nội thất với vô-lăng và ghế ngồi có các đường sọc đỏ, xanh và trắng.


Ghế sau được tháo bỏ để dành chỗ lắp động cơ Ferrari F136FB V-8, công suất 550 mã lực; có thể nâng cấp tăng áp lên 730 mã lực; hệ thống giảm xóc, hộp số và bộ truyền lực kiểu F1 cũng được chuyển sang từ Ferrari 458 Italia.


Lazzarini Design Studio chỉ sản xuất duy nhất một chiếc 550 Italia. Xe có giá bán 550.000 USD.

Đã xuất khẩu cà phê nguyên liệu sang nhiều nước châu Âu, song với chị Tuyết, chinh phục thị trường nội địa lại không đơn giản.

Sinh ra và lớn lên tại Đăk Hà (Kon Tum), làm quen với những hạt cà phê từ nhỏ nhờ xưởng sơ chế của ba mẹ nên chị Phạm Thị Tuyết (sinh năm 1987) hiểu rõ những khó khăn mà những người nông dân Tây Nguyên nếm trải.
Sau khi tốt nghiệp đại học, thay vì nộp hồ sơ xin việc vào một ngân hàng theo đúng chuyên ngành, chị quyết định gắn bó với cây cà phê - điều mà ba mẹ đều không mong muốn từ trước đó.
"Mình muốn làm một điều gì đó cho quê hương cũng như đối với thứ hạt nâu trên cao nguyên đã nuôi lớn rất nhiều thế hệ trên mảnh đất này", chị cho biết.
Năm 2012, được sự đồng ý của ba mẹ chị chính thức tiếp quản cơ sở sản xuất của gia đình. Nhận thấy việc sơ chế và xuất khẩu cà phê nhân xô luôn bấp bênh do bị động về giá cả lẫn thị trường. Cùng đó, dù là nước xuất khẩu cà phê nhất nhì thế giới nhưng gần như người tiêu dùng Việt Nam đang sử dụng các sản phẩm "cà phê không hoàn toàn là cà phê". Điều này, ít nhiều ảnh hưởng đến niềm tin đối với sản phẩm.
Nữ giám đốc 8x mong muốn người tiêu dùng được thưởng thức sản phẩm cà phê nguyên chất, an toàn và chất lượng.
"Khi đó mình nghĩ nếu hạt cà phê được rang xay, chế biến và tiêu thụ tại thị trường nội địa thì sản lượng cà phê nguyên liệu do người nông dân Tây Nguyên gieo trồng, thu hoạch, sơ chế sẽ có đầu ra đảm bảo và giá thành ổn định hơn. Thực sự mình mong muốn xây dựng một thương hiệu cà phê truy nguyên được nguồn gốc, tạo ra một sản phẩm cà phê Made in Vietnam đúng nghĩa", chị cho biết.
Lợi thế sẵn có vùng nguyên liệu, song phải mất gần 3 năm, khảo sát, tìm hiểu thị trường và sản xuất, sản phẩm cà phê chế biến đầu tiên của Tuyết mới bắt đầu được chào hàng nội địa. Tuy nhiên, chị gặp phải nhiều ý kiến trái chiều từ người tiêu dùng.
"Bên cạnh những lời khen không ít khách hàng cho rằng cà phê nhạt và loãng vì họ đã quen với loại cà phê đen, đậm, đặc sánh hiện có", chị bộc bạch.
Việc truyền thông để thay đổi cách nhìn của người tiêu dùng về cà phê nguyên chất, rang mộc cũng được chị tính đến, song cũng không dễ dàng bởi hạn chế nhân lực có kiến thức về cà phê. Ngoài ra, do nguồn vốn hạn hẹp nên định mức đầu tư cho mảng cà phê thành phẩm của chị cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Thu nhận mọi lời khen chê từ khách hàng, việc nâng cao chất lượng sản phẩm được đặt chị đặt lên hàng đầu. Theo đó, đầu tiên chị tập trung nâng cao ý thức sản xuất của người nông dân. Việc chăm sóc, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch sai quy cách sẽ khiến hạt cà phê chất lượng thấp. Vì vậy, chị đã hỗ trợ các hộ nông dân thành lập các tổ hợp tác sản xuất theo quy trình, quy chuẩn của các chứng nhận quốc tế.
"Với các tổ hợp tác sẽ giúp cho nông dân có thể trao đổi kinh nghiệm, học tập kiến thức mới để sản xuất tốt hơn, đồng thời, giúp công ty có nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định, chất lượng cao và đảm bảo việc kiểm soát nguồn gốc, chất lượng đầu vào cho sản phẩm", chị cho biết.
Sau nhiều nỗ lực chinh phục người tiêu dùng trong nước, hiện công ty của chị đã có thêm 4 dòng sản phẩm cà phê gồm: phin túi lọc,dạng bột, nguyên hạt và chồn. Dù vậy, để có đầu ra đa dạng cho sản phẩm sơ chế và có vốn quay vòng cho thương hiệu riêng, Tuyết vẫn cố gắng duy trì mảng xuất khẩu cà phê xô.
Chia sẻ về sản phẩm mới của mình, nữ doanh nhân trẻ cho biết không quá kỳ vọng sản phẩm sẽ nổi tiếng như số ít thương hiệu trên thị trường hiện nay. "Mục tiêu của mình chỉ đơn giản là những người tiêu dùng được sử dụng những sản phẩm cà phê đích thực mà không phải băn khoăn nghi ngờ đây là cà phê hay chỉ là thứ uống gì ra na ná cà phê", chị nói.
Song song với việc phát triển thị trường cà phê bột nguyên chất, chị Tuyết và cộng sự đang tiếp tục cải tiến, cập nhật các xu hướng mới đến người thưởng thức cà phê Việt Nam. Chị cho biết các dòng sản phẩm mới sẽ được nghiên cứu và ra mắt thị trường trong thời gian tới.
"Trong 5 năm tới, cách uống cà phê của người Việt sẽ thay đổi theo hướng tích cực và lượng tiêu thụ cà phê sẽ ngày càng tăng. Hiện nay, có không ít người có kiến thức về cà phê, đang hướng đến nhu cầu thưởng thức cà phê ngon, an toàn, tiện lợi nhưng không kém phần tinh tế", chị chia sẻ.
Để sản phẩm của mình đến rộng rãi hơn với người tiêu dùng phía Bắc, mới đây chi nhánh của công ty đã được khai trương tại Hà Nội. Theo kế hoạch, các đại lý cũng sẽ được mở tại các tỉnh thành khác như: Lào Cai, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương.

Israel trở thành "quốc gia khởi nghiệp" đáng ngưỡng mộ như vậy là bởi họ buộc phải phát triển và giữ được đà phát triển đó.




Trải qua gần 1 thập kỷ, thị trường startup Việt Nam vẫn đối mặt với sự thiếu hụt những công ty “chất lượng”, sự hỗ trợ chưa “tới” và vốn đầu tư chưa đủ. Tuy vậy, tất cả những vấn đề này đang dần được thay đổi bởi một làn sóng doanh nhân và nhà đầu tư mới nhằm định hình lại hệ sinh thái startup Việt Nam.
Trong khi mối liên kết giữa các nhà đầu tư và công ty khởi nghiệp tại nhiều quốc gia trên khắp châu Á đang dần tiến triển thì đây lại vẫn là vấn đề nan giải ở Việt Nam. “Nếu không có các nhà đầu tư thì sẽ không thể có một hệ sinh thái startup hoàn chỉnh”, theo bà Thủy Trương – đồng sáng lập GreenGar, công ty có trụ sở tại Việt Nam đầu tiên được chấp nhận tham gia vào chương trình 500 Startups.
Cũng theo anh Nam Đỗ - đồng sáng lập và CEO của SeeSpace thì hệ sinh thái startup hiện chưa có tại Việt Nam, nhưng quốc gia này bước đầu xây dựng nó.
Áp dụng mô hình "quốc gia khởi nghiệp Israel"?
2015 là năm đầu tiên Việt Nam được mời tham gia Start Tel Aviv – cuộc thi khởi nghiệp được tổ chức bởi Phòng kinh tế và thương mại Israel. Cùng thời điểm này, Việt Nam cũng đang nhắm đến việc kết nối các trung tâm nghiên cứu và phát triển tại các trường đại học với các doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Theo Bộ trưởng bộ Khoa học công nghệ Nguyễn Quân, các công ty khởi nghiệp nên phát triển từ những trường đại học hay viện nghiên cứu. “Việt Nam có thể bắt đầu với những công ty khởi nghiệp từ trường học, sau đó đến thành phố, rồi cuối cùng là cấp quốc gia”. Ông Quân cũng tiết lộ mục tiêu của Việt Nam là có 5.000 công ty công nghệ vào năm 2020.
Israel là một trong những quốc gia rất chú trọng đến R&D (nghiên cứu và phát triển) với tỷ lệ R&D/GDP cao bậc nhất thế giới. Những "gã khổng lồ" trên toàn thế giới như Intel, eBay, Apple, IBM, Google và Microsoft đều phải đến Israel và đầu tư vào các công ty khởi nghiệp và trung tâm R&D tại đây. Nếu Microsoft đã ra mắt trung tâm R&D thì Apple lại mua 2 công ty khởi nghiệp chỉ trong vòng 2 năm, còn Intel thì đầu tư vào 64 startup tại Israel.
Vậy điều gì khiến hệ sinh thái startup của Israel tuyệt vời đến vậy? Theo Oren Simanian – nhà sáng lập của StarTau tại “thành phố khởi nghiệp” Tel Aviv thì “Israel buộc phải phát triển và giữ được đà phát triển đó”.
“Một khi đứng trong tình thế không còn lựa chọn nào khác, bạn sẽ phải làm điều tốt nhất mà mình có thể”. Thêm vào đó, văn hóa đa ngôn ngữ và tinh thần sẵn sàng đương đầu với thử thách, rủi ro của người Israel đã góp phần tạo nên thành công cho họ. “Nếu không tạo ra được một nền kinh tế tốt, bạn sẽ bị cô lập”.
Sáng tạo là yếu tố then chốt
Sự sáng tạo sẽ giúp Việt Nam phát triển từ một quốc gia có thu nhập trung bình thành đất nước giàu có. Để đạt được điều này, thế hệ các doanh nhân trẻ tuổi là yếu tố then chốt. Tạo ra hệ sinh thái cách tân sẽ giải quyết được 2 vấn đề: Tính cạnh tranh và thất nghiệp. Vì vậy, mối liên hệ giữa yếu tố tư nhân và sự trợ giúp từ Chính phủ là rất cần thiết.
Vấn về vốn
Thử thách lớn nhất khi các quỹ đầu tư gia nhập vào thị trường Việt Nam là tìm ra một đội ngũ giỏi có thể thực hiện các dự án của họ. Nhiều người phàn nàn rằng, họ không thể tìm ra được những nhà sáng lập tài năng. Cũng chính bởi vậy, phải mất đến vài tháng để hoàn thành một thỏa thuận tại Việt Nam.
Hiện nhiều chuyên gia cho rằng môi trường kinh doanh tại Việt Nam vẫn chưa cởi mở như nhiều quốc gia khác trong khu vực nhưng họ tin rằng điều này sẽ sớm được thay đổi.
“Trong vòng 3- 5 năm tới, các công ty khởi nghiệp của Việt Nam sẽ mở rộng ra nước ngoài và đây là cơ hội tốt để đầu tư”, phó chủ tịch IDG Venture Vietnam Trương Nguyễn nói. “Những tiến triển trong việc xây dựng hệ sinh thái startup sẽ giúp Việt Nam thâm nhập vào thị trường khác. Các doanh nhân Việt Nam đang ngày càng nỗ lực đổi mới để cạnh tranh với thế giới”.
Thực tế, các công ty khởi nghiệp Việt Nam vẫn tập trung quá nhiều vào thị trường trong nước. Trong khi đó, các startup tiêu biểu sẽ có tiềm năng trở thành các công ty lớn tại địa phương, theo Dzung Nguyễn – chủ tịch Cyberagent Venture của Việt Nam và Thái Lan nói.
Bên cạnh đó, các quỹ đầu tư toàn cầu cũng đang bắt đầu thâm nhập vào châu Á và đầu tư hàng triệu USD. “Xu hướng này sẽ hỗ trợ cho các công ty khởi nghiệp. Đây cũng là lý do tại sao chúng tôi đang tìm kiếm nhiều khoản đầu tư hơn tại Đông Nam Á. Sẽ có khoảng 15 khoản đầu tư trong vòng 5 năm tới”.
Mở rộng ra Đông Nam Á
Hàng loạt các công ty khởi nghiệp của Việt Nam đã mở rộng hoạt động ra các nước trong khu vực Đông Nam Á như Appota, CleverAds và Peacesoft. Tuy nhiên, để thâm nhập vào thị trường nước ngoài, Appota và Peacesoft nói rằng các doanh nhân trẻ cần phải hợp tác với các công ty địa phương. Có nhiều cách để một startup có thể hợp tác với các công ty trong nước thay vì bắt tay với các đối thủ trong cùng lĩnh vực.
Các công ty khởi nghiệp và quỹ đầu tư thành công trên toàn cầu cũng khuyên các doanh nhân trẻ nên thử nghiệm và tìm hiểu các mô hình của mỗi nước và chọn ra sản phẩm phù hợp để phát triển.
Ví dụ thành công điển hình là Foody.vn – một website tìm kiếm thức ăn đã nhanh chóng tiến ra thị trường Đông Nam Á (tại Singapore, Malaysia và Thái Lan). Tuy nhiên, họ sẽ phải mất từ 3 – 5 năm nữa để trở thành công ty giá trị 1 tỷ USD.
Việt Nam sẽ trở thành trung tâm khởi nghiệp
Hệ sinh thái khởi nghiệp đang đứng ở ngưỡng cửa trở nên hết sức “khổng lồ” theo Eryadi K. Masli – giảng viên tại đại học Swinburne, Australia nói.
Nhiều năm trước, thế giới không chú ý đến thị trường khởi nghiệp tại Việt Nam, nhưng hiện tượng Flappy Bird đã thay đổi quan điểm này. Rất nhiều công ty khởi nghiệp của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng.
“Con người Việt Nam thông minh, sự hỗ trợ từ chính phủ ngày càng nhiều và dòng vốn ồ ạt của các quỹ đầu tư sẽ giúp Việt Nam sớm trở thành địa điểm nóng nhất cho các công ty khởi nghiệp”.

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.