tháng 8 2014

Quan điểm của ông là tạo ra một sản phẩm thật hấp dẫn và khác biệt, sau đó nói với thị trường đó chính là cái họ cần.

Apple được Steve Jobs lập ra năm 1976 trong một gara tồi tàn, với số vốn khiêm tốn. Vì thế, con đường ông đưa Apple đi lên thành công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới có thể giúp các nhà khởi nghiệp rút ra rất nhiều bài học, theo Entrepreneur.

1. Thành công luôn đi kèm với sự kiên trì

Steve Jobs giới thiệu iPod Nano tại San Francisco năm 2007. Ảnh: ABC News

Steve Jobs thành công nhờ sự kiên trì khi đối mặt với hàng loạt thất bại. Ông hiểu rằng đây là một phần của chuyến đi và nó thậm chí sẽ giúp ông nghĩ ra thêm ý tưởng mới. Bạn hãy xem cách ông ấy vươn lên khi bị chính Apple sa thải năm 1985. Chỉ sau đó vài tháng, Steve đã thành lập Pixar, rồi đến NeXT.

"Tôi bị thuyết phục rằng gần một nửa lý do tạo nên sự khác biệt giữa người thành công và người không chính là sự kiên trì", Steve cho biết trong một buổi phỏng vấn năm 1995.

2. Khi đã lên chức CEO, hãy làm tốt vai trò bán hàng

Steve Jobs vẫn giữ chức vụ chủ chốt trong việc kinh doanh tại Apple cho đến tận phút cuối. Trên YouTube, bạn có thể tìm thấy rất nhiều video ông diễn thuyết trước mặt khán giả. Các bài thuyết trình này đều có vẻ đơn giản và tự phát, nhưng thực tế, chúng đều đã được lên kế hoạch kỹ lưỡng. Chưa bao giờ trong 23 năm làm việc tại Apple, Steve lơ là trách nhiệm thúc đẩy doanh số cho công ty.

3. Tự tạo ra thị trường cho sản phẩm

Steve Jobs hoàn toàn phớt lờ lý thuyết "Hãy phục vụ thị trường cái họ cần". Ông không tin vào các tài liệu nghiên cứu thị trường và cho rằng "Người tiêu dùng còn chẳng biết họ muốn cái gì cho đến khi chúng ta tạo ra nó". Quan điểm của Steve là tạo ra thứ gì đó thật hấp dẫn và khác biệt đến mức không thể cưỡng lại được, và sau đó nói với thị trường đó là cái họ cần.

Ví dụ, khi mọi người đang hài lòng với máy nghe nhạc MP3, Steve tung ra iPod. Ngay lập tức, thiết bị này đã nâng nhu cầu của thị trường lên một cấp bậc mới.

4. Biết cải tiến ý tưởng sẵn có

Không phải lúc nào Steve Jobs cũng là người đi đầu trong phát triển sản phẩm. Nhưng ông có tầm nhìn bẩm sinh để biết cái gì sẽ gây bão trên thị trường. Rất nhiều sản phẩm của "Táo Khuyết" không phải là ý tưởng của Steve, mà được ông nhặt nhạnh ở đâu đó. Tài năng của ông nằm ở chỗ có thể định hình lại những ý tưởng đó và biến chúng thành thứ thống trị thị trường.

Một ví dụ điển hình là iPad. Tiền thân của thiết bị này là GridPad, được tạo ra năm 1989 và là một trong cả tá máy tính bảng đã không thể làm nên chuyện thời đó. Steve đã nghiên cứu mô hình này và cải tiến nó để mở ra thị trường cho máy tính bảng sau này.

5. Xuất sắc trong mọi công đoạn

Apple được gây dựng trên cơ sở xuất sắc từ khâu sản xuất, chuỗi cung ứng, kênh phân phối ra thị trường đến chiến lược quảng cáo. Steve từng nói rằng: "Hãy luôn là thước đo của chất lượng. Vì một số người vẫn chưa quen với môi trường luôn đòi hỏi sự xuất sắc".

6. Chú ý đến chi tiết

Với Steve Jobs, cả thiết kế và tính năng đều rất quan trọng. Ông luôn đòi hỏi thiết bị nhìn từ mặt trước hay mặt sau đều phải đẹp mắt. Thiết kế bên trong cũng vậy, vì kỹ sư khác sẽ nhìn thấy chúng khi tháo sản phẩm ra. Steve cho biết ông bị ảnh hưởng điều này từ cha mình - người luôn yêu cầu ông làm mặt sau hàng rào và tủ cũng cần phải chú ý, dù có thể chẳng ai nhìn được.

7. Có phong thái lãnh đạo

Steve Jobs đã cho chúng ta thấy tầm quan trọng của điều này trong việc thuyết phục thị trường. Apple chưa bao giờ có sức hấp dẫn như thế dưới thời cựu CEO - John Scully. Suy cho cùng, chính sự trở lại của Steve năm 1997 đã vực dậy cả Apple. Phong thái tinh tế của ông đã định hình cho thương hiệu "Táo Khuyết", khiến hãng có được sự tôn sùng của rất nhiều người hâm mộ.

8. Bán sự đơn giản

Tất cả sản phẩm của Apple đểu rất dễ dùng, do Steve Jobs ghét sự phức tạp. Với ông, đơn giản luôn là ưu tiên hàng đầu. Dễ sử dụng và thiết kế đơn giản đến mức tối thiểu là điểm khác biệt giữa sản phẩm của Apple và các đối thủ.

Steve biết rằng trong thế giới công nghệ đầy phức tạp, mọi người thích sự đơn giản và sẵn sàng trả giá cao hơn cho điều này. Các thông điệp marketing của ông đều nhấn mạnh điều đó. Ông cho thế giới thấy cuộc sống có thể trở nên thoải mái và dễ kiểm soát như thế nào nếu có thiết bị của mình.

9. Mọi con đường đều dẫn đến thành Rome

Steve Jobs không cảm thấy áp lực trước xu hướng thị trường. Ông nắm lấy mọi cơ hội marketing và thử mọi phương pháp, từ truyền thống đến cách tân, để quảng bá sản phẩm. Steve thành công vì đã tạo được một câu chuyện mạch lạc về Apple và biết kể nó theo tất cả các cách có thể thu hút khách hàng.

10. Xây dựng một đế chế toàn người tài

Steve Jobs nổi tiếng là người luôn đề cao việc săn tìm nhân viên tốt nhất. Một khi đã phát hiện người phù hợp, ông sẽ tự mình thuyết phục bằng được. Một trong những lần tuyển dụng nổi tiếng nhất của ông là Tim Cook - người kế nhiệm chức CEO Apple sau khi Steve nghỉ hưu.

Steve dĩ nhiên không cho rằng ông có thể làm tất cả một mình. Và kết quả là khi rời Apple, ông vẫn để lại một đội ngũ nhân sự xuất sắc có thể tiếp tục đưa công ty đi lên.

Hà Thu



Câu hỏi 1: Xin thầy hãy giải thích ý thầy về yoga, yogi và thiền.

Điều đầu tiên phải nhớ thiền không phải là một cái gì đó có thể được làm. Trên khắp thế giới, mọi người đều có khái niệm rằng thiền có nghĩa là làm một cái gì đó. Đó không phải là làm, đó không phải là hành động, đó là một cái gì đó xảy ra. Đó không phải là bạn đến với nó; nó đến với bạn và thấm vào bạn. Nó hủy hoại bạn theo cách này và tái tạo bạn theo cách khác. Nó là một cái gì đó quá sống động và quá vô hạn đến nỗi nó không thể là một phần trong công việc của bạn.

Vậy thì điều gì được thực hiện? Bạn chỉ có thể tạo ra hoàn cảnh để nó xuất hiện. Tất cả điều bạn có thể làm là trở nên dễ mẫn cảm và cởi mở với tồn tại từ mọi hướng.

Thông thường, chúng ta giống như tù nhân: Chúng ta tự khép kín bên trong chúng ta mà không có ô những cửa. Theo cách đó thì chúng ta đang chết. Người ta có thể nói, chúng ta đã trở thành “bằng chứng sống”: Cuộc sống không thể đến với chúng ta. Chúng ta đã tạo ra những rào cản và trở lực đối với cuộc sống, bởi vì cuộc sống có thể là nguy hiểm, là không thể kiểm soát; nó là một cái gì đó không nằm trong tay chúng ta. Chúng ta đã tạo ra sự tồn tại khép kín đối với chính chúng ta sao cho chúng ta có thể được bảo đảm chắc chắn, chúng ta có thể cảm thấy yên ổn thoải mái. Sự tồn tại khép kín này là thuận tiện, nhưng nó cũng là tê liệt, là chết. Chúng ta càng khép kín, chúng ta càng trở nên ít sống động hơn. Càng cởi mở chúng ta càng trở nên sống động hơn.

Thiền là ô cửa mở tới mọi khía cạnh, mọi hướng, mọi vấn đề. Nhưng trở nên cởi mở với mọi vấn đề lại nguy hiểm, mở ra với mọi thứ vô điều kiện lại làm cho chúng ta bất an. Không thể thoải mái bởi vì bất kỳ điều cũng có thể xảy ra. Tâm trí khao khát sự an toàn, sự thoải mái, sự chắc chắn thì không thể là tâm trí thiền định. Chỉ có tâm trí cởi mở với bất kỳ điều gì cuộc sống mang lại, chào đón mỗi và mọi vấn đề xảy ra, thậm chí là cái chết, thì có thể tạo ra trạng thái để thiền xuất hiện. Cho nên điều duy nhất bạn có thể thực hiện là trở nên lĩnh hội, cởi mở đối với thiền, trở nên hoàn toàn lĩnh hội – không phải đối với một hiện tượng đặc biệt nào mà đối với bất kỳ điều gì xảy ra.

Thiền không phải là một khía cạnh đặc biệt, nó là một sự tồn tại phi khía cạnh, một sự tồn tại mở ra với mỗi và mọi khía cạnh mà không có bất kỳ điều kiện nào, không có bất kỳ ham muốn nào, không có bất kỳ mong đợi nào. Nếu có một sự mong đợi nào đó thì sự mở ra sẽ không là toàn bộ. Nếu có bất kỳ điều kiện nào, bất kỳ ham muốn nào, nếu có bất kỳ “nếu” nào thì sự mở ra sẽ không thể là toàn bộ. Không phần nào của bạn nên giữ mãi khép kín. Nếu bạn không hoàn toàn cởi mở thì bạn sẽ không thể đón nhận được những hiện tượng sống động, đầy sinh lực, vô hạn. Nó không thể trở thành vị khách và bạn không thể trở thành chủ nhà.

Thiền chỉ là sự tạo ra một trạng thái đón nhận để một cái gì đó có thể xuất hiện, và tất cả điều bạn có thể thực hiện là chờ đợi.

Tâm trí chờ đợi là tâm trí đang chờ đợi cái chưa biết, bởi vì những gì sắp xảy ra thì không thể biết trước; thậm chí bạn không thể hình dung về điều đó. Có thể bạn đã từng nghe một cái gì đó về nó, nhưng đó không phải là kiến thức của bạn; nó vẫn giữ nguyên là chưa biết. Tâm trí chờ đợi cái chưa biết là tâm trí thiền định.

Khi bạn đang chờ đợi cái chưa biết thì kiến thức của bạn lại trở thành rào cản, bởi vì bạn càng nhận biết về kiến thức của mình thì bạn càng chắc chắn tự tống mình vào ngục tù. Bạn không được ở trong tâm trạng “biết”, bạn phải hoàn toàn vô minh; chỉ có thế thì cái chưa biết mới có thể đến với bạn. Thời điểm mà sự vô minh của bạn trở nên tự nhận biết nó, thời điểm bạn biết rằng bạn không biết thì đó là thời điểm bạn bắt đầu chờ đợi cái chưa biết.

Có hai loại người vô minh. Loại thứ nhất là không nhận biết về sự vô minh của họ – họ tự động nghĩ rằng họ biết. Đây là loại có kiến thức nhưng vô minh. Loại thứ hai là những người nhận biết về sự vô minh của họ. Đây là một dạng vô minh nhưng hiểu biết. Và thời điểm mà bạn trở nên nhận biết về sự vô minh của mình thì bạn cũng tới điểm, nơi biết bắt đầu.

Vị học giả, người nghĩ rằng mình biết thì không bao giờ có thể là người tôn giáo. Người nghĩ rằng mình biết thì buộc phải là phi tôn giáo, bởi vì bản ngã am hiểu là cái thứ tinh ranh nhất. Nhưng thời điểm bạn biết sự vô minh của mình thì sẽ không còn bản ngã, không còn không gian để bản ngã có thể tồn tại. Sự tấn công vào bản ngã mạnh mẽ nhất là trở nên nhận biết sự vô minh của bạn; sự gia cố vững chắc nhất cho bản ngã của bạn là quả quyết về kiến thức.

Điều thứ hai tôi muốn nói về thiền là tâm trí bạn phải tuyệt đối nhận biết sự vô minh của nó. Và bạn chỉ có thể trở nên nhận biết sự vô minh của mình khi kiến thức tích lũy, kiến thức vay mượn của bạn được coi không phải là kiến thức. Đó không phải là kiến thức, đó chỉ đơn thuần là thông tin, và thông tin không phải là kiến thức mặc dù đó là phương tiện để nó biểu hiện.

Người biết không giáo điều về kiến thức của mình; họ lưỡng lự. Nhưng người nghĩ là mình biết thì lại giáo điều, quả quyết; người đó tuyệt đối chắc chắn.

Bạn phải nhận biết thực tế rằng những gì bạn không biết thì không thể là kiến thức của bạn. Bạn không thể vay mượn kiến thức: Đó là sự khác biệt giữa tâm trí thần học và tâm trí tôn giáo. Thần học là một trong những thứ phi tôn giáo nhất trên đời, và những nhà thần học là những người phi tôn giáo nhất, bởi vì những gì họ tuyên bố như là kiến thức thì lại chỉ là thứ vay mượn.

Người biết không bao giờ đưa ra bất kỳ tuyên bố nào, bởi vì đó vốn là hiện tượng khi mà con người biết thì cái “tôi” biến mất. Thời điểm con người biết, bản ngã không còn. Nhận biết xuất hiện khi bản ngã không còn, cho nên bản ngã không thể tuyên bố nó có sự nhận biết. Bản ngã chỉ có thể lượm lặt thông tin; nó có thể tích lũy nhiều thực tế, nó có thể trích dẫn kinh sách.

Vào thiền là vượt lên kiến thức lượm lặt của bạn. Khi mà kiến thức lượm lặt này bị vượt qua thì sự học hỏi bắt đầu. Và người học hỏi có một cái gì đó rất khác: Họ chưa bao giờ tuyên bố rằng họ biết, họ luôn nhận ra sự vô minh của mình. Và càng nhận biết nhiều thì họ càng trở nên cởi mở với cái mới.

Thời điểm bạn đã học hỏi được một cái gì đó thì hãy vứt nó đi; nếu không, có mọi khả năng rằng nó sẽ trở thành một phần kiến thức của bạn, một phần tích lũy của bạn. Nếu kiến thức của bạn xuất phát từ những kinh nghiệm quá khứ, thì đó cũng là vay mượn, bởi vì bạn không là con người cũ nữa. Và cho dù kiến thức của bạn vay mượn từ quá khứ hay vay mượn từ ai đó thì cũng không có gì khác nhau.

Ngày hôm qua của tôi đã xa rồi; nó đã thực sự chết… nó không được tìm ra ở đâu ngoại trừ trong ký ức tôi. Bây giờ, với tôi thì ngày mai của tôi cũng là “người khác” như là bạn. Thực tế, nó còn “khác” hơn bởi vì bạn gần với tôi hơn. Ở thời điểm này, nếu bạn có thể tĩnh lặng, bạn LÀ tôi, là một phần của tôi.

Nếu tôi đang nói với bạn về một cái gì đó mà nó đến với tôi ngày hôm qua, thì tôi không phải là người sẽ nói chuyện với bạn: Tôi sẽ là một người đã chết, là một cuộn băng ghi âm vô hồn. Tôi sẽ không sống ở thời điểm này, không được chuẩn bị cho thời điểm này. Một cái gì đó chết sẽ được khẳng định thông qua tôi. Và tin vào một cái gì đó chết… đó là điều không thể.

Nếu tôi vẫn còn sống trong ký ức của hôm qua, thì tôi không còn khả năng sống hôm nay. Nếu tôi có khả năng sống những thời điểm của hôm qua, thế rồi tôi phải sống với những gì đang diễn ra hôm nay, tại chính thời điểm này, những gì tôi nói phải thông qua tôi tại thời điểm này. Nếu nó xuất hiện từ quá khứ chết thì đó là vay mượn. Thậm chí nếu nó xuất hiện từ tôi, từ quá khứ của chính tôi thì đó là gánh nặng vô nghĩa, không tác dụng gì.
Biết luôn là điều tự nhiên, ngược lại tất cả mọi tuyên bố luôn là cho kiến thức quá khứ, cho hồi ức. Khi bạn vay mượn từ ký ức bạn, bạn không trong thời điểm biết. Con người không được vay mượn từ bất kỳ ai, thậm chí từ quá khứ của chính mình. Con người phải sống từ thời điểm tới thời điểm, và sống theo cách như vậy thì mọi thứ đến với bạn sẽ trở thành một phần cái biết của bạn.

Nếu tôi nhìn vào bạn, cái nhìn có thể là biết chỉ nếu ký ức của tôi không chen vào. Nếu tôi đang nhìn bạn thông qua ký ức của tôi về những cuộc gặp của chúng ta trong quá khứ thì tôi đang không thực sự nhìn bạn. Nhưng nếu tôi có thể nhìn bạn mà không có bất kỳ gánh nặng nào của quá khứ thì cái nhìn trở nên thiền định. Nếu tôi có thể chạm bạn mà không có gánh nặng kinh nghiệm rằng tay tôi đã được biết trong quá khứ, thì cái chạm đó trở nên thiền định. Mọi điều thanh thoát hồn nhiên thì sẽ trở nên thiền định.

Điểm thứ ba tôi muốn nhấn mạnh là tâm thiền định sống thời điểm tới thời điểm. Nó không tích lũy, nó sống mỗi thời điểm như nó vốn là vậy. Nó chưa bao giờ vượt ra ở đây và bây giờ, nó luôn là bây giờ, đón nhận mỗi thời điểm như nó vốn là vậy.

Cái gì chết là chết; điều gì đã trôi qua là quá khứ. Quá khứ đã trôi qua và tương lai thì chưa đến. Khoảnh khắc giữa quá khứ và tương lai này là thứ duy nhất tồn tại.

Quá khứ là phần của ký ức và tương lai là phần của niềm khát khao. Cả hai đều là tâm thần; chính chúng không tồn tại, chúng là những sự sáng tạo của con người. Nếu con người không tồn tại trên trái đất thì hẳn sẽ không có quá khứ và tương lai. Sẽ chỉ có hiện tại, bây giờ và chỉ bây giờ – không có dòng chảy thời gian, không có đến, không có đi. Tâm trí thiền sống trong bây giờ – đó là sự tồn tại duy nhất của nó.

Một vị tu sĩ Zen bị kết tội chết. Nhà vua cho gọi ông ta và nói: “Ngươi chỉ còn hai mươi bốn giờ – ngươi định sống khoảng thời gian còn lại như thế nào?” Vị tu sĩ cười và nói: “Thời điểm tới thời điểm – như tôi đã từng sống! Với tôi chưa từng có gì nhiều hơn thời điểm này, cho nên chẳng vấn đề gì dù tôi còn lại hai mươi bốn tiếng hoặc hai mươi bốn năm? Đó là điều vớ vẩn. Tôi đã luôn sống từ thời điểm tới thời điểm cho nên với tôi một thời điểm cũng là đủ. Hai mươi bốn giờ là quá nhiều – một thời điểm cũng là quá đủ rồi.”

Nhà vua không hiểu điều đó. Vị tu sĩ nói: “Cho phép tôi hỏi ngài: Liệu ngài có thể sống hai thời điểm đồng thời không?” Không ai đã từng có thể như vậy. Chỉ một cách sống duy nhất là một thời điểm cho mọi thời điểm. Với bạn hai thời điểm đồng thời là điều không thể; chỉ có một thời điểm duy nhất trong tay bạn. Và thời điểm đó quá linh động đến mức nếu bạn mải mê với quá khứ hoặc say mê với tương lai thì bạn sẽ không có khả năng nắm bắt nó. Nó sẽ vượt qua bạn và bạn sẽ lỡ nó. Chỉ tâm trí cởi mở, ở đây và bây giờ mới có thể tạo ra trạng thái để thiền xuất hiện.

Điều thứ tư, sự nghiêm trọng. Mọi người nghĩ và nói về thiền như là vấn đề nghiêm trọng. Họ coi đó như là công việc mà không phải cuộc chơi. Nhưng nếu bạn coi thiền là nghiêm trọng, bạn không thể tạo ra trạng thái để nó xuất hiện. Nghiêm trọng là căng thẳng, và tâm trí căng thẳng chưa bao giờ trong thiền. Bạn phải coi thiền như cuộc chơi, trò chơi của trẻ nhỏ. Mọi người nên vào thiền như là cuộc chơi – chơi với tồn tại, chơi với cuộc sống – không gánh nặng, không căng thẳng; không trong tâm trạng làm việc mà trong tâm trạng thư giãn. Hiện tượng chỉ có thể xuất hiện trong thời điểm thư giãn, trong thời điểm vui chơi.

Con người nghiêm trọng không thể là tôn giáo. Và tất cả những người mộ đạo mới nghiêm trọng làm sao! Có vẻ như chỉ những người bệnh hoạn, buồn bã mới là mộ đạo. Nhưng thiền không phải là một cái gì đó “phải”, nó là một cái gì đó tuyệt đối phi mục đích; nó là một cái gì đó mà mục tiêu của nó mang tính nội tại. Không gì có thể đạt được bởi nó hoặc thông qua nó – nó không thể được coi như là một phương tiện.

Nhưng như tôi nhìn thấy, những người trở nên quan tâm đến thiền lại không thực sự quan tâm đến thiền, họ quan tâm đến một cái gì đó khác và thiền được sử dụng như là phương tiện để đạt được nó. Họ có thể quan tâm đến im lặng, đạt được trạng thái không căng thẳng của tâm trí – có thể họ quan tâm đến một cái gì đó – nhưng họ đơn giản không quan tâm đến thiền như vậy, cho nên họ không thể cởi mở với nó.

Thiền chỉ xuất hiện đối với những người quan tâm đến thiền như là mục tiêu của chính nó. Sự tĩnh lặng xuất hiện: Đó là vấn đề khác. Sự thư thái xuất hiện: Đó là vấn đề khác. Điều linh thiêng xuất hiện: Đó là vấn đề khác. Chúng là hậu quả, là sản phẩm phụ; chúng không thể kéo dài bởi vì chính ham muốn tạo ra căng thẳng.

Điều linh thiêng xuất hiện, hoặc hay hơn khi nói mọi thứ trở thành linh thiêng, mọi thứ trở thành niềm vui sướng. Nó xuất hiện gián tiếp, không mong đợi, như là cái bóng của thiền. Và đây là một trong những điều huyền bí của cuộc đời: Những thứ đẹp, những thứ thật, những thứ đáng yêu thì luôn xuất hiện gián tiếp. Bạn không thể chạy theo thiền, bạn không thể đạt được nó một cách trực tiếp, bởi vì nếu tiếp cận nó theo cách như vậy – như là niềm khát khao hạnh phúc, điều linh thiêng, hoặc bất kỳ điều gì – bạn sẽ lỡ nó; nó sẽ không đến và làm cho bạn cảm thấy ngập tràn. Nó không được là phương tiện, nó không thể bị biến thành phương tiện. Và sự nghiêm trọng là rào cản.

Thiền là đoạt lại sự vui chơi. Thời thơ ấu đã qua rồi, nhưng bây giờ bạn đã đoạt lại được trạng thái ham vui, ham chơi. Bạn có thể chơi với những tảng đá đẹp, với những bông hoa; bạn có thể chơi với mọi thứ. Bạn chỉ có thể thư giãn trong trạng thái vui chơi nhưng không bao giờ là biểu diễn cả. Trong thời điểm thư giãn này, nảy sinh trạng thái, nảy sinh niềm vui hạnh phúc, và xuất hiện hiện tượng: Ngôi đền trở thành ngôi nhà vui chơi, nơi mà mọi người trở thành đứa trẻ đang chơi với tồn tại.

Bạn hỏi tôi Yoga là gì và Yogi là gì. Người thiền định là Yogi: Người sống thiền, ăn thiền, tắm thiền, ngủ thiền. Toàn bộ sự tồn tại của vị đó, mọi điều vị đó làm là thiền. Vị đó không coi tồn tại như là gánh nặng mà như là cuộc chơi. Yogi không quan tâm với quá khứ, không quan tâm đến tương lai; vị đó chỉ sống trong thời điểm hiện tại. Cuộc sống trở thành dòng chảy không ngừng mà không có mục tiêu nào cần đạt được, bởi vì với vui chơi thì không có mục tiêu.

Thậm chí khi chúng ta chơi chúng ta cũng tạo ra mục tiêu; chúng ta làm hỏng cuộc vui và biến cuộc chơi thành công việc. Công việc không thể tồn tại mà không có mục tiêu, vui chơi không thể tồn tại cùng mục tiêu. Nhưng chúng ta trở nên quá nghiêm trọng đến mức ngay cả khi chúng ta chơi chúng ta cũng tạo ra mục tiêu: Có một cái gì đó để chiến thắng, một nơi nào đó để lao tới. Chúng ta không thể làm một cái gì đó chỉ vì nó – như là nghệ thuật vì nghệ thuật. Thời điểm mà nghệ thuật vì nghệ thuật thì nó trở thành thiền. Khi ca vì bài ca thì đó là thiền. Khi yêu vì tình yêu thì đó là thiền.

Nếu mục đích và phương tiện là một thì trở thành thiền. Nhưng nếu phương tiện là sự khởi đầu, kết thúc là mục tiêu và có sự liên tục ở giữa, có quá trình ở giữa, vậy thì nó trở thành công việc phải được thực hiện nghiêm túc. Thế rồi xuất hiện những căng thẳng, những xung đột, những gánh nặng, và sự hồn nhiên của bạn bị hủy hoại.

Phương tiện là mục tiêu. Mục tiêu là phương tiện. Bất kỳ điều gì được thực hiện với thái độ như vậy là thiền. Khởi đầu là kết thúc. Với bạn, bước đầu tiên cũng là bước cuối cùng. Với bạn, sinh cũng là tử. Gặp mặt cũng là chia ly. Những cặp đó là lưỡng cực của cái toàn bộ duy nhất, chúng là một. Nếu bạn nhìn thấy chúng như là một thì tâm trí bạn trở nên thiền định. Thế thì không còn gánh nặng: cuộc sống trở thành như là leela, như là cuộc chơi.

Cây thập giá của Jesus là một công việc nghiêm trọng, nhưng Krishna đã sống vui chơi. Điệu vũ của Krishna có phẩm chất khác với việc mang vác cây thập giá của Jesus. Cây thập giá chắc phải là một gánh nặng: Nó phải được mang. Nó không phải là cuộc chơi, nó là một công việc nghiêm trọng. Chính vì vậy mà những người Cơ Đốc nói Jesus không bao giờ cười. Làm sao ông ấy có thể cười nếu ông ấy phải mang cây thập giá? Và ông ấy mang nó không chỉ cho riêng mình, ông ấy phải mang nó cho cả nhân loại – cho cả những người đã ra đi và cho cả những người còn chưa xuất hiện. Nhưng tôi không nghĩ rằng đó là hình ảnh thực về Jesus. Đây là hình ảnh Cơ Đốc, nhưng tôi không thể hình dung Christ lại không bao giờ cười. Nếu con người không có khả năng cười thì cũng không có khả năng trở thành tôn giáo.

Tất nhiên có những kiểu cười khác nhau. Khi một người cười những người khác thì đó là phi tôn giáo, nhưng khi con người bắt đầu cười chính mình thì lại trở thành tôn giáo. Và con người có thể cười chính mình thì không thể là nghiêm trọng: Anh ta vui vẻ và vì vậy cuộc sống cũng trở nên vui vẻ mà không vì mục đích, không vì lý do nào; không có gì cần phải đạt được bởi vì mọi điều có thể thì cũng ở trong hiện tại.

Đầu óc giành giật không bao giờ có thể tự cắt rời với tương lai, đầu óc giành giật buộc phải là định hướng tương lai. Và đầu óc định hướng tương lai buộc phải dựa trên quá khứ, bởi vì tương lai không là gì mà là sự phóng chiếu của quá khứ. Chúng ta phóng chiếu những ký ức quá khứ của chúng ta thành những khao khát tương lai. Những ước mơ của chúng ta về tương lai là những kinh nghiệm của chúng ta trong quá khứ được tô vẽ cho đẹp hơn, được ước ao cho thẩm mỹ hơn.

Người thiền định sống trong hiện tại, bởi vì không có cách nào khác để sống. Nhưng nếu bạn muốn hoãn sống, bạn có thể sống trong quá khứ hay trong tương lai.

Yoga không phải là phương pháp của thiền nhưng là cách tạo ra trạng thái để thiền xuất hiện. Và con người bắt đầu sống – sống trong thời điểm và không quan tâm đến bất kỳ mục tiêu sống nào – là Yogi, là người buông bỏ, là sannyasin.

Thông thường chúng ta nghĩ rằng sannyasin, người buông bỏ là người đã bỏ lại cuộc sống. Đây là điều tuyệt đối vô nghĩa! Sannyasin là người duy nhất bắt đầu sống. Sannyas không phải là buông bỏ mà là bắt đầu đi vào cuộc sống. Đó là sự buông bỏ quá khứ chết và tương lai chưa ra đời. Đó là từ bỏ những xu hướng tự sát và trì hoãn sống. Đó là bắt đầu cuộc sống. Yoga không gì khác hơn là bắt đầu đi vào những huyền bí của cuộc sống, và là phương pháp tạo ra những trạng thái để thiền có thể xuất hiện.

Ấn Độ không phải là vùng đất duy nhất mà Yoga đã phát triển: Bất kỳ khi nào và bất kỳ nơi đâu mà con người sống thực sự thì họ đã tạo ra Yoga. Phật có Yoga của riêng mình, Mahavira và Jesus có Yoga của riêng họ. Cho nên có thể có hàng nghìn và hàng nghìn Yoga khác nhau.

Mọi người, mọi cá thể có con đường của riêng mình, có ô cửa của riêng mình để tiếp cận thực tại. Cho nên không ai có thể theo bất kỳ ai. Thời điểm bạn theo, bạn không thể trở thành Yogi. Người theo không bao giờ có thể trở thành Yogi, bởi vì theo lại có nghĩa là bạn đang mong cầu sự an toàn: Bạn muốn chắc chắn đạt được cho nên bạn theo con đường của người nào đó đã thành công. Nhưng con đường của ai đó không thể là con đường dành cho bạn. Thực tế điều đó là không thể, bởi vì những cá thể là duy nhất, mọi người phải tạo ra con đường cho riêng mình.

Không phải là con đường được tạo sẵn và con người chỉ việc bước đi trên nó để tới một nơi nào đó; chính cuộc đời bạn tạo ra con đường để bạn bước đi. Bạn tạo ra con đường và bạn di chuyển trên nó, bạn càng tạo ra nhiều thì bạn càng di chuyển nhiều. Con đường được tạo ra bởi một người thì không thể dành cho bất kỳ ai khác, bởi vì con đường của Yoga là con đường nội tại. Không có những chỉ dẫn và những cột số bên lề, không bao giờ có những dấu hiệu bên ngoài. Phật đã theo một con đường cụ thể, nhưng con đường đó là bên trong và chỉ tồn tại cho riêng Người. Không ai khác có thể bước đi trên đó.

Không ai có thể thay thế chỗ của người khác, bạn có thể chết vì tôi – đó là vấn đề khác – nhưng bạn không thể thay thế tôi trong cái chết của tôi. Thậm chí nếu bạn chết vì tôi thì đó cũng sẽ là cái chết của bạn, là sự lựa chọn của bạn; bạn sẽ không là cái chết của tôi.

Cũng tương tự như vậy, bạn không thể yêu thay tôi. Không thể có sự thay thế, không thể có sự giúp đỡ, không thể có sự lựa chọn. Tình yêu của tôi buộc phải là của tôi và cái chết của tôi cũng buộc phải là của tôi. Vậy nên làm thế nào mà cuộc đời tôi lại có thể là cuộc đời bạn được? Sự sống của tôi là của tôi; không ai có thể sống theo cách như vậy được. Nó là tuyệt đối của tôi, cho nên cá thể là không thể chia.

Cho nên mọi người đều có Yoga của riêng mình. Mọi người phải tự tạo ra nó. Mọi người phải tìm kiếm nó trong tuyệt đối đơn độc, trong hoàn toàn bóng tối. Nhưng chính sự tìm kiếm đó lại trở thành ánh sáng trong bóng tối, bởi vì chính sự nhận ra trạng thái một mình lại làm cho trạng thái đơn độc tan biến, và mang đến lòng can đảm.

Khi bạn tuyệt đối biết rằng bạn một mình thì không có nỗi sợ. Khi bạn biết rằng không có khả năng có bất kỳ ai cùng bạn thì không còn nỗi sợ. Nỗi sợ xuất hiện bởi nỗi khát khao, bởi giấc mơ, bởi sự tưởng tượng về khả năng có ai đó có thể cùng bạn. Nếu bạn tuyệt đối nhận ra thực tế rằng bạn là một mình thì không còn nỗi sợ. Nếu đúng vậy thì bạn sẽ nhìn thấy không còn con đường nào khác.

Thời điểm bạn chấp nhận sự đơn độc hoàn toàn của mình thì bạn trở thành Yogi và vượt lên xã hội. Đây là ý nghĩa duy nhất của việc rời bỏ xã hội: Điều đó không có nghĩa là bạn thực sự rời bỏ xã hội – không ai có thể rời bỏ xã hội – bạn đi bất kỳ đâu thì bạn cũng tạo ra nó. Thậm chí với cây, với muông thú, gia đình sẽ được tạo ra và sẽ có xã hội. Xã hội là một cái gì đó theo bạn giống như nơi cư ngụ của cá nhân: Bất kỳ nơi đâu bạn đi thì bạn cũng tạo ra nơi cư ngụ để sống, và nơi cư ngụ đó trở thành xã hội; tất cả những người ở gần nơi cư ngụ đó sẽ trở thành các thành viên của xã hội.
Nhưng chỉ một thời điểm biết, và nhận ra rằng bạn một mình – một mình bước đi trên con đường, một mình tạo ra hành trình, một mình tận tâm với cuộc sống, một mình thu hút tới thời điểm – thời điểm biết đó có thể thấm vào bạn và xã hội tan biến. Bạn một mình.

Bấy giờ không có vị guru nào, không có ai để theo. Không có người dẫn đường, không có sự hướng dẫn. Bạn một mình; bạn là một mình. Không có ai pha trộn, hoặc làm ô uế sự một mình đó. Nó quá thanh khiết, hồn nhiên và đẹp. Sự một mình này là con đường, sự một mình này là thiền, sự một mình này là Yoga.

Tuy nhiên, bạn có thể hỏi điều gì có thể được làm bởi sự một mình này. Không gì được làm, bởi vì mọi việc làm không là gì mà chỉ là sự trốn tránh, mọi việc làm chỉ là sự bận rộn để lãng quên sự một mình. Sự một mình này không phải là để trốn tránh hoặc để lại phía sau. Bạn phải vào sâu trong nó, bạn phải ở trong nó, bạn phải sống với nó. Bạn phải bước trên đường đời tuyệt đối một mình. Giữa đám đông, mặc dù có những người đồng hành, bạn vẫn phải tuyệt đối một mình.

Khi có hai người đang đi trên đường, họ đang không đi như là “hai”, họ đang đi như là một và một – họ là hai sự một mình đang bước đi. Có thể có năm thành viên trong gia đình sống cùng nhau: Đó là năm sự một mình đang sống trong một ngôi nhà. Cho nên, sống trong gia đình nhưng cũng biết rằng bạn là một mình.

Và thời điểm bạn hiểu sự một mình của bạn, bạn trở nên động lòng trắc ẩn với những người khác và sự một mình của họ. Lòng trắc ẩn này là dấu hiệu rằng con người đã thực sự được khai tâm vào Yoga, bởi vì bây giờ bạn biết sự một mình của bạn nên bạn có thể hiểu sự một mình của tất cả.
Mọi người đều đơn độc: Người chồng, người vợ và trẻ con. Nhưng họ không có lòng trắc ẩn, không có sự cảm thông; họ sống mà không có thái độ yêu thương bởi vì họ sử dụng người khác như là một sự lẩn trốn. Người vợ sử dụng người chồng như là phương tiện để trốn khỏi sự cô đơn của mình, và vì điều này mà có sự chiếm hữu. Người vợ sợ rằng nếu người chồng quên mình, nếu anh ta rời cô, thì cô sẽ trở nên cô đơn – anh ta trở thành một sự lẩn trốn của cô. Cô ta không nhận biết về sự đơn độc của mình, cô ta không muốn nhận ra nó, cho nên cô ta nhận biết chồng mình. Cô ta trở nên chiếm hữu, cô ta bám lấy. Và người chồng cũng bám lấy theo cách của mình: Người vợ là sự lẩn trốn khỏi sự đơn độc của anh ta.

Chúng ta một mình. Tại thời điểm nhận biết này, rằng con người là một mình, thì không còn sự lẩn trốn, bởi bạn biết rằng không thể có sự lẩn trốn nào. Đó chỉ là một sự mong muốn. Không có sự lẩn trốn! Người vợ khi cùng chồng cũng cô đơn như khi vắng chồng. Nhưng chúng ta lại tạo ra ảo tưởng về sự lẩn trốn, ảo giác về sự cùng nhau. Gia đình của chúng ta, những quốc gia, những câu lạc bộ, những nhóm và những tổ chức của chúng ta – toàn bộ xã hội này là sự lẩn trốn khỏi sự đơn độc của chúng ta.

Thật tệ hại khi không có ai nghĩ mình đáng giá sống! Nếu bạn một mình trong phòng mình thì bạn buồn chán với chính mình. Một người chán đến với người chán khác, và họ cố cùng nhau vượt lên trên nỗi buồn chán. Về mặt toán học, chỉ có khả năng ngược lại: Nỗi buồn chán được nhân đôi. Bấy giờ mỗi người chán sẽ có hai lần chán và sẽ nghĩ rằng đó là lỗi lầm của người khác. Mỗi người chán sẽ khó chịu với người khác và sẽ có những xung đột.

Vị Yogi, người đã đến với Yoga, đã biết sự thật trần trụi này, rằng bản chất của mọi người là tuyệt đối một mình và không có gì được làm về điều đó; con người phải sống một mình với điều đó. Đến lúc nào đó, khi sự nhận biết này được chấp nhận thì sẽ có sự bùng nổ. Bây giờ không cần thiết phải lẩn trốn bởi vì không có sự lẩn trốn. Người đó đã bắt đầu sống với chính mình và bây giờ người đó có thể sống một mình nhưng sẽ không cô đơn. Người đó sẽ không lên núi, người đó sẽ không vào hang, bởi vì bây giờ họ biết rằng ở bất kỳ đâu, thậm chí ở chợ, thậm chí giữa đám đông thì người đó cũng một mình. Bây giờ với người đó mọi người nhìn khác đi – mọi người đều là một mình! Thế rồi lòng trắc ẩn tuôn trào, lòng trắc ẩn về sự tuyệt đối đơn độc của mọi người.

Khi có lòng trắc ẩn đối với những người khác thì vị Yogi trải nghiệm thiền. Sự nhận biết này là mũi tên kép: Một hướng tới thiền và một khác hướng tới lòng trắc ẩn. Trong sâu thẳm bạn, bạn có thiền và trong mối quan hệ bên ngoài của bạn có lòng trắc ẩn.

Phật đã sử dụng hai từ: Prajna và karuna, bởi vì về cơ bản tôn giáo chỉ liên quan đến hai từ này. Prajna có nghĩa là thiền, là đỉnh cao của nhận biết, và karuna có nghĩa là lòng từ bi. Prajna, thiền là ngọn lửa và karunam, lòng từ bi là ánh sáng chiếu khắp thế gian. Cả hai xuất hiện đồng thời – chúng là một.

Đừng nghĩ về những thuật ngữ Yoga này hoặc Yoga kia, tôn giáo này hoặc tôn giáo nọ; về cơ bản toàn bộ tư tưởng đó là sai. Hãy nghĩ về những thuật ngữ tồn tại, sự sống. Hãy bắt đầu sống mỗi thời điểm đến với bạn: sống toàn bộ, sống trong tuyệt đối một mình. Sống cuộc đời thời điểm đến thời điểm. Hãy cởi mở: cởi mở với điều chưa biết. Chấp nhận mọi điều như là chúng xuất hiện. Chối bỏ và không chấp nhận là duy nhất vô thần. Chấp nhận – một tinh thần nói có với mọi thứ, chào đón mọi thứ vô điều kiện – đó là tôn giáo.

Hãy tạo ra trạng thái và sự kiện sẽ tự xuất hiện. Nhưng nó không thể được dự đoán. Thứ không giá trị có thể được dự đoán; chỉ có những vấn đề máy móc có thể được dự đoán. Chúng ta có thể dự đoán vấn đề máy móc nhưng không thể dự đoán sự sống; sự sống là không thể dự đoán. Con người phải tạo ra trạng thái và chờ đợi, hãy để mọi điều xuất hiện đúng thời điểm của chúng, theo cách của riêng chúng.

Ví dụ, tôi có thể chuẩn bị nhà cửa để đón khách, nhưng sự chuẩn bị không phải là vị khách. Người đó có thể đến hoặc không đến. Chữ Ấn Độ về người khách là atithi, là từ rất đẹp: Có nghĩa người sẽ đến là không xác định, là chưa biết. Người đó có thể đến chính thời điểm này hoặc có thể người ta phải mất cả cuộc đời để chờ vị khách đó. Sự chờ đợi này là phép thử duy nhất: Nếu bạn có thể đợi và bạn không nản chí với việc chờ đợi – đó là biểu hiện duy nhất về tình yêu của bạn. Bây giờ con người phải chờ đợi với trái tim thấp thỏm, và việc chờ đợi phải liên tục ở mọi thời điểm, bởi vì bất kỳ thời điểm nào cũng có thể là thời điểm của sự bùng nổ.

Con người phải nhận biết, con người phải không ngừng chờ đợi, biết rõ rằng có mọi khả năng không có hiện tượng nào xuất hiện cả, rằng vị khách có thể không đến.

Bây giờ, những người không có khả năng chờ lại đã tạo ra mọi dạng chắc chắn. Họ nói: “Hãy thực hiện điều này và hiện tượng xuất hiện là điều chắc chắn.” Điều đó là không thể! Nếu bạn chắc chắn rằng vị khách buộc phải đến thì bạn đang không chờ – sự chắc chắn đã hủy hoại sự chờ đợi. Nếu vị khách phải tới thì không có vấn đề chờ đợi.

Vì biết rõ về khả năng này, về sự không chắc chắn này mà trái tim trở nên chờ đợi. Chính nhịp đập rộn ràng của nó là một sự chờ đợi; bây giờ chính hơi thở là sự chờ đợi. Mọi thời điểm, con người nhận biết mọi điều đang diễn ra – mưa, những bông hoa, những vì sao. Con người nhận ra mọi điều, bởi vì không ai biết vị khách có thể đến hay không. Không ai biết khi nào vị đó sẽ đến và gõ lên ô cửa.

Cho nên Yogi là con người chờ đợi và là người không ngủ. Thậm chí trong giấc ngủ của mình vị đó cũng chờ đợi, bởi vì ai biết? – Vị khách có thể đến trong lúc bạn đang ngủ và thế rồi vị đó sẽ phải quay lui. Cho nên Yogi thức tỉnh mọi thời điểm – chờ đợi và chờ đợi, hy vọng để chống lại mọi hy vọng, chắc chắn về những điều không chắc chắn. Và nếu chỉ một thời điểm con người có thể hoàn toàn thu hút vào sự chời đợi của mình… Nhưng đó không phải là một sự bảo đảm. Tôi chỉ có thể nói rằng nó xuất hiện và nó đã xuất hiện.

Chờ đợi là nhiệm vụ gian khổ duy nhất bởi vì chúng ta đang quá vội vã. Sự vội vã này của con người hiện đại là rất phi tôn giáo: Nó đã đẩy toàn bộ xã hội hiện đại theo con đường chủ nghĩa vật chất. Chúng ta quá vội vã đến mức chúng ta không thể chờ đợi, và đó là thử thách duy nhất. Chúng ta di chuyển quá nhanh đến mức chúng ta không thể dừng lại để tìm kiếm Thượng đế. Chúng ta đang không ngừng chạy, và sự chờ đợi không thể tồn tại trong tâm trí chạy đua.

Con người chờ đợi phải ngồi xuống, người đó không thể chạy đua. Nếu bạn bận rộn với công việc thì bạn có thể trốn khỏi tâm trí chờ đợi.

Ở Nhật bản, từ dhyana, thiền là zazen. Zazen có nghĩa là chỉ ngồi và chờ đợi – không làm gì. Điều đó không có nghĩa là bạn phải ngồi theo một tư thế trong năm giờ liền; bạn có thể bận rộn và vẫn ngồi. Nếu bạn đang ngủ, chỉ ngủ và chờ đợi và không làm gì khác. Nếu bạn ăn, thì ăn. Thế rồi chỉ ăn – không làm bất kỳ điều gì khác – và chờ đợi. Thế rồi mọi thứ có thể diễn ra và vẫn ngồi, vẫn chờ đợi, vẫn không làm gì. Đây là thiền. Đây là Yoga.
Đây không phải là từ bỏ mà là bắt đầu sống. Tôi phản đối tất cả mọi dạng được gọi là từ bỏ bởi vì chúng là từ chối-sống, sống-tiêu cực, chống lại Thượng Đế. Dường như những người quá mải mê với Thượng Đế thì thực ra lại không chấp nhận ngài hoàn toàn, bởi vì họ đã từ chối cuộc sống mà ngài đã tạo ra. Họ nói: “Chúng tôi chấp nhận ngài, Thượng đế, nhưng chúng tôi từ chối cuộc sống của ngài.” Họ nói: “Chúng tôi chọn giữa ngài và thế giới của ngài.” Không có sự lựa chọn nào: Cuộc sống là linh thiêng, cuộc sống tự nó là Thượng Đế.

Con người không phải chọn; là phi lựa chọn. Hãy sống, hãy sống sâu sắc, hãy để tâm trí vào nó, và vẫn là một mình. Bạn là một mình. Mọi thứ sẽ đến và đi, sự một mình của bạn sẽ không bị hủy hoại, bởi vì đó là một phần bản chất bạn. Sự một mình này là thực tế nền tảng để từ đó thiền bắt đầu phát triển, thông qua nó sự khai tâm vào Yoga xuất hiện, và cuối cùng thông qua nó con người trở thành vị Yogi và là cá nhân đích thực.

Sự đích thực chỉ có thể xuất hiện thông qua tính cá thể, cho nên đừng tin vào những công thức cứng nhắc – karma yoga, bhakti yoga, jnana yoga. Yoga cũng nhiều như những con đường thì cũng có nhiều người du hành trên chúng. Mọi người phải tạo ra Yoga cho riêng mình, chỉ có vậy thì con người đích thực mới có thể được thực chứng; ngược lại, chỉ có thể là sự thực chứng vay mượn, giả.

Và có rất nhiều sự thực chứng giả. Tất cả những người theo đều đạt tới một vị thần giả mà không phải là thật; họ không thể đạt tới vị thần thật, bởi vì họ đã mất bản thể đích thực của mình ở nơi nào đó trên hành trình. Họ là những kẻ bắt chước, và người bắt chước không bao giờ có thể đạt tới sự thực chứng thật; người bắt chước sẽ chỉ nhận ra vị thần bắt chước, vị thần giả. Dạng thực chứng này đơn giản và dễ dàng, nhưng nó sẽ không ích gì. Sẽ không gì đạt được bởi nó.

Có duy nhất một Thượng Đế thực, nhưng lại có nhiều thượng đế giả: Thượng đế Cơ Đốc, thượng đế Hindu, thượng đế Jain, thượng đế Hồi Giáo, và những con đường để các tôn giáo đó đạt tới Thượng Đế đều là những con đường giả. Con đường đích thực luôn luôn mang tính cá nhân. Con người phải đủ can đảm để là chính mình, chấp nhận chính mình và nhảy vào vùng chưa biết, vứt bỏ mọi điều đã biết, vứt bỏ mọi kiến thức.

Thượng Đế là tuyệt đối một mình. Thời điểm bạn nói: “Là một với Thượng Đế” Thì bạn lại tạo ra người khác. “Thượng Đế” của bạn là phương tiện để trốn khỏi bạn – ngài trở thành người khác. Người khác là người vợ trước của bạn, những người bạn của bạn. Bây giờ bạn phải trở thành một với Thượng Đế, ngài là người khác.

Nhưng bạn không thể trở thành một với ngài bởi vì bạn đã thực sự là một với ngài rồi. Sự tuyệt đối một mình của bạn là sự thực chứng rằng bạn là Thượng đế, rằng bạn không tách biệt với ngài. Không thể là một với ngài, không thể có sự giao cảm, bởi vì sự giao cảm là có thể chỉ khi có hai. Khi bạn nhận ra sự tuyệt đối một mình của bạn thì không phải là bây giờ bạn có thể giao cảm với Thượng Đế; bây giờ bạn là Thượng Đế, bạn là đấng linh thiêng! Ngay cả ngôn ngữ về nhất nguyên cũng là sự rơi rớt lại của nhị nguyên.

Câu hỏi 2: Có phải tâm trí tạo ra tính đối ngẫu này?

Khi bạn nhận ra sự tuyệt đối một mình của bạn thì không còn tâm trí – tâm trí là quá khứ của bạn, tâm trí là người khác. Thông thường, khi bạn một mình thì tâm trí bạn liên tục nói, nó trở thành người khác; có cuộc đối thoại giữa tâm trí bạn và chính bạn. Nhưng khi bạn tuyệt đối một mình, bạn là một mình, thì không còn tâm trí và không còn Thượng Đế; bạn là đấng linh thiêng.

Cho nên tôi không thể nói bạn trở thành một với Thượng Đế bởi vì nói như vậy là bao hàm đối ngẫu: Điều đó hàm ý rằng Thượng Đế là người này và bạn là người kia. Thậm chí nói rằng tồn tại là linh thiêng thì cũng chia nó; không thể có tồn tại không linh thiêng. Nó là linh thiêng hoặc nó là tồn tại. Không cần phải dùng hai biệt ngữ. Nói tồn tại là đủ; nói linh thiêng cũng là đủ. Thời điểm chúng ta nói tồn tại linh thiêng là chúng ta tạo ra sự chia; vậy thì tồn tại là linh thiêng và một cái gì đó khác không là linh thiêng. Nhưng không phải như vậy: Không có gì mà không phải là một phần của tồn tại, không có gì không phải là linh thiêng.

Tồn tại là duy nhất, cho nên ngay cả nói về cái một cũng không đúng. Chính vì vậy ở Ấn Độ chúng ta đã chọn từ advaita: Có nghĩa không là hai. Điều đó không có nghĩa là có một, điều đó đơn giản là từ chối hai: Điều đó nói rằng bây giờ không có hai. Thậm chí sử dụng từ thì một cũng tạo một chuỗi hai, bởi vì một không thể tồn tại mà không có hai, ba và vân vân. Bấy giờ một chuỗi sẽ diễn ra. Nhưng khi bạn nhận ra sự tuyệt đối một mình của bạn, thời điểm đó bạn biết rằng không có hai, chưa bao giờ có hai.

Tôi không thể nói rằng bạn trở thành một với Thượng Đế, bởi vì bạn đã luôn là Thượng Đế; bạn chưa bao giờ là tách biệt. Cảm giác tách biệt là ảo tưởng của bạn; và vì ảo tưởng đó mà bạn lại tạo ra ảo tưởng khác về cái một. Chính sự tách biệt là ảo giác, là khái niệm tâm thần, bây giờ để từ chối bạn phải tạo ra khái niệm khác: Cái một. Nhưng nếu sự tách biệt là giả thì cái một cũng buộc phải là giả.

Bạn là duy nhất mà không phải là cái một. Không có cái duy nhất nào khác nữa; cái khác đã biến mất, cái khác đã bị bỏ rơi. Và khi cái khác bị bỏ rơi thì tại chính thời điểm đó, tâm trí dừng. Tâm trí là cái khác, và khi không có tâm trí thì không có cái khác.

Điều đó giống như khi bạn đặt cái rào chắn bằng đất giữa dòng sông. Dòng sông là duy nhất, nó đã luôn là một, nhưng bây giờ lại có rào cản bằng đất chia nó. Rào chắn bằng đất này là cái khác duy nhất: Dòng sông là một, cái dòng sông là một – nó đã luôn là một, nó vẫn còn là một – và khi rào chắn bị cuốn đi thì dòng sông lại là một.

Và rào chắn này sinh ra sự vô minh. Bởi vì rào chắn có đó, chúng ta tạo ra các triết học để từ chối sự tồn tại của nó. Đó chính là sự khác biệt giữa tôn giáo và triết học: Triết học tạo ra các khái niệm chống-rào chắn và tôn giáo hủy diệt rào chắn. Triết học nói rằng không có hai, rằng cái hai là giả và cái một là thực. Chống lại cái hai rồi khái niệm về cái một được tạo ra. Nhưng người tôn giáo hỏi: Cái một ở đâu? Cái khác ở đâu? Chưa bao giờ từng có cái khác. Cái khác là một khái niệm và cái một cũng là một khái niệm; cả hai đều là những khái niệm.

Thực tại là phi khái niệm, là tồn tại phi khái niệm. Cho nên đừng nói linh thiêng, đừng nói Thượng Đế, và đừng nói rằng bây giờ bạn đã trở thành một với Thượng Đế. Bây giờ chỉ có duy nhất một mình, chỉ có duy nhất cái một. Bây giờ bạn tồn tại; không có ai tách biệt với người đó và không có ai là một với người đó. Sự tuyệt đối một mình này là samadhi.

Câu hỏi 3: Có phải ngủ là trạng thái của một mình?

Không. Ngủ như nó tồn tại thì không phải là một mình. Nó không phải là một, nó không phải là hai, nó chỉ là vô thức. Bạn vô thức về những gì là vậy. Trong trạng thái tỉnh táo bình thường bạn ý thức về hai. Trong giấc ngủ bình thường bạn không ý thức về một hoặc không ý thức về hai. Nhưng trong trạng thái tỉnh táo thực sự – trong thiền, trong samadhi – bạn ý thức về một mình.

Có sự tương tự và cũng có sự khác biệt. Trong ngủ, bạn không nhận biết về hai và cũng không nhận biết về một; trong samadhi, trong thiền, bạn nhận biết về nó. Nếu bạn có thể trở nên hoàn toàn nhận biết và không có hai – như là trong giấc ngủ không có – thế thì một xuất hiện.

Trong giấc ngủ, tâm trí đi ngủ. Trong samadhi tâm trí chết. Cho nên giấc ngủ và samadhi biểu hiện tương tự nhưng không phải như vậy, bởi vì sau samadhi tâm trí không thể sống sót. Khi bạn thức giấc vào buổi sáng tâm trí bạn mạnh mẽ hơn, tươi tắn hơn và tính đối ngẫu lại được nhìn thấy. Nhưng sau samadhi không có sự quay trở lại. Đây là thời điểm mấu chốt: bạn không thể quay trở lại. Bây giờ cái một sẽ là vĩnh hằng.

Cho nên samadhi và sushupti, giấc ngủ không mơ là tương tự. Bạn có thể nói rằng samadhi là sushupti thức tỉnh, hoặc bạn có thể nói rằng sushupti là samadhi ngủ.



Dịch bởi: Nguyễn Đình Hách



Ở cách xa trung tâm thành phố, nên cũng ít đi đâu ra khỏi phạm vi 1km, bữa có cái voucher đi ăn, xách xe với bạn lên quận 1 ăn mà giống như gái nhà quê lớ ngớ lên thành phố vậy, mới đây thôi mà cuộc sống thay đổi nhiều quá. Hàng ngày cũng mấy việc nhà lặt vặt, đọc sách, đi chợ nấu nướng, viết blog, ghi chép nọ kia, thế là xong hết ngày này qua ngày khác.

Bữa nào lòng hoang hoải quá, thì xách xe chạy xuống chùa Phổ Quang, cũng chẳng nghĩ ra nơi nào khác để đi, ngồi trên tầng 1, trong một xó xỉnh đen ngòm không ai nhìn thấy, để nhìn xuống dưới và thấy người ta đang di chuyển, cầu nguyện, làm như vậy, mình có cảm giác mình là con người, cũng hòa nhập với người ta theo kiểu nào đấy, chứ không hoàn toàn cô độc.

Tầng 1 của chùa họa khi cũng có một vài người gì đấy, nhưng hiếm, còn tầng 2 thì hình như hoàn toàn không có ai. Mình ngồi đấy, để thấy cái thế giới này, đầy rẫy những con người hoang mang, lạc lối trước hướng đi cuộc đời, ngờ vực với tất thảy những gì mình đã chọn lựa, cố biện bạch cho con đường mình đang đi rằng nó là con đường đúng đắn và chính xác, nhưng trong lòng đầy rẫy những câu hỏi nghi vấn.

Những con người trong tôn giáo, đa số họ, chẳng khác nào một thành viên của hệ thống bán hàng đa cấp, thời gian đầu họ mừng rỡ như tìm ra được hướng đi cuộc đời, họ thao thao bất tuyệt, khuôn mặt họ sáng rực rỡ như cuộc đời đã không bất công mà đưa đến cho họ một con đường đi đến tương lai mà có lẽ họ đã luôn ao ước, rồi sau đó, dần dà họ hoang mang, họ nghi vấn, khuôn mặt họ ánh lên sự sợ hãi, họ không biết mình lựa chọn đúng không, tại sao rất nhiều thứ họ không vượt qua được, tại sao lại khó khăn như thế, và tại sao có những phản bác họ lại có lý như thế, như thế.

Những con người đó, mặc cho những hoang mang trong lòng, hiện rõ lên trên khuôn mặt, họ vẫn cứ thao thao bất tuyệt, họ nói càng nhiều hơn nữa, để bảo vệ cho con đường họ đã lỡ lựa chọn của mình, họ sợ, họ sợ, họ không có khả năng tự phản bác chính với những định kiến lúc trước của mình, họ phải bảo vệ nó bằng mọi giá, dù đúng dù sai, rồi họ dụ dỗ người khác vào, họ rêu rao những giá trị mà họ nghi vấn, họ rêu rao tất cả những câu hỏi của họ, rồi biến nó như một lời khẳng định.

Mạng lưới như thế ngày càng được nhân rộng, họ có sự hậu thuẫn của đám đông, cho dù họ không hiểu một tí gì về những gì họ rao giảng, họ không hiểu tí gì về bản chất của chúng, nhưng không sao, họ có sự hậu thuẫn của đám đông, họ có cả triệu người đang giống như họ, hoang mang như nhau, nhưng lại hợp tác để nói ra những lời không làm tổn thương nhau.

Họ điên thật rồi, làm sao có thể tin vào một điều gì đó chỉ vì người khác cũng tin như vậy, làm sao họ lại khùng điên như thế.

Tội nghiệp họ, tội nghiệp tất thảy những con người, tội nghiệp chính mình.



Xanh Thẳm


Trong vài năm qua, đề tài nông nghiệp ngày càng trở nên nóng hơn khi một số đại gia Việt Nam chuyển qua làm nông nghiệp như Bầu Đức của HAGL, Đặng Văn Thành của Sacombank, Thái Hương của Ngân hàng Bắc Á…cộng thêm việc được báo chí ra sức cổ vũ, nhiều người nghĩ rằng nông nghiệp sẽ là cứu cánh của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Sự thực có phải vậy hay chỉ nên coi đó là một việc bình thường chuyển hướng hoặc mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp.

Xét trên yếu tố lịch sử, Việt Nam có hàng ngàn năm làm nông nghiệp, vậy rõ ràng là họ rất thành thạo với công việc này. Điều này là đúng nếu chúng ta không so sánh mình với những người khác. Việc so sánh này để cho biết nông nghiệp có phải thế mạnh của Việt Nam hay không trước khi nói nó có phải là cứu cánh của nền kinh tế?

Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith cho rằng, các quốc gia nên chuyên môn hóa sản xuất những mặt hàng mà mình có lợi thế tuyệt đối, sau đó trao đổi hàng hóa với các quốc gia khác có lợi thế tuyệt đối của họ. Tuy nhiên, lý thuyết này của ông không giải thích được rằng, có những quốc gia không có lợi thế tuyệt đối gì hoặc có những quốc gia có quá nhiều lợi thế tuyệt đối, vậy họ sẽ làm gì hay lại bế quan tỏa cảng, đóng cửa để tự cung tự cấp? Hạn chế này của Adam Smith được David Ricardo khắc phục bằng Lý thuyết lợi thế so sánh, Ricardo cho rằng, các quốc gia nên tập trung sản xuất những sản phẩm mà quốc gia mình có lợi thế so sánh so với những sản phẩm khác.

Ví dụ, nếu Anh sản suất 1 đơn vị lúa mỳ tốn 15h và 1 đơn vị rượu vang tốn 30h còn Bồ Đào Nha sản xuất 1 đơn vị lúa mỳ tốn 10h và 1 đơn vị rượu vang tốn 15h. Như vậy, 1 đơn vị rượu vang tại Anh sản xuất phải tốn chi phí tương đương với chi phí để sản xuất 2 đơn vị lúa mỳ (hay nói một cách khác, chi phí cơ hội để sản xuất 1 đơn vị rượu vang là 2 đơn vị lúa mỳ); trong khi đó, tại Bồ Đào Nha, để sản xuất 1 đơn vị rượu vang chỉ mất chi phí tương đương với chi phí để sản xuất 1,5 đơn vị lúa mỳ (hay chi phí cơ hội để sản xuất 1 đơn vị rượu vang là 1,5 đơn vị lúa mỳ). Vì thế ở Bồ Đào Nha sản suất rượu vang rẻ hơn tương đối so với ở Anh (theo Wikipedia). Vậy, Bồ Đào Nha nên sản xuất rượu vang còn Anh nên sản xuất lúa mỳ vì khi tính tổng sản lượng của việc chuyên môn hóa này cao hơn việc cả hai quốc gia cùng làm 2 sản phẩm hoặc 1 quốc gia làm cả hai còn 1 quốc gia không làm gì. Trong thế giới ngày nay, lý thuyết của Ricardo càng tỏ ra hữu dụng.

Việc sản xuất nông nghiệp của Việt Nam có hai mục đích. Một là, để đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước. Hai là, phục vụ xuất khẩu khi nhu cầu trong nước đã được đáp ứng đủ. Mục đích đầu tiên đã được đáp ứng, còn mục đích thứ hai Việt Nam vẫn đang dò đường vì cái Việt Nam xuất khẩu là những thứ trong nước không tiêu dùng hết là chủ yếu chứ không phải mục đích của nó là chuyên xuất khẩu để lấy giá trị thặng dư cao. Do vậy, các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam mang đi xuất khẩu đều là những sản phẩm có giá trị thấp và thị trường tiêu thụ chủ yếu là các quốc gia kém phát triển như Châu Phi, Trung Quốc còn các thị trường phát triển như Châu Âu, Nhật Bản thì sản phẩm nông nghiệp của Thái Lan, Ấn Độ chiếm giữ. Liệu chúng ta có thể trông đợi vào sản phẩm nông nghiệp giá trị thấp làm cứu cánh của nền kinh tế hay không? Trong khi lịch sử chưa ghi nhận quốc gia nào đó giàu có nhờ nông nghiệp thuần túy.

Chúng ta cũng đã nói nhiều về sự thành công của nông nghiệp Israel hay Nhật Bản với mô hình Làng Thần Kỳ nhưng chúng ta có biết Israel thành công trong nông nghiệp do sử dụng công nghệ cao để làm nông nghiệp và để tránh tình trạng sa mạc hóa nguồn đất đai hữu hạn của họ, còn Nhật Bản thành công ở Làng Thần Kỳ cũng do công nghệ và đất ở vùng đó không thể làm gì khác được. Tức là họ không có lựa chọn nào khác. Sự thành công của nông nghiệp ở Châu Âu và Mỹ cũng tương tự, họ đều sử dụng công nghệ cao với cánh đồng mẫu lớn. Nhưng đó là thành công của ngành nông nghiệp chứ tuyệt nhiên không phải là lĩnh vực cứu cánh của nền kinh tế vì chỉ cần nhìn vào tỷ trọng nông nghiệp đóng góp vào GDP của Israel, Nhật, Châu Âu, Mỹ để thấy điều đó. Tỷ trọng đó không quá 1% đóng góp cho GDP.

Trở lại với việc chuyển hướng, mở rộng sang lĩnh vực nông nghiệp của các đại gia Việt Nam, thiển ý chỉ nên coi đó là việc bình thường của các doanh nghiệp nếu họ thấy mình có thế mạnh hoặc nhìn xa hơn chút chúng ta có quyền nghi ngờ những ẩn ý đứng đằng sau những việc chuyển hướng này, vì lịch sử đã có những minh chứng cho việc chuyển hướng để thu về những mối lợi to lớn khác. Một đại gia Việt Nam, từng đứng đầu trong số những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam từng đầu tư trồng cao su, làm thủy điện và coi đó như một hướng kinh doanh mới được báo chí nhắc đến nhiều, nhưng ẩn đằng sau đó là việc thu lợi gỗ từ chặt rừng để trồng cao su, thủy điện. Sau đó họ bán luôn cao su và thủy điện đi và rút nhanh khỏi lĩnh vực này. Có rất nhiều điều để chúng ta suy nghĩ ngoài việc nhìn thấy vẻ bề ngoài của họ và sự cổ vũ của báo chí.

Nông nghiệp hay bất cứ lĩnh vực nào khác cũng cần tuân theo quy luật cung cầu. Rằng chỉ nên sản xuất những gì mà thị trường cần chứ không phải những gì mình có. Đành rằng nông nghiệp ( đặc biệt là cây lương thực) không thể thiếu trong sinh hoạt của con người, nhưng mọi thứ đều có quy luật sinh, thành, lão, tử. Do vậy, nếu cho rằng sản xuất nông nghiệp mà chỉ dựa vào việc hàng ngàn năm nay chúng ta vẫn làm thế để coi là một thế mạnh và cần tập trung thì đó là một quan niệm sai lầm. Chưa kể đến việc cây công nghiệp như cao su, tiêu, điều… có chu kỳ sinh trưởng trong dài hạn, chỉ cần một sai lầm đối với loại cây này có thể dẫn đến sự nghèo đói của cả một thế hệ chứ chưa nói đến việc làm giàu dựa vào nó.

Nông nghiệp Việt Nam từng giúp đất nước thoát đói trong một thời gian ngắn sau chiến tranh, đó là một thành công. Và sẽ có bạn hỏi, nếu Việt Nam không làm nông nghiệp thì sẽ làm gì?

Nếu thước đo sự thịnh vượng của Việt Nam là ăn no, mặc ấm thì nông nghiệp đã đáp ứng được, còn thước đo của nó là ăn ngon, mặc đẹp thì nông nghiệp không thể.

Những gì từng giúp bạn thành công trong quá khứ chưa chắc đã giúp bạn thoát chết trong tương lai.

Hết thời cây ca cao

Theo Công Phiên – Báo Saigon Giải Phóng – 14 Aug 2014

Nông dân ĐBSCL không còn mặn mà với cây ca cao, loại cây từng được kỳ vọng nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Vì sao có thực trạng này?

Phá bỏ hàng loạt

Ca cao trồng ở Việt Nam, đặc biệt tại Bến Tre, được các nhà nhập khẩu đánh giá là cho trái có chất lượng tốt hàng đầu thế giới. Lúc cao điểm, năm 2012, diện tích ca cao của Bến Tre lên đến 10.600 ha.

Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) từng khẳng định, nhu cầu của thị trường thế giới đối với hạt ca cao là rất lớn và có thể xen dưới tán các cây dừa. Bến Tre là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về diện tích ca cao. Phần lớn cây ca cao tại Bến Tre được trồng xen trong vườn dừa, giúp nông dân tăng thu nhập gần gấp đôi trên cùng diện tích.

Tuy nhiên, việc phát triển cây ca cao thời gian mang tính tự phát, “ăn theo” các dự án, trong khi khâu kỹ thuật, thu mua, sơ chế hạt chưa chuyên nghiệp. Khi kết thúc dự án, không còn tài trợ, đầu ra bấp bênh nên nhiều người dân đã nản dần với cây công nghiệp này, diện tích theo đó giảm mạnh.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Bến Tre, hiện diện tích ca cao của tỉnh chỉ còn hơn 5.200ha (giảm tương đương 50%)… Do giá quá thấp nên nông dân ồ ạt đốn bỏ ca cao vào cuối năm 2012, đầu 2013 để chuyển đổi cây trồng mới như bưởi da xanh, cam, chanh…

Ông Nguyễn Văn Lem (xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm) là nông dân đầu tiên của tỉnh Bến Tre trồng ca cao trong vườn dừa, với số lượng khoảng 300 gốc. Vài năm đầu, ca cao cho lợi nhuận tăng thêm khá cao trên diện tích trồng dừa. Tuy nhiên, mấy năm qua, giá ca cao giảm mạnh, trong khi các loại cây đặc sản khác của địa phương như bưởi da xanh, nhãn, chanh, cam, quýt… cho thu nhập rất cao. Từ đó, ông Lem đốn dần vườn ca cao của mình đến nay chỉ còn vài chục gốc, để trồng cây khác.

Tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, từ năm 2008 – 2011, diện tích ca cao liên tục tăng từ 100 – 230 ha/năm. Từ năm 2012, 2013, chỉ tăng 50 ha/năm, không đạt kế hoạch. Riêng 6 tháng năm 2014, số lượng cây giống các hộ đăng ký trồng cũng mới đạt gần 42% kế hoạch… Nguyên nhân do đầu ra bấp bênh, nguồn thu nhập thấp, nên nhiều nông dân quay lưng với loại cây này.

Vì thế dự án phát triển cây ca cao giai đoạn 2011 – 2015 của tỉnh Vĩnh Long tập trung ở các huyện Vũng Liêm, Tam Bình, Trà Ôn, Mang Thít và thị xã Bình Minh với kinh phí hơn 12 tỷ đồng đang gặp khó trong việc mở rộng diện tích…

Không nên chạy theo phong trào

Trao đổi với chúng tôi, “vua trồng dừa” Đỗ Thành Thưởng, ở xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, nói: “Tại các cuộc hội thảo, hội nghị về cây ca cao, tôi đã lên tiếng phản đối việc mở rộng diện tích loại cây này trên xứ cù lao vốn bị nhiễm mặn mấy tháng mỗi năm. Thế nhưng, nhiều người, nhiều nhà quản lý cứ xúi nông dân trồng theo các dự án. Tại xã Hưng Phong, nhiều người trồng ca cao nay phải đốn hết vì bị nước mặn làm cháy lá, không ra trái. Thực tế, ở Bến Tre có nhiều địa phương bị ảnh hưởng nước mặn, thậm chí có những năm cả tỉnh bị nước mặn xâm nhập.

Thực tế, trồng ca cao đòi hỏi kỹ thuật cao hơn trồng dừa, trong khi không phải ai cũng có trình độ và quyết tâm. Nên chúng ta không thể làm đại trà để mở rộng diện tích một cách nhanh chóng được. Đặc biệt, theo tìm hiểu của tôi, tại nhiều nước khác người ta trồng ca cao trước vài năm mới trồng dừa thì đạt hiệu quả cao. Còn mình làm ngược lại…”.

Ông Trần Hùng Sơn, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Ca cao Utrz số 5 (xã Phú Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) cho biết: “Câu lạc bộ chúng tôi có 64 hộ với 40ha, trồng ca cao xen dừa, cây ăn trái; áp dụng tiêu chuẩn của Hà Lan, tương đương VietGAP, phát triển khá ổn định. Hiện giá ca cao đang ở mức cao, 5.500 – 5.600 đồng/kg trái; 66.300 đồng/kg hạt. Công ty Cargill bao tiêu sản phẩm.

Nhiều hộ như Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Thanh Hoàng trồng ca cao đạt hiệu quả tốt, thu lợi 80 – 100 triệu đồng/ha/năm; chưa kể nguồn thu từ dừa, cây ăn trái. Hiện chúng tôi đang chuẩn bị thành lập thêm các câu lạc bộ mới (khoảng 30 – 35 hộ/câu lạc bộ) để tập huấn, hướng dẫn cho 100 hộ trồng ca cao mới đạt tiêu chuẩn để đảm bảo đầu ra ổn định.

Để phát triển ca cao bền vững ở ĐBSCL, các nhà quản lý, chuyên gia cho rằng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp từ khâu nghiên cứu, tuyển chọn giống cho người trồng, chuyển giao kỹ thuật; liên kết đầu tư vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp với nông dân; xây dựng hình ảnh và thương hiệu ca cao Việt Nam để tăng sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu nông sản…

Đầu năm 2014, ACDI/VOCA, một trong những tổ chức tham gia hỗ trợ, tập huấn nông dân trồng ca cao, công bố lý do vì sao nông dân chặt bỏ cây ca cao khi giá hạt ca cao giảm còn trên dưới 30.000 đồng/kg.

Mới đây, theo dự báo của Tổ chức Ca cao quốc tế – ICCO, nhu cầu sử dụng ca cao tăng mạnh mà nguồn cung thu hẹp nên năm 2014 toàn cầu sẽ thiếu 150.000 tấn ca cao nguyên liệu và có thể thiếu cả triệu tấn những năm tới, nếu không có giải pháp.

Giá và sâu bệnh

Cuộc khảo sát cho thấy, trong bối cảnh quỹ đất cây trồng không còn, chính sự hỗ trợ từ bên ngoài về đào tạo kỹ thuật chăm sóc, cây giống, kỹ thuật ủ chua hạt để gia tăng lợi nhuận cũng như triển vọng của cây ca cao là động lực để nông dân trồng ca cao xen với các loại cây trồng khác như cây dừa, cây điều….

Thực tế bà con nông dân nhận thức, đây là hình thức đầu tư dài hạn mà thách thức lớn nhất của nó là rủi ro. Với những hộ chặt bỏ, bao gồm cả việc không chăm sóc có 3 lý do chính đưa ra: Sâu bệnh, thiếu nước tưới và giá cả.

Những nông dân bỏ ca cao khi trồng hơn 3 năm, mới cho quả bói đầu mùa, chăm sóc chưa đạt yêu cầu nên ít trái, hơn nữa cây chưa đến giai đoạn có năng suất cao. Theo họ, chặt bỏ là để giảm lỗ.

Cũng qua khảo sát cho thấy, có sự thiếu hụt giữa tập huấn và đầu tư cho cây ca cao, cùng với chi phí đầu vào tăng, năng suất thấp mà lại bán trái tươi (thường rất thấp so với trái lên men) là yếu tố làm nông dân không thiết tha với cây ca cao. Người chặt bỏ ca cao thường có diện tích dưới 1,5ha/vườn.

Một khảo sát của nhà quản lý cho thấy, đa số diện tích ca cao giảm ở khu vực không phù hợp với cây ca cao như thiếu nước tưới…

Trong khi những hộ nông dân giữ lại ca cao để trồng cũng có thời gian trồng tương đương hộ chặt bỏ, nhưng năng suất lại cao hơn và họ có chung một lý do: thu nhập từ cây ca cao khá tốt.

Như vậy, cả 2 nhóm này trồng cùng thời điểm, nhưng những người giữ lại đều có trên 600 cây ca cao và được chăm sóc khá bài bản, trong khi chỉ cần 500 cây ca cao chăm sóc tốt là có thể giúp duy trì sự ổn định về thu nhập.

Những người giữ lại thường có diện tích lớn hơn, trên 1,9ha/vườn. 70% số hộ khảo sát cho rằng, giá ca cao dù có giảm (đầu năm 2013) so với những năm trước nhưng vẫn chấp nhận được. Họ tin rằng, năng suất sẽ còn tăng lên và ổn định thời gian dài, khi ca cao vào giai đoạn trưởng thành thì thu nhập từ ca cao sẽ còn tăng thêm.

Hiện nay giá ca cao hạt đã lên từ 55.000 đến 60.000 đồng/kg, cao hơn cà phê, cao su, hạt điều. Bài học rút ra ở đây là giá cả luôn là vấn đề lớn đối với nông dân.

Quan trọng là chính sách

Cây ca cao cũng như cà phê hay cây trồng khác, việc chặt bỏ riêng lẻ là điều không thể loại trừ mà luôn xảy ra trong sản xuất nông nghiệp. Cũng như vùng Tây Nguyên phù hợp với cây cà phê, nhưng vẫn có người trồng cà phê ở đây thất bại.

Vì vậy, làm sao giúp nông dân nhận thức ca cao cũng như cà phê, hồ tiêu hay cao su phải đầu tư bài bản vài năm mới có thu nhập, hưởng lợi. Điều quan trọng hơn, phải tuân thủ quy trình chăm sóc, không thể phó mặc hay lấy kinh nghiệm từ loại cây trồng này để áp dụng cho loại cây trồng khác.

Vấn đề là cần nghiên cứu chi phí của cây ca cao và cây khác để nông dân có so sánh chính xác hơn. Với những nơi trồng thuần, vấn đề là giúp nông dân giải pháp trước mắt để bà con có thu nhập khi chờ ca cao cho trái.

Với câu hỏi có muốn trồng tiếp ca cao không, nhiều hộ lắc đầu với lý do hết đất, nhưng cũng có khá nhiều trường hợp cho biết họ sẽ trồng lại nếu giá tốt. Một số nói sẽ trồng thêm để mở rộng diện tích khi họ nắm vững kỹ thuật xử lý sâu bệnh, tỉa cành năng suất cao, để có từ 3kg hạt/cây.

So với cây công nghiệp khác, nông dân cho rằng chi phí đầu vào, lao động và nước tưới cây ca cao đều thấp hơn mà lại cho thu nhập quanh năm. Nhưng người dân luôn lo lắng, không biết giá loại cây này tương lai sẽ như thế nào.

Tuy nhiên, bên cạnh nguồn thu, thách thức lớn nhất với đa số nông dân là vấn đề sâu bệnh, sóc và một số loại động vật khác ăn trái mà chưa biết cách xử lý. Trong khi thị trường và tín dụng là lĩnh vực người dân ít được tiếp cận.

Qua khảo sát cho thấy, không nên lấy điển hình nào đó để khái quát hóa về sự kiện chặt bỏ cây ca cao. Thách thức mang tính địa phương không thể khái quát chung cho toàn vùng. Và để khắc phục tình trạng này, mỗi khu vực đều phải có sự đa dạng về giải pháp để thích ứng mặc dù việc chặt bỏ chủ yếu đến từ những lý do như nêu trên.

Kinh nghiệm của các nước phát triển ca cao khá bền vững cho thấy, chính sách của nhà nước rất quan trọng trong việc giúp nông dân nắm chắc thông tin, tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Ở Bờ Biển Ngà, Ghana, chính phủ lập ra Ủy ban Ca cao để giám sát chất lượng, thị trường cũng như việc sản xuất kinh doanh, đề ra chính sách hợp lý với mục tiêu thúc đẩy việc liên kết và sơ chế hạt ca cao trong nước (đã qua ủ chua) để tạo ra giá trị nhiều hơn, qua đó giúp nông dân nâng cao thu nhập.

Tác giả: Vũ Thế Thành - Gởi cho GNA vào 16/8/2014


Mấy hôm nay báo chí đưa tin giám đốc một công ty TNHH ở Bắc Ninh tên là Nguyễn Ngọc Minh (Minh Sâm), trùm xã hội đen vừa bị bắt. Người này từng được vinh danh trong 1000 doanh nhân tiêu biểu cả nước tại Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Cách đây chưa lâu, đài truyền hình tường thuật một buổi tôn vinh doanh nhân. Đang xem, đứa cháu tôi bỗng kêu lên: "Bác ơi, sao doanh nhân lại mặc áo lý trưởng?". Tôi bảo: "Cháu không nghe người ta giới thiệu là áo dân tộc ư?". Nói vậy nhưng tôi vẫn thấy thế nào ấy. Doanh nhân thời nay lên sân khấu nhận vinh danh đội khăn xếp, mặc áo dài màu xanh có họa tiết, hệt như các vai diễn đóng nhân vật lý trưởng. Có lẽ vai lý trưởng hách dịch trong các vở chèo gây ấn tượng mạnh với nhiều người chăng nên đứa cháu tôi mới nhớ dai thế.

Vài ba chục năm trước, trong cơ chế bình quân, bao cấp, người ta thi nhau đả kích giám đốc. Nào tranh biếm họa, nào thơ châm, nào bài bình luận làm như các giám đốc ai cũng xấu, ai cũng là kẻ “ ăn trên ngồi trốc”. Rồi đến thời nay, lại quay ra ca ngợi, tôn vinh thái quá, nào cúp, nào giải thưởng, nào bảng vàng, doanh nhân tiêu biểu. Có những cúp được trao cho cả trăm người, giải thưởng doanh nhân tiêu biểu, vinh danh bảng vàng thì nhiều lắm, mà khi xướng tên chẳng ai biết họ có danh phận gì, tiêu biểu cái gì. Có người nói, bây giờ có “phong trào” trao cúp, trao giải thưởng. Đến những thứ danh giá như vậy mà cũng theo phong trào ư?

Tôi nhớ lần đến làm việc với một bộ đặt vấn đề trao giải thưởng cho những doanh nghiệp bảo vệ tốt môi trường, lãnh đạo bộ nói ngay: "Thôi ông ơi, bây giờ nhiều loại giải thưởng quá rồi".

Trao giải thưởng cho doanh nghiệp thời nay là rất cần, nhất là khi doanh nghiệp đang rất khó khăn, nhiều doanh nghiệp đang tìm cách vươn lên bằng chính tài năng sức lực của mình… Nhưng phải làm sao cho xứng đáng, sao cho người được trao cũng như người không được trao đều tâm phục, khẩu phục, để người dân cùng tham gia tôn vinh doanh nghiệp qua sản phẩm, thành phẩm của họ làm ra, nếu không, người đời lại cho rằng có tiền thì có hết.

Vấn đề là thực chất, chứ không phải cái danh hiệu, cái áo khoác bên ngoài. Những doanh nhân, doanh nghiệp có tài, có tâm, có nhiều đóng góp cho dân, cho nước, hẳn không ai muốn tự dối mình, không ai muốn lên bục vinh quang nhận những giải thưởng không xứng đáng, đứng cạnh những người không xứng đáng.

Có như vậy thì mặc áo comple, thắt cà vạt lên nhận phần thưởng cũng thấm nhuần tinh thần dân tộc, chứ đâu phải mặc cái áo mà đứa cháu tôi cứ khăng khăng là áo... lý trưởng!

Dương Xuân Nam

Đoạt danh hiệu người kiếm tiền nhiều nhất năm 2014 do tạp chí Forbes bình chọn, Mark Zuckerberg - chàng trai vừa tròn 30 tuổi, chủ sở hữu trang mạng xã hội Facebook, trở thành hình mẫu cho giới trẻ.

Zuckerberg tại văn phòng làm việc - Ảnh: AP

Tạp chí Forbes từng viết: “Ở Mark Zuckerberg không có những biểu hiện của một doanh nhân điển hình, nhưng không ngẫu nhiên - sau cái búng tay đầy ma thuật, chàng trai khá giản dị với áo phông, quần jeans trở thành chủ sở hữu trang mạng xã hội có tới hơn một tỉ người sử dụng trên toàn thế giới.”

Điều gì ở chàng trai có gương mặt tàn nhang, mái tóc xoăn tít, nghĩ nhanh, nói nhanh…sở hữu trong tay 1 tỉ USD ở tuổi 25 và con số hiện vượt mốc 28,5 tỉ USD, giúp anh góp mặt vào hàng ngũ 50 tỉ phú giàu nhất của Forbes năm 2014?

Bỏ tỉ đô la này để kiếm tỉ đô la khác

Cha của Zuck - ông Edward Zuckerberg chia sẻ với Tạp chí Time: “Vợ chồng tôi luôn tin tưởng, thay vì áp đặt hoặc chỉ đạo cuộc sống con mình theo hướng chúng tôi muốn, hãy tập trung nhận ra thế mạnh, hỗ trợ và giúp chúng theo đuổi đam mê. Đối với Mark Zuckerberg, cậu bé đã thể hiện niềm đam mê công nghệ mãnh liệt từ nhỏ”.

Và từ đam mê đó, cộng với tài năng rực sáng và khát khao “kết nối” con người, Zuckerberg đã biết “bỏ con tép bắt con tôm”, khước từ những hợp đồng béo bở để… trở thành tỉ phú như hiện nay.

Khi bước vào học viện Phillip Exeter Academy, Zuck cùng một người bạn tạo ra phần mềm âm nhạc Pandora có tên là Synapse, thu hút sự chú ý của hai hãng lớn là AOL và Microsoft cùng lời đề nghị mua lại sản phẩm với giá 1 triệu USD, nhưng đổi lại Mark phải bỏ học để phát triển dự án.

Cảm thấy thời cơ chưa chín mùi, Zuck từ chối lời đề nghị và quyết tâm đứng vào hàng ngũ sinh viên của trường đại học danh giá bậc nhất nước Mỹ - Harvard.

Tại đại học Harvard, anh tiếp tục miệt mài nuôi dưỡng ước mơ, khai sinh nhiều ý tưởng đặc sắc như: chương trình CourseMatch - giúp sinh viên lựa chọn lớp học; chương trình Facemash - bầu chọn gương mặt ăn ảnh nhất trong những tấm hình lưu niệm.

Zuck chia sẻ trong dịp lễ kỷ niệm 10 năm thành lập công ty: “Có một câu hỏi luôn tự vấn: tại sao chúng tôi lại là những người tạo ra Facebook, khi chỉ là những gã sinh viên, không tiềm lực như các tập đoàn lớn? Đơn giản, chúng tôi là những người thực sự quan tâm đến tầm quan trọng của việc kết nối thế giới. Chúng tôi khao khát, nuôi dưỡng và thực hiện sự quan tâm đó”.

Năm 2006, Yahoo đề nghị mua lại Facebook với giá 1 tỉ USD. Zuckerberg lại từ chối. “Tôi chưa thấy ai quay lưng bỏ đi với 1 tỉ USD”, Terry Semel, cựu CEO của Yahoo nhớ lại.

Tranh luận chỉ làm tốn thời gian

Ngoài tài năng công nghệ phi thường cũng như khả năng nhạy bén nắm bắt nhu cầu của người dùng mạng xã hội, một khía cạnh khác giúp Mark Zuckerberg đưa Facebook băng băng về phía trước là khả năng quản lý hiệu quả và mới lạ.

Tranh luận là một phần để phát triển nhưng với Mark, anh lại không thích điều này bởi nó chỉ tốn thời gian. Khẩu hiệu “Viết mã hóa thắng tranh luận” được treo tại văn phòng làm việc của Facebook bởi Zuckerberg cho rằng, việc thực hiện ý tưởng là cách tốt nhất để xem kế hoạch có hiệu quả hay không.

“Move fast and break things” (Đi nhanh và phá vỡ mọi trở ngại) là một trong câu khẩu hiệu hàng đầu trong chiến lược lập nghiệp của Mark Zuckerberg. Anh chia sẻ: “Cách tốt nhất có được ảnh hưởng lớn nhất, là việc đảm bảo mình luôn tập trung vào việc giải quyết các vấn đề. Nhanh chóng dịch chuyển cho phép chúng ta xử lý nhiều vấn đề và học hỏi nhanh hơn”.

Bên cạnh quy tắc “Viết mã hóa thắng tranh luận”, Zuckerberg cũng hiểu rằng để Facebook phát triển, anh cần phải dùng đúng người ở từng vị trí cụ thể.

Zuck biết rõ anh chỉ có thể làm tốt việc phát triển sản phẩm thay vì điều hành cả công ty theo hướng kinh doanh. Vì thế, anh cho rằng muốn tạo ra những thành công vượt bậc lâu dài, chúng ta cần có một đội ngũ tốt và chung mục tiêu.

25% thời gian làm việc của Zuck dùng để tuyển dụng nhân sự cấp cao, tìm ra những người giỏi về kỹ năng, có chung chí hướng. Đặc biệt, Zuck không bao giờ tuyển những đối tác làm việc chỉ đơn giản vì tiền.

Với Zuckerberg, vấn đề chính anh quan tâm đến đó là sản phẩm chứ không phải doanh thu doanh thu. Mark cũng xác định rõ: “Có nhiều người hiểu lầm tôi không quan tâm đến lợi nhuận hay đại loại thế, nhưng thực ra không phải vậy. Điều tôi làm là gắn sứ mệnh với kinh doanh. Như vậy, thành công sẽ đến một cách có ý nghĩa”

Việc chiêu mộ được Sheryl Sandberg, giám đốc hoạt động Facebook, là một minh chứng rõ ràng về lý thuyết quan hệ đối tác đúng đắn. “Chính cô là người góp phần quan trọng trong sự tăng trưởng và thành công của công ty trong những năm qua”, Zuck cho biết. Và cho tới thời điểm này, tài sản của Sheryl Sandberg đã đạt cột mốc 10 con số, gia nhập hàng ngũ những tỉ phú trên thế giới.

Hướng đi mới của Facebook

2014 là năm đặc biệt với Mark Zuckerberg bởi anh vừa tròn 30 tuổi còn đứa con tinh thần Facebook lên 10. Zuckerberg đã có những chia sẻ thú vị.

* Cách đây 10 năm, anh tạo ra Facebook cho những người đồng trang lứa. Bây giờ anh đã 30 tuổi và đang tạo ra những ứng dụng cho những người trẻ hơn. Vậy anh có cảm thấy mình đang kết nối được với những khách hang trẻ tuổi hiện nay?

-Thành thật mà nói, phần đông người sử dụng Facebook đều không cùng độ tuổi với tôi. Điều quan trọng là phải hiểu khách hàng muốn gì và công việc này càng khó khăn hơn khi bạn có quá nhiều người phải phục vụ. Chúng tôi phải phục vụ 1,2 tỉ người do đó Facebook chú trọng rất lớn đến những thư phản hồi của khách hang.

Tôi không nghĩ tuổi tác của khách hang là điều tôi lo lắng nhất. Tôi chú trọng đến việc phát triển của Internet và khả năng kết nối mọi người. Điều tôi đòi hỏi là những giám đốc sản phẩm của Facebook phải đi khắp thế giới, đến những thị trường tiềm năng để tìm hiểu về con người nơi đó. Và họ đã đem về những điều rất thú vị.

Chúng tôi chú trọng đến nghiên cứu nhân khẩu học ở mọi quốc gia để có thể tập trung phát triển các ứng dụng mà các bạn teen cũng như khách hàng thuộc mọi lứa tuổi khác yêu thích.

* Anh có thể chia sẻ về việc lãnh đạo, tầm nhìn của facebook cũng như chiến lược phát triển?

-Tôi cùng đồng nghiệp đã từng cùng nhau thức trắng nhiều đêm, thảo luận để tìm ra hướng đi mới. Điều lớn nhất tôi học được trong 10 năm qua đó là luôn có một “nước cờ” mới. Và để tìm ra được điều này, bạn phải luôn hướng tới và dốc hết khả năng có thể.

TRÙNG DƯƠNG - CHU YÊN

Does success have a deadline? And if yes, what is the best age to succeed? Here is a visualization of the relationship between age and success. Tap on the circles below and investigate for yourself.



“The Critical Period” – Do It Early or Bust?

Language, it is believed, cannot be learned without an accent after the critical age (usually 16). Musical talent is usually apparent in the first ten years of life. Most people we know as successful programmers started coding as children, and successful athletes commonly celebrate their twentieth birthday already celebrities. This can make one look like a failure at 27 if all you got is a college degree. But that may be a false impression.

The Data Behind The Success Age

Looking at the biographies of top 100 founders on the Forbes List shows that 35 is the most common age to start one of the top companies in the world. We excluded the companies that were inherited from previous ones, and the companies where governments were heavily involved. For example, one of the largest companies in the world is Agricultural Bank of China. It was founded by Mao Ze Dong while he was the country’s chairman. This types of founders we excluded, to make sure the list only contains self-starting founders.

The Middle Of Life or Mid-Life Crisis

The result is a bell curve, just like in school most people get grades somewhere in the middle, in life most people succeed mid-life, that is about 35, for the current generation.

Intuitively then, we expect some major life achievements to happen around the middle age, otherwise – the mid-life crisis.

The Quarter-Life Crisis

When you graduate college, with expectations from parents on your shoulders, seeing teenage CEOs in the news can make you feel like a late bloomer. Even at 25. Since today we expect to live longer than today’s average life span of 78 years, at 25 you can reasonable think you are through a quarter of your life. This is a newer term than the good old mid-life crisis.

Late Bloomers, Not Losers

So what about those who succeed later in life – the late bloomers. Is it better to be an early achiever or a late bloomer? That’s the same as asking if it is better to start Facebook at 19 or IBM at 61? For the world at large it does not matter. Perhaps Facebook could never happen if IBM did not exist. Should Charles Flint have felt himself a loser when he organized IBM out of a time-card punching technology firm at the ripe age of 61? Those time card punchers turned out to be early prototypes of computers.

Perhaps you have not heard much about Flint, but the device you are looking at right now is possible in part because of what Flint started at 61. He even lived another 24 years, working and enjoying the fruits of his late-in-life success. A later bloomer? Perhaps. Too late for him at 61? Never too late.


Written by Anna Vital
Information Designer and Infographic Author





Hai năm trước, tôi nhận được một lá thư nhờ giúp đỡ từ châu Âu. Lá thư của Dorota Lubanska, một nhà báo Ba Lan. Mỗi năm một lần, Dorota quy tụ những người bạn, tập hợp các nhà tài trợ, cùng tổ chức một giải bóng đá dành cho trẻ em sống trong các cô nhi viện.

Năm 2011, cô tổ chức giải bóng đá cho trẻ mồ côi toàn Ba Lan, gây được tiếng vang. Năm 2012, khi tôi gặp Dorota ở Warszawa, cô vừa tổ chức thành công giải bóng đá cho trẻ mồ côi toàn châu Âu với nhiều nhà tài trợ lớn. Và năm sau đó, cô muốn tổ chức World Cup. Một World Cup cho trẻ mồ côi.

Dorota viết thư cho tôi và muốn mời đội bóng của một cô nhi viện tại Việt Nam, mà cô đã tìm thấy trên mạng, và mời lũ trẻ sang châu Âu dự giải. Tôi kêu gọi sự giúp đỡ từ đồng nghiệp, nhưng mọi người không thực coi trọng chuyện này. Tôi không đủ sức lực, thời gian và quan trọng nhất là tiếng nói để làm một mình, bởi đưa lũ trẻ ra nước ngoài là một rừng thủ tục giấy tờ. Những lá thư của Dorota về sau trôi đi trong sự áy náy của tôi – có lẽ tôi sẽ còn áy náy với cô rất lâu nữa.

Hôm nay, khi sự kiện của trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi ở chùa Bồ Đề đã diễn ra được vài ngày, cơn tức giận đã nguôi, tôi bình tâm lại và nghĩ đến lá thư của Dorota.

Dorota đã nghĩ gì khi tìm thông tin trên mạng để tổ chức kỳ World Cup của cô? Tại sao cô chọn Việt Nam? Cô nhìn thấy một đất nước như thế nào? Tôi nghĩ mình có thể tưởng tượng ra được: đó là một đất nước mà cho dù đã trải qua nhiều chiến tranh, vẫn nổi tiếng vì sự hiền hậu và nhân ái của con người. Dorota nhìn thấy những đứa trẻ mồ côi khỏe mạnh sống trong những mái ấm, đang vui vẻ chơi bóng đá, bên cạnh các ni sư tươi cười.

Hãy tưởng tượng rằng bạn, một người Việt, nhập vai vào Dorota và tìm thông tin về những trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi Việt Nam. Bạn gạt đi hoàn toàn nỗi ám ảnh về “sự kiện chùa Bồ Đề”. Bạn hẳn sẽ gặp nhiều câu chuyện xúc động. Bạn sẽ được đọc về những ngôi chùa nơi đã nuôi dưỡng hàng trăm đứa trẻ, để chúng lớn thành người, học hành tử tế, xây dựng gia đình, có người bây giờ còn là tiến sỹ. Bạn cũng sẽ giống như Dorota, muốn chìa bàn tay ra giúp chúng có một cuộc sống hạnh phúc hơn.

Trước một tội ác (nếu có) như buôn bán trẻ em – ai cũng muốn nâng tầm nó lên thành một sự thoái hóa đạo đức xã hội. Rất nhiều người, ngay sau sự kiện, thậm chí nhanh chóng quy kết về “thời mạt pháp”, về việc “buôn thần bán thánh”, “lợi dụng lòng thiện nguyện” một cách có hệ thống.

Tôi cũng đã muốn nghi ngờ tất thảy. Bởi vì cái mác “thiện nguyện” không phải đến hôm nay mới bị lợi dụng. Đã có nhiều vụ án rồi. Nhưng rồi tôi nhận ra rằng càng bị thử thách, thì chúng ta càng cần phải nuôi niềm tin.

Bây giờ bạn có thể hoài nghi hết các trung tâm bảo trợ, và chùn tay khi đưa ra một sự giúp đỡ, một khoản quyên góp. Bạn có thể bĩu môi nói câu: “Tôi còn lạ gì”. Nhưng như thế là những kẻ tạo nghiệp vừa thực hiện được tội ác với những đứa trẻ vừa hủy hoại được niềm tin trong xã hội và tước mất cơ hội được nhận sự giúp đỡ của nhiều người khác.

Bạn có thể hỏi tôi rằng làm thế nào để biết rằng tôi không bị lừa? Tôi không muốn trả lời. Nhưng đó chính là lý do để chúng ta xây dựng nên cả một hệ thống giám sát, quản lý. Và chính quyền được trả lương để làm việc đó. Nếu có điều gì cần điều chỉnh, theo tôi là điều chỉnh hệ thống quản lý đó. Còn tôi, tôi sẽ không điều chỉnh niềm tin của chính mình.

Đó không chỉ là chuyện của riêng vụ án này. Những thông tin tiêu cực trong xã hội ngày càng nhiều và rất dễ đẩy người ta đến chỗ phủ nhận sạch trơn các giá trị tử tế.

Chúng ta cũng chẳng thể dạy lũ trẻ (và tự răn chính mình) trở thành người tốt nếu trong đầu chỉ có sự hoài nghi.

Đức Hoàng


Ngày 11/9/2001, cùng một lúc, tại các khu vực khác nhau, 5 máy bay hành khách của Mỹ bị những kẻ khủng bố al-Qaeda cướp để thực hiện cuộc tấn công vào các mục tiêu đông người mang tính biểu tượng của Mỹ.

Hai trong số 5 máy bay đó đã được những phi công khủng bố lái đâm thẳng vào toà tháp đôi Trung tâm thương mại thế giới tại New York, đánh sập cả hai toà tháp. Gần 3.000 người dân vô tội bị giết chết một cách dã man, hơn 6.000 người bị thương.

Tôi là người hàng không. Một số bạn bè khi đó nói với tôi rằng an ninh hàng không Mỹ quá kém, phòng không Mỹ quá kém nên để xảy ra vụ khủng bố thảm kịch này. Tôi bảo họ, không phải thế. Sự độc ác, tàn bạo của những kẻ khủng bố ngày 11/9 đã vượt quá khả năng tưởng tượng của loài người trước đó. Không một ai trên thế giới, kể cả những người làm việc trong các cơ quan hàng không, phòng không Mỹ, có khả năng tưởng tượng và lường trước được cách thức, mức độ khủng bố độc ác, tàn bạo đến như vậy của một số kẻ được gọi là người.

Ai tưởng tượng được một kẻ có học hành, lái được máy bay, lại dám cầm lái điều khiển một chiếc máy bay với hàng trăm hành khách là người dân vô tội ở sau lưng lao thẳng vào một tòa nhà nơi đang có hàng chục nghìn người dân vô tội đang làm việc? Một số kẻ chán đời có thể tự tử, một số kẻ mù quáng có thể giết người theo kiểu cảm tử, nhưng mà bằng cách đó, với mức độ độc ác, tàn bạo đến như thế thì trí tưởng tượng phong phú nhất của loài người cũng không đạt tới. Con người chỉ có thể đề phòng những gì con người có thể tưởng tượng được.

Ngày 17/7 vừa qua, việc chiếc máy bay mang số hiệu MH17 của Malaysia Airlines bị tên lửa bắn rơi trên bầu trời Ukraine, giết 298 người, trong đó có 80 trẻ em, có một gia đình 3 người Việt Nam, làm người dân trên cả thế giới sửng sốt và phẫn nộ. Họ, 298 người này, không hề có mối liên quan nào với tranh chấp lãnh thổ và quyền lực ở Ukraine, với các "bên có lợi ích" trong tấn bi kịch mang tên "Ukraine". Họ là những người dân vô tội bị giết hại.

Điều đáng tiếc trong thảm họa MH17 là nó và nhiều máy bay thương mại khác của nhiều nước bay qua khu vực đang có chiến sự. Các cơ quan không lưu không phải đã không nghĩ gì về các rủi ro cho các máy bay dân sự bay qua khu vực này. Họ đã cấm các chuyến bay dưới 9.700 mét, có nghĩa là họ đã nghĩ đến khả năng bên nào đó có thể vô tình hoặc cố ý bắn máy bay dân sự. Nhưng họ mới tính đến các vũ khí có "tầm với" dưới 9.700 mét. Họ không hề nghĩ đến các loại vũ khí có khả năng tấn công máy bay ở độ cao vài chục km. Họ biết các loại vũ khí như thế, nhưng không đưa chúng vào các tính toán rủi ro hàng không. Đây có lẽ là một sự bất cẩn. Khi có chiến sự trên đất hay trên biển, cả bầu trời ở vùng đó với độ cao vài chục km cũng không thể đủ an toàn cho các máy bay dân sự nữa. Các loại vũ khí hiện đại ở trong tay các bên, không ai có thể kiểm soát được. Chỉ là một cái bóp cò hay ấn nút...

Trí tuệ con người đã phát minh ra nhiều loại máy móc. Con người đã đưa được xe tự hành lên mặt trăng, sao Hỏa, chụp ảnh các thiên hà cách trái đất hàng triệu năm ánh sáng. Con người chế tạo được tàu lặn có thể lặn sâu hàng km để đo đáy biển. Con người biết cách tạo ra máy móc đo "lòng trời", "lòng biển", "lòng đất", nhưng chưa bao giờ biết cách tạo ra máy móc đo được "lòng người".

Sau vụ 11/9, chúng ta cần phải thừa nhận rằng một số kẻ được gọi là người có thể độc ác, tàn bạo hơn mọi khả năng tưởng tượng của trí tuệ người. Chúng thật ra là quỷ, nhưng sống lẫn với người, mang mặt người. Mọi sự cảnh giác với chúng và phòng ngừa chúng đều không thừa, kể cả trong các hoạt động hàng không.

Gần 100 năm nay, ngành hàng không nỗ lực tạo ra sự gần gũi, thân thiện với hành khách. Đã có những lúc nhiều hãng hàng không quy định việc mở cửa buồng lái để hành khách nhìn thấy phi công và hiểu hơn công việc của họ, yêu cầu phi công sau khi bay ra chào hỏi, chuyện trò vui vẻ với hành khách, thậm chí cho phép một số hành khách vào xem buồng lái. Các hãng hàng không cố gắng đưa những dụng cụ ăn uống, sinh hoạt gia đình lên máy bay để phục vụ hành khách. Vụ 11/9 đã xóa sạch tất cả những nỗ lực đó của ngành hàng không thế giới, thay đổi vĩnh viễn các dịch vụ hàng không, đặt yêu cầu về sự thân thiện rất thấp so với các yêu cầu về an ninh, an toàn hàng không. Chỉ vì một lý do: giữa loài người còn có quỷ sống lẫn và chưa có máy móc nào có thể giúp phát hiện ra chúng mọi lúc, mọi nơi.

Lương Hoài Nam

Hãng Starbucks đang không ngừng đẩy mạnh kinh doanh trên mảnh đất vàng Trung Quốc, và ít ai biết thứ vũ khí bí mật của thương hiệu này lại đến từ một vùng quê yên ả của Thụy Sỹ.

Hãng sản xuất thiết bị Thermoplan AG nổi lên giữa chốn thảo nguyên xinh đẹp vùng Weggis – thị trấn nhỏ với khoảng 4400 cư dân sinh sống và cách không xa thành phố Lucerne – là nơi sản sinh ra những cỗ máy pha chế espresso và cappuccino độc quyền cho hơn 21.000 cửa hiệu Starbucks trên toàn thế giới.

Giám đốc điều hành của Thermoplan, ông Adrian Steiner tự hào: “Những cỗ máy tự động đã làm nên một thứ bản sắc rất riêng cho Đức và Thụy Sỹ”.

Ông Steiner đã có thâm niên 17 năm làm kĩ sư điện tại Thermoplan trước khi trở thành người điều hành cao nhất của doanh nghiệp này: “Sản phẩm của hãng chúng tôi là sự kết hợp của năng lực công nghệ vượt trội đến từ cả hai quốc gia Đức và Thụy Sỹ. Quy trình sản xuất ra một chiếc máy pha cà phê cũng ưu việt chẳng kém quy trình làm ra những chiếc đồng hồ: nó hội tụ đầy đủ yếu tố con người, chất lượng, giá trị và sự bảo đảm.”

Từ năm 1999, khi mới chỉ có 20 nhân công, Thermoplan AG đã dành được hợp đồng đắt giá với thương hiệu Starbucks, cung cấp cho chuỗi cửa hàng cà phê lớn nhất thế giới những chiếc máy pha cà phê tự động tối tân. Ảnh: Bloomberg

Với 230 nhân công, hãng Thermoplan xuất đi 98% số sản phẩm mà mình tạo ra và là một điển hình cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ đến từ Thụy Sỹ: lấy nền tảng kỹ thuật công nghệ để thúc đẩy thành công trên thương trường. Thỏa thuận tự do mậu dịch giữa Thụy Sỹ và Trung Quốc, bên cạnh vị thế đang lên của “người khổng lồ châu Á” trong bản đồ thị phần của Starbucks, đem đến cho Steiner nhiều lý do để lạc quan.

Là quê hương của những tập đoàn danh tiếng được niêm yết trên sàn chứng khoán như Nestle hay UBS, song 99% các doanh nghiệp tại Thụy Sỹ chỉ có quy mô vừa và nhỏ và đang tạo ra công ăn việc làm cho 2/3 tổng số lao động. Bên cạnh việc sản xuất máy pha cà phê cho Starbucks, Thermoplan cũng kết hợp với nhiều đối tác khác, từ công ty chế tác đồng hồ Swatch Group cho tới các đơn vị sản xuất linh kiện điện tử chính xác như Mikron Holding, với mục tiêu mở rộng thị trường vào Bắc Kinh và Thượng Hải.

Tháng trước, Starbucks cho biết thương hiệu này có kế hoạch mở thêm 800 cửa hàng mới tại Trung Quốc và khu vực châu Á-Thái Bình Dương tính tới năm 2015. Thông tin này đã giúp giá cổ phiếu của ông trùm đồ uống nước Mỹ tăng 0.1%, lên mức 76,87 USD trong phiên giao dịch lúc 10 giờ sáng ở New York.

Câu chuyện bắt đầu từ chiếc máy trộn kem

Tuy nhiên, Thermoplan nổi lên không chỉ nhờ những chiếc máy pha cà phê thượng hạng tại Starbucks. Trên thực tế, công ty này đã tạo ra bước đột phá từ ba thập kỷ trước khi nhanh chóng tấn công thị trường sản xuất đồ uống làm từ cà phê trên toàn thế giới với những chiếc máy đánh kem (whipped-cream machine).

Và cho tới năm 1999, Thermoplan – khi đó chỉ có vỏn vẹn 20 nhân công - đã đạt lợi nhuận kỷ lục khi kí kết thành công hợp đồng trọn gói với Starbucks, cung cấp cho toàn bộ hệ thống cửa hàng những chiếc máy pha chế cà phê tự động mang nhãn Thermoplan. Xem ra, Starbucks đã rất sáng suốt khi quyết định thay thế những chiếc máy pha espresso cũ kỹ bằng những chiếc máy tự động mới, giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho người pha chế. Với hợp đồng này, sản phẩm máy pha Thermoplan đã theo Starbucks “phủ sóng” rộng rãi tại nhiều thành phố lớn trên toàn thế giới, từ New York tới Paris rồi tới Bắc Kinh.

Giá cho một chiếc máy pha chế Thermoplan dao động từ 7.000 franc (tương đương 7.700 USD) cho tới 17.000 franc – với kích thước lớn hơn và các tính năng bổ sung như tự làm sạch sau pha chế. Mẫu máy Mastrena, được Thermoplan thiết kế và sản xuất độc quyền cho Starbucks vào năm 2008. Để có được một ly cappuccino thơm ngon, người vận hành máy chỉ cần bấm một nút trên bảng menu điện tử.

“Kích thước nhỏ gọn, khả năng vận hành dễ dàng của chiếc máy đã giúp các chuyên viên pha chế của chúng tôi kết nối với khách hàng tốt hơn, thông qua các tương tác và tốc độ dịch vụ nhanh chóng”, Lisa Passe, một phát ngôn viên của thương hiệu Starbucks khẳng định.

Uy tín dịch vụ

Hợp đồng của Thermoplan với hãng Starbucks có lẽ sẽ tiếp tục được gia hạn trong nhiều năm sắp tới, mặc dù hai bên từ chối bình luận cụ thể về khả năng này. Steiner thì cho biết chính năng lực làm việc nhanh chóng và đầy sáng tạo của công ty mình đã bảo chứng cho hợp đồng béo bở này, và ông tự hào gọi đây là “sự kết hợp hoàn hảo giữa vị thế của một hãng lớn với tính linh hoạt của một doanh nghiệp nhỏ”.

Việc lắp đặp một chiếc máy, chủ yếu là các thao tác thủ công, tiêu tốn từ 6 đến 8 tiếng đồng hồ. Hiện tại, Thermoplan có khả năng đáp ứng khoảng 84 chiếc máy mỗi ngày cho chuỗi cửa hàng cà phê lớn nhất thế giới, chiếm 1/3 tổng doanh số bán ra. Số còn lại đến từ những khách hàng khác như Nestle, Google hay Costa Coffee.

Năm ngoái, lợi nhuận của Thermoplan tiếp tục tăng trưởng và đạt con số 130 triệu franc (tương đương 143 triệu dola Mỹ). Điều kiện kinh doanh hiện tại cùng những triển vọng tươi sáng trong tương lai cho phép công ty gạt sang bên ý định cổ phần hóa, mặc dù Steiner không loại trừ khả năng này.

Thành công của Thermoplan cũng đến từ những cam kết dịch vụ tối ưu. Bất kỳ chiếc máy nào, trước khi xuất xưởng, cũng đều phải đảm bảo quy tắc pha đủ 100 tách cà phê thơm ngon đạt chuẩn. Một kỹ thuật viên đến từ phía đối tác dịch vụ của Thermoplan sẽ tới quan sát quy trình trong suốt 4 tiếng đồng hồ, nhanh chóng giải quyết mọi vấn đề phát sinh. Các kết cấu mô-đun cũng giúp việc bảo trì máy được đơn giản và thuận tiện, theo lời ông Steiner.

Người đi đường bước ngang quán cà phê Starbucks, đặt tại Thâm Quyến, Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg

Thành công của Thermoplan và sự mạnh lên của đồng Franc Thụy Sỹ (CHF)

Mặc cho chi phí sản xuất đắt đỏ cùng tỉ giá hối đoái bất lợi, Thermoplan duy trì hoạt động sản xuất hoàn toàn trong nước. Hiện công ty có 40 chuyên viên làm công tác R&D cùng 140 nhân công vận hành dây chuyền sản xuất-lắp ráp. Vị CEO cho biết đội ngũ lao động tay nghề cao, quy chế tuyển dụng và sa thải minh bạch, sự hỗ trợ hiệu quả của chính phủ cùng các mức thuế hợp lý là những điều “giữ chân” Thermoplan ở lại với quê hương. “Đó là những điều khiến Thụy Sỹ của chúng tôi khác biệt”, ông khẳng định.

Steiner cũng cho biết vào năm 2011, khi giá đồng franc và euro gần như tương đương nhau, Thermoplan đã cắt giảm giá thành xuống 5% và nhờ thế, tỉ giá giao dịch không còn là vấn đề với doanh nghiệp nữa. “Thực tế là, lương nhân công ở Thụy Sỹ rất cao đấy”, ông nói.

Hiện tại, công ty đang lên kế hoạch đón đầu những làn sóng đổi thay mới trên thị trường tiêu dùng cà phê. “Dân Ukraina, Nga và Kazakstan đang tập làm quen với cappuccino. Cappuccino đang làm điên đảo thế giới, thứ đồ uống này mới thú vị làm sao”, Adrian Steiner mơ màng.


Nguồn: GAFIN, Bloomberg/DVO


Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.