tháng 6 2015

Thật khó để tưởng tượng một mùa hè tại Starbucks mà không nghĩ tới một cốc Starbucks Frappuccino® mát lạnh cùng ống hút màu xanh lá.

Trong một lần trò chuyện, bà Patricia Marques, Tổng Giám đốc Starbucks Việt Nam từng tiết lộ, sự yêu mến thương hiệu Starbucks của các tín đồ cà phê Việt Nam đã tạo cảm hứng để Starbucks sáng tạo ra những thức uống mới phù hợp với thị hiếu và khí hậu của Việt Nam.

Thực hiện lời hứa mang đến cho khách hàng những thức uống mới mỗi mùa, Starbucks Việt Nam vừa giới thiệu đến những tín đồ cà phê Việt những món đồ uống hoàn toàn mới cho mùa hè nóng bỏng.

Bà Patricia Marques, Tổng Giám đốc Starbucks Việt Nam

Điểm nhấn mà Starbucks mang đến trong mua hè này, chắc hẳn sẽ là món đồ uống có tên gọi Frappuccino, cái tên có lẽ đã quen thuộc với khá nhiều người. Từ món Frappuccino cổ điển, các barista đã sáng tạo ra một ly Triple Coffee Frappuccino tràn ngập hương vị cà phê, một ly Strawberry Cheesecake Frappuccino vị dâu và kem thơm mát.

Ta hãy cùng quay lại hai thập kỷ trước, để tìm hiểu xem loại nước giải khát không thể thiếu trong mùa hè này được ra đời như thế nào?

Năm 1993, Starbucks mới chỉ có một số ít các cửa hàng ở Los Angeles và ít hơn 300 cửa hàng trên khắp nước Mỹ và Canada, chủ yếu tập trung ở các thành phố ở phía bắc. Dina Campion, một nhân viên đã có thâm niên 20 năm và hiện nằm trong đội Starbucks Digital, quản lý 10 cửa hàng ở Nam California.

"Đó là mùa hè năm 1993, và Los Angeles cực kì nóng vào mùa hè," Campion nói."Chúng tôi nhận thấy có vài cửa hàng cà phê nhỏ đã làm một số loại đồ uống trộn lẫn cà phê với những hương vị khác. Vài vị quản lý cửa hàng và tôi đã thấy đây là một cơ hội rất lớn dành cho Starbucks ".

Campion đã liên lạc với một trong những cựu quản lý của cô tại California, Dan Moore, người gần đây đã chuyển đến Seattle để làm việc tại trụ sở chính của Starbucks. Họ đã đi thử nghiệm trước với một cửa hàng tại San Fernando Valley của Los Angeles, và Moore đã vận chuyển một chiếc máy xay sinh tố tới cửa hàng Sherman Oaks.

"Một nhóm của chúng tôi đã đi từ Seattle đến California, và chúng tôi nhanh chóng nhận ra đây là thứ gì đó mình cần phải theo đuổi", Moore nói. Sau đó, cuộc thử nghiệm được chuyển đến một cửa hàng gần Third Street Promenade ở Santa Monica, nơi họ có thể nhận được phản hồi nhanh chóng từ các nhóm khách hàng đa dạng.

"Người quản lý ở Santa Monica và trợ lý của cô thực sự có hứng thú với việc này,"Campion nói. "Đồng thời, Seattle cũng tham gia và đưa một số kỹ năng R&D vào sau đó."

Tới mùa hè năm 1994, gần như toàn khu vực do Campion quản lý đã phục vụ cà phê blend cho các khách hàng đang kiếm tìm đồ uống giải khát. Cùng lúc đó Starbucks mua lại The Coffee Connection ở Boston, cùng với một trong các sản phẩm của họ mang tên "Frappuccino", một thứ đồ uống lạnh với nhiều đá bào, được thực hiện bằng một máy phục vụ đồ uống. Starbucks đã dùng cái tên đó cho sản phẩm mới của mình.

Starbucks nhanh chóng ra quyết định khởi động một chiến dịch tới toàn công ty cho mùa hè tiếp đó. Moore, hiện đang đứng đầu bộ phận tiếp thị và phân loại cho các cửa hàng Starbucks, nằm trong nhóm có nhiệm vụ triển khai các đồ uống blended tới các chi nhánh của công ty.

"Chúng tôi đã có ít hơn năm tháng để thực hiện chiến dịch ra mắt sản phẩm của mình", Moore nói. "Tôi còn nhớ mình đã lăn lê khắp sàn nhà trong những ngày cuối tuần với các mẫu thiết kế cửa hàng và kế hoạch chi tiết cho tất cả hơn 500 cửa hàng của chúng tôi, vạch ra từng trạm đồ uống một. Sau đó, tôi bay tới tất cả 23 thị trường và thực hiện chương trình đào tạo tại mỗi thành phố."

Sự ra đời của một biểu tượng

Vào mùa hè năm 1995, Starbucks mang Frappuccino tới tất cả các cửa hàng của họ tại Hoa Kỳ và Canada. Mới chỉ có hai hương vị là cà phê và Mocha, được làm từ cà phê rang cực mạnh của Ý. Kem tươi còn chưa xuất hiện lúc đó.

"Những tuần đầu tiên ra mắt, chúng tôi đã theo dõi doanh số bán hàng, và con số rơi vào khoảng 200.000 đồ uống trong tuần đầu tiên – trong khi chúng tôi chỉ hy vọng tới 100.000", Moore nói. "Tuần sau đó là 400.000 và tiếp theo nó là 800,000. Chúng tôi đã đoán rằng nó sẽ bán chạy ở miền Nam California - nhưng thậm chí ở Chicago, Vancouver BC và Boston cũng vậy. Quả là thành công rực rỡ. "

Frappuccino đã thay đổi quỹ đạo của công ty bằng cách đưa vào các khách hàng mới, những người không hay uống cà phê, và thu hút khách tới cửa hàng của mình trong những buổi chiều và khi thời tiết ấm áp – những lúc việc buôn bán cà phê thường diễn ra chậm chạp. Frappuccino chiếm tới 11% doanh số bán hàng mùa hè của Starbucks, đẩy cổ phiếu Starbucks lên mức cao nhất mọi thời đại.

"Khi nghĩ về nó, 20 năm trước đây, việc kinh doanh này, Starbucks đã không được thuận lợi với thị trường thời tiết ấm áp. Chúng tôi chủ yếu dựa vào các kỳ nghỉ lễ",Campion nói. "Với Frappuccino, chúng tôi còn có thể cải thiện doanh số của cửa hàng vào mùa hè."

Sự phát triển của Frappuccino
Sau thành công vang dội của Frappuccino, Chủ tịch Starbucks đồng thời là giám đốc điều hành Howard Schultz đưa ra ý tưởng về Frappuccino đóng chai trong một cuộc họp với giám đốc điều hành Pepsi. Đến mùa hè năm 1996, Starbucks® đóng chai Frappuccino® thức uống cà phê ướp lạnh đã đặt chân đến các cửa hàng tạp hóa.

"Chúng tôi rất tự tin về sản phẩm của mình đến mức còn không thử nghiệm nó trên thị trường trước," Schultz nói trong cuốn sách của mình, Pour Your Heart Into It. "Pepsi đẩy mạnh sản xuất nhanh nhất có thể, nhưng lúc đó chúng tôi chỉ có thể cung cấp tới các siêu thị ở bờ Tây mùa hè năm 1996. Chúng tôi không thể sản xuất kịp."

Starbucks tiếp tục đổi mới với hương vị mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Năm 1999, Starbucks đã giới thiệu Caramel Frappuccino® nước giải khát với kem và caramel – lần đầu tiên đi kèm với ống hút màu xanh lá và nắp hình vòm.

"Vào thời điểm đó, nắp vòm không được ủng hộ lắm, ý tưởng thêm kem tươi cũng vậy,"Campion nói. "Nhưng đối với khách hàng của chúng tôi nó đại diện cho thời gian nghỉ ngơi tạm thời của họ. Một lối thoát sau ngày hoạt động vất vả".

Năm 2002, Starbucks Frappuccino tung ra loại nước giải khát đầu tiên mà không có cà phê hoặc trà, được gọi là Frappuccino® Blended Crème, tiếp sau đó là Frappuccino® Light vào năm 2004. Đến năm 2008, Frappuccino mở một trang web riêng cho mình, và sau đó tham gia Facebook, Twitter và Instagram.

Kỷ niệm 20 năm

Tới giờ, Starbucks Frappuccino đã phục vụ đồ uống tới tất cả 66 quốc gia và cung cấp hơn 36.000 loại kết hợp thức uống khác nhau. Trên thế giới có những hương vị Frappuccino độc đáo phản ánh khẩu vị đa dạng của khách hàng toàn cầu, chẳng hạn như cà phê Jelly Frappuccino và Red Bean Green Tea Frappuccino ở châu Á, Algarrobina Frappuccino với xi-rô từ cây đen Carob ở Peru và Frappuccino sôcôla Brigadeiro ở Brazil.

Trong cuốn sách của mình, Schultz đã nhấn mạnh tác động mà Frappuccino đã đạt được trong lịch sử Starbucks. "Câu chuyện về Frappuccino chính là biểu tượng cho tinh thần của chúng ta vẫn còn hiện diện ở Starbucks hiện nay. Đó là sự thử nghiệm. Đó là sự mạo hiểm. Nó làm con người ta hứng khởi và khơi dậy trí tưởng tượng của họ."

Thời gian lưu quán tăng gần gấp đôi, trong khi năng lực tiếp khách vẫn không thay đổi, nhiều quán café nhỏ đang than phiền rằng, việc khách hàng thích “chơi” với smartphone đã làm họ thất thu khá nặng nề.



Một chủ quán cafe, qua một thời gian dài phục vụ khách hàng của mình đã bắt đầu trở nên dị ứng với nền màn hình màu xanh, đặc trưng của ứng dụng Facebook trên điện thoại.

Chủ quán tên Loan tại một quán cafe nhỏ nằm trong con ngõ của phố Tôn Đức Thắng – Hà Nội, cho biết, từ khi chị mở quán café vào năm 2005, quán không thay đổi với 5 chiếc bàn và một không gian hẹp, thu nhập tạm đủ đồng ra đồng vào cho 3 mẹ con chị, nhưng hai năm gần đây, bắt đầu bị “thất thu”.

Một tháng, số tiền thu được ít hơn 2 năm về trước gần 3 triệu đồng, mặc dù về cảm giác thì quán lúc nào cũng có khách vào ngồi. Sau khi quan sát một thời gian dài, chị nhận ra rằng, dường như giờ đây khách hàng “ngồi ngâm” trong quán lâu hơn: “Bình thường, khách chỉ ngồi hơn nửa tiếng, nhưng bây giờ rất nhiều khách ngồi tới gần 2 tiếng”, chị Loan cho biết.

Hiện tại, để giải quyết tình trạng này thì chị đã phải mở cửa quán café sớm hơn 2 tiếng vào buổi sáng và về muộn hơn vào buổi tối để vẫn đảm bảo thu nhập cho gia đình, giá một cốc cafe pha sẵn ở quán hiện nay là 18.000 đồng/ cốc và pha phin là 20.000 đồng/ cốc và nếu tăng giá để bù vào lợi nhuận hàng tháng thì không thể, vì sẽ mất khách.

Một chủ quán café trên phố Trần Huy Liệu – Hà Nội, cũng bắt đầu phàn nàn về việc, những khách hàng chỉ đi một mình bắt đầu có xu hướng tăng lên: “Một người, một bàn và chiếc iPhone hay iPad, họ có thể ngồi cả ngày được”, chủ quán này chia sẻ, trước đây thì khách của chị không hay đi một mình, hoặc họ sẽ ngay lập tức gọi bạn đến uống nước cùng, nhưng giờ đây họ chỉ cần cầm điện thoại, vào Facebook là có thể tự tâm sự, thoả mãn chuyện trên trời dưới bể.

“Chiếc bàn có 4 ghế nhưng chỉ có một người ngồi và họ chỉ trả tiền cho một cốc nước của mình, làm ăn thế này chán”, chủ quán bày tỏ.

Trên thế giới, Tác giả Daivd Mccormack đã đưa lên tờ Dailymail, một bài viết gây rung động vì sự tác động của Smartphone tới thói quen ăn uống của người dùng.

Thông tin được dẫn lại, từ chuyên trang thương mại Craigslist về việc, quản lý một nhà hàng bận rộn tại Thành phố New York (Mỹ) đã tiết lộ, sau khi bị khách hàng phàn nàn là phục vụ chậm, họ đã xem xét các video giám sát vào hai năm khác biệt là 2004 và 2014, đồng thời họ choáng váng khi nhận ra rằng, thời gian lưu tại nhà hàng của khách vào năm 2004 là 1h5 phút/người, đã tăng lên 1h55 phút/người vào năm 2014.

Thay vì khách hàng gọi đồ ăn luôn, họ dạo qua menu, sau đó chắm chú vào smartphone để tìm kiếm thông tin, sau đó mới chậm chạm gọi món, tiếp theo đó, họ còn chụp ảnh các món ăn và bắt đầu chia sẻ lên mạng xã hội, đồng thời chờ “like” và bình luận.

Công ty start-up (khởi nghiệp) Tappy của Việt Nam đã được hãng công nghệ Weeby.co tại Thung lũng Silicon, Mỹ mua lại với chi phí lên đến 7 con số (triệu đô).


Trương Thanh Thủy, người sáng lập ra Tappy

Trương Thanh Thủy theo gia đình đến Mỹ định cư khi 17 tuổi. Năm 2009, sau khi tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính ở trường Đại học Nam California (USC), cô trở về Việt Nam và khởi nghiệp bằng cách lập ra chuỗi cửa hàng kem sữa chua Parallel. Bước ngoặt mở ra vào năm 2010 khi một bạn học cũ ở USC sang Việt Nam thăm cô. Người này là Elliot Lee, sáng lập start-up Greengar mà sau đó Thủy trở thành đồng sáng lập và trực tiếp điều hành. Trước khi tuyên bố đóng cửa vào năm 2013, Greengar cũng đã đạt được một số thành công nhất định.

Tappy là một ứng dụng mạng xã hội chia sẻ địa điểm được Trương Thanh Thủy phát triển từ đầu năm 2014. Cô cũng là nhà đồng sáng lập và CEO của Greengar - một công ty khởi nghiệp đã tạo ra được nhiều ứng dụng cho điện thoại di động, trong đó thành công nhất là Whiteboard.
Thủy cho biết: "Tôi đã dành nhiều năm tạo ra ít nhất 40 trò chơi và ứng dụng. Kinh doanh game di động về cơ bản là cuộc chơi cầu may, có thể được hoặc mất; rất khó khăn để các nhà sản xuất game nhỏ có thể cạnh tranh với các công ty lớn để dành lấy vị trí hàng đầu trên bảng xếp hạng của App Store. Nhà sản xuất Weeby.co chính xác là những gì các hãng sản xuất game nhỏ cần - giúp thay đổi cuộc chơi trong ngành công nghiệp trò chơi di động. Tôi rất vui mừng khi được góp phần vào việc đưa sản phẩm này đến tay các nhà phát triển, các hãng game tại châu Á và trên toàn thế giới."



Trong khi đó, Michael Carter, CEO của Weeby.co chia sẻ rằng: "Đội ngũ Tappy là các chuyên gia kỳ cựu trong khu vực Đông Nam Á. Bằng cách mua lại Tappy và đưa đội ngũ quản lý vào vào hội đồng quản trị, chúng tôi đang tiến nhanh nửa thập kỷ trong quan hệ đối tác kinh doanh và chiến lược. Khu vực này là một trong những khu vực phát triển nhanh nhất trên hành tinh."

Sau thương vụ mua bán này, Trương Thanh Thủy sẽ cùng với những người đồng sáng lập là Leslie Ngân Nguyễn và Vũ Duy Thức đứng vào hàng ngũ của Weeby.co.

Trước đó, Tappy đã thu hút được 200.000 USD từ quỹ đầu tư 500 Startups để phát triển ứng dụng cho phép trò chuyện trong quán bar hoặc sự kiện. Ứng dụng này sẽ đóng cửa sau khi vụ sáp nhập hoàn thành.

Các cuộc chạm trán nảy lửa giành ngôi vị “số 1” giữa các nhà kinh doanh cà phê chưa lúc nào hết gay cấn.

Khi Vinacafé Biên Hòa công bố là người dẫn đầu thị trường cà phê hòa tan, với 41% sản lượng của cả năm 2014, thị trường dường như nóng lên. Kết quả trên được cho là từ nghiên cứu của Nielsen Việt Nam, và khiến cho công ty nghiên cứu thị trường này cũng đứng ngồi không yên. Trong một công văn gửi đến giới truyền thông, Nielsen Việt Nam khẳng định họ “không chính thức xác nhận hay cung cấp bất kỳ thông tin nào liên quan đến việc Vinacafé Biên Hòa công bố thông tin “là nhà sản xuất cà phê hòa tan số 1 Việt Nam” trên các phương tiện truyền thông báo chí”. Nielsen cũng từ chối cung cấp “bất kỳ thông tin nào liên quan” đến hợp đồng giữa họ và Vinacafé Biên Hòa.

Sự việc này giống như hồi tháng 7-2012 khi Trung Nguyên họp báo và tuyên bố “G7 dẫn đầu thị trường cà phê hòa tan”, cũng dẫn khảo sát của Nielsen.



Nielsen khi đó cũng đã phát đi thông cáo báo chí nói rằng “chưa từng cung cấp bất kỳ văn bản xác nhận nào để chứng thực” cho công bố này, và “các thông tin được công bố bởi Trung Nguyên không phải là thông tin chính thức của Nielsen”.

Lần đó, Nielsen cũng nói lại cho rõ rằng Nestlé mới là nhà sản xuất số 1 thị trường, theo sát sau là Trung Nguyên và Vinacafé Biên Hòa. G7 của Trung Nguyên chỉ dẫn đầu trong mảng sản phẩm cà phê hòa tan 3 trong 1. Mà cà phê hòa tan thì còn có các loại sản phẩm khác như 2 trong 1, cà phê hòa tan... Phản ứng với khảo sát mới này, Trung Nguyên cho biết họ “vẫn là đơn vị số 1” trên thị trường.

Chiếc bình mới nhưng được thay bằng rượu cũ đó đã phần nào cho thấy các cuộc chạm trán nảy lửa giữa các nhà kinh doanh cà phê chưa lúc nào là hết gay cấn. Trên thị trường đã có hơn vài chục nhà sản xuất cà phê hòa tan, nhưng thế chân kiềng được xác lập từ ba ông lớn: Nescafé của Nestlé, Vinacafé Biên Hòa của Masan và Trung Nguyên.

Trong khi đó, theo như báo cáo của Euromonitor về kinh doanh cà phê ở Việt Nam, thì Nescafé vẫn duy trì vị thế dẫn đầu thị trường về giá trị, với mức tăng trưởng lên đến 33%. Có thể nhận thấy Nestlé đang yên ổn và tốt đẹp, nên chẳng muốn dính vào ồn ào làm gì. Có chăng, trên biển hiệu quảng cáo, Nestlé nhận họ là “Nhãn hiệu cà phê số một thế giới”.

Báo cáo mới nhất về các thương hiệu được nhận biết nhiều nhất năm 2015 của Kantar Worldpanel dường như đã khẳng định điều đó trong những năm qua. Trên cấp độ toàn cầu, dù tụt một hạng so với năm ngoái, nhưng thương hiệu Nescafé chỉ xếp sau Coca-Cola, Colgate, Maggi và Lifebuoy. Ở Việt Nam, tại khu vực thành thị, Nescafé giữ vị trí thứ 4 trong ngành thức uống ở khu vực thành thị và thứ 5 ở nông thôn. Cụ thể, tại thành thị, Kantar Worldpanel đo số lần tiếp cận người tiêu dùng, nôm na là số lần mua (CRP), thì các sản phẩm của Nescafé được chọn mua gần 7 triệu lượt, còn G7 của Trung Nguyên cũng đạt đến con số 4,5 triệu lượt. Trong khi ở thành thị, Wake Up Café Sài Gòn của Vinacafé Biên Hòa không có tên trong 10 thương hiệu thức uống có CRP nhiều nhất, thì ở nông thôn họ có đến 22,8 triệu lượt CRP. Dù vậy thương hiệu này vẫn xếp sau Nescafé với 30 triệu lượt.

Nhưng một tên tuổi khác gây ngạc nhiên chính là Trần Quang. Nhãn hiệu Q Café trong khảo sát trước của Nielsen mới chỉ chiếm 1%. Chỉ ba năm sau, Trần Quang có mức tăng trưởng thật ấn tượng, chiếm đến 15,3% sản lượng toàn thị trường, đứng thứ 4, chỉ thua người xếp trên là Trung Nguyên 0,7 điểm phần trăm.

Mặc cho các đối thủ đánh giá sản phẩm Q Café là “rất ngọt và có hương vị cà phê”, nhưng có thể khẩu vị đó lại hợp với gu của người dân ở vùng nông thôn, nhất là ở miền Tây, nên vẫn bán tốt.

Tính chung trên toàn thị trường có khoảng hơn 20 tay chơi cùng tham gia, cả nhà đầu tư nước ngoài lẫn trong nước. Ngoài bốn ông lớn nói trên thì những cái tên đáng chú ý khác là Cà Phê Ngon, Olam Việt Nam, Mê Trang, Đắk Hà, An Thái... Các siêu thị cũng không đứng ngoài cuộc chơi mà đưa ra các nhãn hàng riêng của mình.



ột nhân vật đình đám trên truyền thông là Phạm Đình Nguyên với Phin Deli cũng đã đưa ra thị trường các sản phẩm cà phê hòa tan của mình. Phin Deli trước đây tưởng đã yên bề với Kinh Đô khi có thông tin họ bán hơn 50% cổ phần cho Kinh Đô. Ngờ đâu Kinh Đô lại bán mảng cốt lõi là bánh kẹo cho Mondelēz, và thế là mối lương duyên với Phin Deli bất thành. Vì thế Phin Deli vẫn đang phải một mình tự thân vận động. Ông chủ của thương hiệu Phin Deli vẫn bận rộn với các hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm, thậm chí còn đóng phim và quảng cáo. Mới đây, hãng này bắt tay hợp tác cùng với Bánh mì Việt, song kiếm hợp bích giữa ăn bánh mì và nhâm nhi cà phê. Bánh mì Việt thì mới chỉ có hai cửa hàng và trong tương lai sẽ mở thêm nhiều chi nhánh khác.

Mà kinh doanh cà phê thì phân phối là điều hết sức quan trọng. Nói về chuyện tích hợp thì đây là lợi thế lớn của các sản phẩm Vinacafé Biên Hòa. Các gói cà phê đến tay người tiêu dùng trên cả nước thông qua hệ thống phân phối và bán lẻ hùng hậu của Masan Consumer. Cùng lúc đó các chiến dịch quảng cáo được đồng loạt và đều đặn phát trên 50 kênh truyền hình cả nước, phủ sóng khắp hang cùng ngõ ngách.

Và vì thế, giới làm cà phê hòa tan công nhận rằng Vinacafé Biên Hòa đã chiến thắng tuyệt đối ở thị trường nông thôn. Cuộc giằng co, nếu có, chỉ diễn ra ở thị trường thành thị.



Trở lại câu chuyện khảo sát của Nielsen và ai là số 1, vẫn còn những cuộc tranh chấp. Chi tiết quan trọng là khảo sát này chừa hai kênh phân phối hùng mạnh: Co.opmart, có hơn 70 siêu thị, và Metro, với gần 20 siêu thị. Thành ra, nếu tính đúng tính đủ, thì con số sẽ khác đi. Nhưng các công ty, dĩ nhiên, luôn chọn những thông tin có lợi cho mình.

Giới kinh doanh trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh thì không lạ gì các thủ thuật nhằm chiếm lợi thế về mình. Chẳng hạn, để nhỉnh hơn đối thủ, doanh nghiệp thuê một công ty cùng khảo sát thị trường. Vì là người đặt hàng, nên họ nắm được các địa điểm và thời gian khảo sát để ra sức trưng bày đẹp, tung hàng, làm khuyến mãi...

Kết quả của cuộc điều tra thị trường vì thế có lợi cho bên đi thuê. Chuyện tranh chấp về vi phạm công bố thông tin chắc chắn sẽ được giải quyết ở hậu trường, còn trên các phương tiện truyền thông thì đầy những hình ảnh thông tin về họ. Và vì cạnh tranh vô cùng quyết liệt cho nên giành thắng lợi trên một mặt trận nào đó, như truyền thông chẳng hạn, cũng sẽ mang lại những lợi thế lớn về thương hiệu, hình ảnh.

Bạn sẽ dùng thìa vàng để cảm nhận hương vị kem vàng, chocolate vàng... được đựng trong ly pha lê vô cùng sang trọng.



Kem là món ăn giải khát mùa hè tuyệt ngon trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, với mỗi tầng lớp người khác nhau thì "gu" ăn kem lại có những nét riêng biệt. Nếu phần lớn đều thích ăn kem que chocolate, kem ốc quế hay kem ly thì giới đại gia và hội con nhà giàu, họ ăn kem như thế nào?

Và giờ hãy cùng tìm hiểu cận cảnh quá trình làm ra một ly kem "vàng" đắt đỏ bậc nhất thế giới chỉ dành riêng cho giới siêu giàu.



Ly kem mà chúng ta nhắc tới ở đây có tên Golden Opulence Sundae. Đây là loại kem ra đời năm 2005, nhân kỉ niệm sinh nhật lần thứ 50 của nhà hàng Serendipity 3 - một trong những nhà hàng có chất lượng tốt nhất tại thành phố New York. Vào thời điểm ban đầu, giá trị của một ly Golden Oppulence Sundae lên tới 1.000 USD/ly (khoảng hơn 21 triệu đồng).



Vì đâu mà ly kem này lại mang cái giá trên trời tới vậy? Lý do được nhà sản xuất đưa ra đơn giản là bởi khi ăn kem này, bạn sẽ được tiếp xúc với toàn... vàng bằng đủ các giác quan, từ vị giác, xúc giác tới thị giác.



Hãy bắt đầu hành trình khám phá ly kem này với chiếc ly đựng. Nếu như các loại kem thông thường chỉ dùng cốc thủy tinh là cùng thì với Golden Opulence Sundae, thực khách sẽ được sử dụng ly Baccarat Harcourt - một loại ly pha lê chuyên dùng trong tòa thánh Vatican trị giá tới 300 USD (hơn 6,3 triệu đồng).

Đặc biệt, sau khi thưởng thức món kem, chiếc ly quý giá này sẽ trở thành món quà tặng kèm cho các thực khách.



Sau khi chọn được ly làm kem, các đầu bếp sẽ bước vào công đoạn đầu tiên. Họ chuẩn bị 2 - 3 lá vàng siêu mỏng 23 carat để lót bên trong cốc. Đây là những lá vàng tinh khiết được chuẩn bị cẩn thận để giúp món ăn vừa đẹp mắt, lại đảm bảo sức khỏe cho thực khách.

Theo chia sẻ của nhân viên Serendipity 3, những lá vàng này không có mùi vị do đó sẽ không làm ảnh hưởng tới chất lượng món kem hảo hạng.



Nguyên liệu quan trọng nhất của Golden Opulence Sundae tất yếu chính là kem. Theo tiết lộ của đầu bếp, phần kem này được đặc chế từ hai loại vani có nguồn gốc tại Tahiti và Madagascar. Chúng được trộn lẫn để mang lại một hương vị độc đáo riêng biệt cho những viên kem.



Phủ lên những viên kem vani này là hai loại chocolate đặc biệt không kém. Trước hết, các đầu bếp sẽ phết lên kem một chút chocolate Amedei Porceleana. Giới đam mê ẩm thực đều biết, đây là loại chocolate trứ danh đắt tiền nhất thế giới.




Tiếp sau đó, chocolate Chuao dạng sốt sẽ được rưới lên kem giúp làm tăng độ "ngon mắt" của món ăn. Chuao là chocolate hiếm tới nỗi bạn chỉ có thể tìm thấy cây cacao làm ra chúng tại bờ biển Caribbean, thuộc Venezuela.



Sau khi kem được cho vào ly pha lê, chúng ta đến với công đoạn tiếp theo là trang trí kem. Với một ly Golden Opulence Sundae, đầu bếp sẽ thêm vào xung quanh những viên hạnh nhân được bọc vàng nguyên chất.

Song đừng lo lắng bởi lớp vàng phủ bên ngoài những viên kẹo này đã được đảm bảo về sức khỏe cho người sử dụng và không ảnh hưởng đến hương vị của kem.



Ngoài những viên hạnh nhân bọc vàng, Golden Opulence Sundae còn được tô điểm thêm bằng những viên kẹo trái cây cao cấp được nhập khẩu từ Paris.

Những viên kẹo này đã được ngâm rất kỹ trong các loại nước hoa quả suốt nhiều tháng với độ ngấm được dàn trải đồng đều. 1kg kẹo trái cây này có giá lên tới hơn 200 USD (khoảng hơn 4 triệu đồng).



Thành phần của ly kem “vàng" này chưa dừng lại ở đó. Ở trên cùng của những viên kem các đầu bếp sẽ đặt lên đó một bát nhỏ đựng một chút trứng cá muối Grand Passion để gia tăng hương vị. Loại nguyên liệu này cũng “không phải dạng vừa” với giá trị lên tới hơn 64 USD (khoảng 1,4 triệu đồng) cho một lạng.

Để tăng thêm độ đậm đà, món trứng cá muối sẽ được ướp cùng với rượu Armagnac, một loại rượu vang trứ danh của vùng Tây Nam nước Pháp.



Ở khâu cuối cùng để hoàn thành Golden Opulence Sundae, các đầu bếp sẽ bổ sung thêm vào ly những viên chocolate, bánh hạnh nhân anh đào và một bông hoa bằng đường mạ vàng.

Ước tính, để làm nên một bông hoa cho ly kem này, các đầu bếp của Serendipity 3 phải mất đến 8 tiếng đồng hồ.



Cách thưởng thức một ly Golden Opulence Sundae cũng rất sang trọng. Bạn sẽ phải dùng một chiếc thìa mạ vàng 18 carat. Và giống như chiếc ly pha lê, sau khi ăn bạn có thể mang chiếc thìa này về làm kỉ niệm.

Một đặc điểm nữa góp phần làm tăng thêm sự “sang trọng” cho ly kem này, đó là bạn sẽ phải mất ít nhất 48 tiếng đồng hồ sau khi đặt hàng để có thể được “nhấm nháp” hương vị tuyệt vời của nó.



Nhà hàng Serendipity 3 đã phục vụ món kem đặc biệt này trong hơn 10 năm kể từ khi lần đầu ra mắt năm 2005. Trong quãng thời gian ấy, dù có giá rất đắt nhưng vẫn không thiếu người muốn thưởng thức Golden Opulence Sundae.

Ước tính, mỗi tháng có một thực khách giàu có sẽ tìm tới Serendipity 3 để trải nghiệm món kem hảo hạng này.


Max Levchin, đồng sáng lập Paypal, cha của hai cô con gái và hiện tại đang điều hành 5 công ty khởi nghiệp khác nhau sẽ chia sẻ cách để luôn giữ được sự tập trung và cân bằng giữa cuộc sống và công việc.




Triệu phú trẻ tuổi Max Levchin - chàng trai tuổi trẻ tài cao ở thung lũng Silicon đã có những chia sẻ rất hữu ích về việc giữ tập trung.

Max Levchin, người Ucraina - 39 tuổi là một trong những tỉ phú trẻ tuổi, những người đã "làm mưa, làm gió" ở thung lũng công nghệ Silicon (Mỹ). Ở PayPal, Levchin là đồng sáng lập và là giám đốc công nghệ, được ca ngợi với những nỗ lực to lớn chống gian lận trong các giao dịch của PayPal.

Sau khi rời PayPal, Levchin bỏ túi 34 triệu USD khi công ty được bán cho eBay, sau đó sáng lập ra Slide. Google đã mua lại Slide với giá 182 triệu USD vào tháng 8/2010 và Levchin trở thành phó chủ tịch phụ trách lập trình của Google vào ngày 25/8. Một năm sau, Google đóng cửa Slide và Levchin ra đi.

Với kinh nghiệm điều hành Slide, anh đã giúp thành lập Yelp vào năm 2004 (và hiện là cổ đông lớn nhất của công ty), được bầu vào ban giám đốc điều hành Evernote và là đồng sáng lập công ty dịch vụ tài chính Affirm.

Trong vài năm gần đây anh thành lập công ty tên HVF (viết tắt của "Hard, Valuable and Fund"), chuyên đầu tư cho những dự án về khởi nghiệp, đồng thời gia nhập ban giám đốc của Yahoo. Anh luôn tìm cách làm cho mình bận rộn. Tài sản ròng ước tính của Max Levchin là khoảng 300 triệu Đôla.

Để đạt được thành công như vậy đòi hỏi một năng lực tập trung cao độ.

Max Levchin cho biết "Một ngày làm việc hiệu quả của tôi đó là khi tôi chuẩn bị ngủ, nghĩ về công việc một ngày và rút ra kết luận:Hôm nay tôi đã hoàn toàn kiểm soát công việc chứ công việc không kiểm soát tôi".

"Tôi thường thức giấc vào lúc 5h30 phút và dành 1 giờ sau đó để kiểm tra những việc xảy ra vào đêm hôm trước, thường là kiểm tra email gửi từ Trung Quốc. Glow, công ty phần mềm mà tôi đồng sáng lập có trụ sở tại Thượng Hải. Sau khi thị trường tài chính Mỹ mở cửa, tôi đọc lướt tin tức một lượt sau đó vạch ra 5 công việc cần làm trong ngày.

Một số công việc sẽ không thể hoàn thành vì thế trước tiên tôi copy bảng công việc của ngày hôm trước vào Evernote. Tôi không phải là người cuồng lập danh sách công việc nhưng tôi làm vậy hàng ngày để biết chính xác việc cần làm.

Sau đó tôi đạp xe tập thể dục. Nếu hôm nào trời mưa hoặc khá lạnh, tôi sẽ tập trên máy đạp xe trong nhà. Việc tập luyện này đôi khi hiệu quả hơn vì một chương trình đạp xe sẽ kéo dài trong vòng 90 phút. Điểm tiện lợi khi tập trên máy đạp là đầu óc hoàn toàn thư thái, không phải điều chỉnh xe mà chỉ lặp lại động tác đạp mà thôi.

Tôi tận hưởng cảm giác tập thể dục vào buổi sáng. Nó khiến tôi tràn đầy sinh lực, đủ năng lượng lao động cho một ngày. Bên cạnh đó còn có yếu tố tâm lý. Việc đạp xe tạo cho tôi cảm giác đạt được thành tựu. Vì thế, dù có một ngày làm việc tồi tệ, ít nhất tôi đã đạp xe rất nỗ lực.

Tôi thường tới văn phòng vào lúc 8 giờ sáng. Tôi thích đến sớm vì khi đó khả năng vận động khá cao. Tôi di chuyển rất nhiều, chính vì lý do đó mà tôi ở đây. Tôi có hai bàn làm việc ở hai bên khác nhau của văn phòng tuy nhiên tôi rất ít khi có mặt tại bàn làm việc của mình. Thay vào đó, tôi hay ngồi ở bất kì nơi nào trong công ty, từ phòng ăn đến phòng tắm.

Mọi nhân viên đều biết rằng nếu tôi không nói chuyện điện thoại thì họ đều có thể đến và nói chuyện với tôi. Tôi đã buộc mình thực hiện điều này sau một cuộc điều tra kín để nghe phản hồi từ nhân viên của mình được thực hiện vào năm ngoái. Mọi người nói rằng "chúng tôi thực sự không thể biết được Max đã ở đâu và vào lúc nào vì anh ấy luôn bận rộn, nhưng nếu biết được điều đó thì quả là rất tuyệt vời".



"Công việc của Giám đốc điều hành rất bận rộn, bạn sẽ luôn phải tìm cách để nhân viên của mình hoạt động hiệu quả nhất, từ đó sẽ thu được kết quả cao. Để phục vụ cho điều đó đòi hỏi bạn luôn phải trong tư thế sẵn sàng. Tôi là một người sống hướng nội vì vậy việc phải lắng nghe người khác suốt một thời gian dài quả là cực hình đối với tôi.

Tôi muốn được tập trung trong một khoảng thời gian đủ lâu để giải quyết những việc căng thẳng, nhưng công việc của Giám đốc điều hành không cho bạn làm điều đó. Có nhiều thứ bất ngờ xảy ra và cần bạn phải giải quyết ngay, và những điều này làm gián đoạn công việc của bạn.

Vì vậy để tiết kiệm thời gian tôi đã quyết định có mặt trong giờ ăn trưa và lắng nghe những câu hỏi của nhân viên. Điều này làm giảm đi những những câu hỏi của họ vào những thời gian khác. Từ đó tôi sẽ có được khoảng thời gian riêng để tập trung giải quyết công việc mà không bị gián đoạn."

"Công việc của Giám đốc điều hành là phải không ngừng tìm cách để nhân viên của mình hoàn thành tốt nhất công việc của họ." - Max Levchin, HVF.

Ngồi đối diện trước cửa phòng tắm là một lựa chọn chiến lược, bởi vì mọi người đều phải đi đến đó. Và khi bạn xuất hiện tại đây luôn luôn có những người đi qua và nói với bạn "Ồ tôi có vài câu hỏi muốn tham khảo ý kiến của ông." Điều này giúp bạn giảm thời gian trả lời email, thay vì trả lời qua lại bạn có thể ngồi cạnh họ và thảo luận một cách nhanh chóng.

"Tôi duy trì cuộc họp với những người điều hành ba lần một tuần với thời gian mỗi lần từ 30 đến 40 phút. Trong cuộc họp, các giám đốc điều hành của tôi đưa ra những khó khăn mà họ đang mắc phải. Đối với một số người tôi sẽ sắp xếp một cuộc họp riêng, nhưng nếu vấn đề không mang tính bí mật tôi muốn giải quyết chúng trong cuộc họp chung.

Gần đây tôi đã có cuộc thảo luận với giám đốc công nghệ thông tin về bản đồ dẫn đường Affirm và cuộc thảo luận này được diễn ra tại nhà ăn tự phục vụ trong công ty. Với Affirm chúng tôi đang thúc đẩy khái niệm về minh bạch tài chính - chúng tôi đang cố gắng xây dựng một ngân hàng cho tương lai.

Minh bạch mọi thứ là chìa khóa mang đến thành công cho một thể chế tài chính phục vụ giới trẻ, những người đã quá mệt mỏi với những bí mật và rất khó khăn để hiểu hết và ngành ngân hàng. Vì vậy những tranh luận về những sản phẩm nên hay không nên xây dựng đều phải được thực hiện một cách cởi mở. Đôi khi nó gây ra những tranh cãi, nhưng nó lại mang đến điều tuyệt vời cho mọi người khi biết được những quyết định được đưa ra như thế nào."

"Nếu tôi thực sự phải tập trung vào công việc sáng tạo, tôi sẽ đi đến quán cà phê. Tôi thích che giấu thân phận của mình với những người xung quanh và đặt mình bên ngoài cuộc sống của họ. Ngoài ra tôi cũng nghiền uống cà phê. Mỗi ngày tôi dành cho mình một vài thời gian riêng tách ra ngoài công việc với mọi người để làm bất cứ điều gì mình phải thực hiện.

Tôi sẽ không nhấc điện thoại trừ khi đó là vợ tôi. Tôi sẽ không kiểm tra email, tắt ứng dụng nhắn tin. Điều đó giúp tôi tăng năng suất làm việc của mình lên."

"Tôi đã thử nhiều cách để đo mức độ hiệu quả của mình trong công việc. Ví dụ như tôi theo dõi thời gian của các cuộc họp, và giải quyết bao nhiêu vấn đề trong đó. Tôi cũng bị ám ảnh khi theo dõi tốc độ đọc sách của tôi, và tôi cũng có thể tiết lộ cho bạn biết về hộp thư của mình trong 20 đến 30 ngày trước.

Mục tiêu của tôi là luôn cố gắng để hộp thư của mình trong trạng thái rỗng, nhưng bạn biết đấy hàng ngày tôi thường nhận khoảng 800 email. Nếu đến cuối ngày chỉ còn khoảng 100 email chưa trả lời thì tôi cũng coi đó là một ngày làm việc hiệu quả.

Nếu đó là con số hơn 200 email thì tôi sẽ không đi ngủ cho đến khi giải quyết hết chúng. Tôi đã thử tất cả các chương trình quản lý email khác nhau nhưng đối với tôi chúng chỉ làm cho công việc của tôi thêm nhiều hơn. Vì vậy tôi chỉ cố gắng làm việc với hộp thư của tôi mà thôi.

Để làm điều đó tôi luôn hối thúc người làm việc cùng viết email ngắn gọn đi luôn vào chủ đề chính. Nếu bạn cần gửi một email dài hơn bạn cần phải mở đầu bằng tiêu đề giống như "Đây là email dài và tôi cũng không mong nhận lại được như vậy." Một email cần câu trả lời ngay lập tức thì phải có một chủ đề duy nhất. Nếu tôi được gửi cùng với một nhóm thì tôi không nghĩ mình sẽ trả lời nó."

"Một lưu ý nhỏ là tôi luôn đặt ra mục tiêu trong một ngày làm việc của mình. Tôi có thể nói "Tôi sẽ xóa 50 tin nhắn trong hộp thư của mình trong một giờ tới." Luôn có một danh sách dài công việc cần phải làm nhưng tôi sẽ luôn cảm thấy vui sướng khi đạt được những mục tiêu nhỏ nhoi hay vứt những thứ không cần thiết ra khỏi đầu.

Tôi đã học được rằng việc làm giảm năng suất lớn nhất đối với tôi là việc phải chuyển đổi nội dung công việc hay chuyển chủ đề từ A sang B.

Dù bạn thông minh hay nhanh nhạy thế nào thì cũng mất một khoảng thời gian nhất định để giải quyết một nhiệm vụ nào đó. Tôi đã cố gắng để phân bổ thời gian trong ngày của tôi hợp lý, có những giây phút nghỉ ngơi giữa giờ. Do vậy tôi sẽ cố gắng giải quyết hết các vấn đề cho Affirm trước khi chuyển sang chuyện của Glow.

Câu thần chú hiệu quả nhất của tôi đó là "tập trung". Nếu vừa làm việc vừa lo nghĩ vẩn vơ về những điều khác thì năng suất làm việc sẽ giảm một cách đáng kể. Bất cứ lúc nào đồng nghiệp hoặc nhân viên của nó nói với tôi rằng "Tôi lo lắng về việc cạnh tranh sản phẩm", tôi sẽ trả lời "hãy tập trung". Tôi còn không lo việc đó, thì họ lo làm gì chứ?!"


Vài năm trở lại đây, xe đạp thành trào lưu với giới trẻ Hà thành, trong đó có những chiếc có giá từ vài triệu tới vài trăm triệu.



1. Scott Foil Premium (14.827.99 USD), tương đương gần 312 triệu đồng
Scott Foil Premium là chiếc xe đạp đắt nhất thế giới có giá 14.827.99 USD. Chiếc xe được đánh giá là hoàn hảo cho mọi đường đua, với khung xe chắc chắn, trọng lượng siêu nhẹ, thiết kế khí động lực học. Khung sợi carbon của chiếc xe được xây dựng bởi Aero HMX, với bộ vành Zipp 404 cũng được làm từ sợi carbon.



2. Cannondale SuperSix EVO Ultimate (13.735.37 USD), tương đương gần 289 triệu đồng.

Bộ khung của SuperSix EVO Ultimate cũng chỉ nặng 695 g và là chiếc xe có khung nhẹ nhất thế giới. Chiếc xe đã được thử nghiệm bởi hầu hết các đội đua chuyên nghiệp trước khi được đưa vào sản xuất. Giá của SuperSix EVO Ultimate là 13.735.37 USD.



3. Scott Spark SL - 13.735,37 USD, tương đương 288 triệu đồng

Mức giá của Spark SL cũng là 13.735,37 USD. Tuy nhiên, khác với Scale SL, chiếc Spark SL có thêm cụm giảm xóc phía sau, một chiếc xe tốt cho những chuyến dã ngoại ở các khu rừng hay thậm chí là các giải đua.



4. Scott Scale SL - 13.735,37 USD, tương đương 288 triệu đồng

Đây cũng là một trong những chiếc xe có khung nhẹ nhất với trọng lượng chỉ 899 gram. Chiếc xe được thiết kế bởi Richey Superlogic, với bộ vành đặc biệt bằng sợi carbon. Một chiếc xe nhẹ tới mức ngay cả những chuyên gia về sợi carbon cũng không thể tưởng tượng làm sao có thể tạo ra nó. Giá của Scale SL là 13.735,37 USD.



5. Bianchi Oltre Dura Ace Di2 10sp Compact - 13.421,13 USD, tương đương gần 282 triệu đồng

Kiểu dáng của Oltre Dura Ace Di2 10sp Compact không khác nhiều so với chiếc Venge S-Works Di2 của Specialized, với những đường cong mềm mại. Khung của chiếc xe được chế tạo từ công nghệ OLTRE Carbon x Electronic, với chỗ ngồi siêu mỏng. Đây là một trong những mẫu xe có độ cứng tốt nhất hiện nay. Giá của Oltre Dura Ace Di2 10sp Compact là 13.421,13 USD.



Với những người chơi xe đạp tại Hà Nội, có thể tìm mua xe tại các cửa hàng bán xe đạp Hà Nội ở phố Bà Triệu, Bạch Mai… hay khắp các phố lớn ở thủ đô: Tăng Bạt Hổ, Thi Sách, Hàng Bông, Quán Thánh (2 cửa hàng), đường Ven Hồ (2 cửa hàng), Thụy Khuê…



Sở hữu khối tài sản ròng trị giá 3 tỷ USD cùng nhiều biệt thự và siêu xe, tỷ phú công nghệ Mark Cuban chia sẻ trên Business Insider: "Tôi là người may mắn nhất thế giới khi chỉ cần làm những điều mình muốn và những thứ mình thích".



Mark Cuban bắt đầu sự nghiệp kinh doanh ngay khi còn là sinh viên năm cuối của trường Đại học Indiana, Bloomington. Sau đó, ông thành lập Công ty tư vấn MicroSolutions và bán lại cho Hãng CompuServe vào năm 1990.

Năm 1995, Mark Cuban và Todd Wager sáng lập Công ty Broadcast.com. Đến 1999, công ty này được bán lại cho Yahoo với giá gần 6 tỷ USD.

Thương vụ trên đã giúp Cuban trở thành tỷ phú và ngay sau đó ông đã đặt mua chiếc máy bay Gulfstream V qua mạng. Sách Kỷ lục Guinness thế giới ghi nhận đây là thương vụ thương mại điện tử lớn nhất từ trước đến nay với giá 40 triệu USD.

Ngoài Gulfstream V, tỷ phú công nghệ này còn sắm thêm một chiếc Boeing 767 sang trọng và một chiếc Boeing 757.

Tháng 1/2000, Mark Cuban "mạnh tay" chi 285 triệu USD để tiếp nhận quyền sở hữu đội bóng rổ Mavericks Dallas. Sau khi đội bóng này giành chức vô địch NBA đầu tiên vào năm 2011, Cuban đã bỏ ra 110.000 USD để tổ chức tiệc ăn mừng.

Ngôi biệt thự mà ông đang ở cũng vô cùng đắt đỏ khi có giá 15 triệu USD tại thời điểm năm 2000 và hiện tại đã lên tới 17,3 triệu USD.

Mark Cuban gặp vợ tương lai của mình, Tiffany Stewart, tại phòng tập thể hình vào cuối những năm 90. Họ đã có một lễ cưới bí mật được tổ chức tại Barbados.

Ngoài chiếc du thuyền mang tên "Foutainhead" dài gần 88m, ông còn sở hữu một một ngôi nhà ở bãi biển Manhattan, California; một bất động sản trong thành phố New York - bao gồm gần như toàn bộ tầng 45 của khách sạn Trump International và tòa nhà tại số 1 Central Park West.

Hiện tại, Mark Cuban đang tham gia chương trình Shark Tank của đài ABC với tư cách là thành viên trong "Hội đồng cá mập". Ông cũng đầu tư vào một số công ty bên ngoài chương trình, bao gồm: Clarity, uBeam, Slideshare và Inside.com.



Năm 1990, sau khi bán Công ty MicroSolutions cho CompuServe, Mark Cuban đã chi 120.000 USD mua vé hạng thương gia của hãng American Airlines để thực hiện một chuyến đi "để đời". Ông nói với tờ Financial Times: “Tôi cố gắng để gặp thật nhiều người, và cụng ly với tất cả những ai có thể".



Nhưng Cuban chỉ thực sự tạo bước đột phá khi cùng Todd Wager bán lại Broadcast.com cho Yahoo trị giá lên đến 6 tỷ USD, tính tại thời điểm năm 1999



Ngôi biệt thự của Mark Cuban rộng 2.230 m2, trong đó có 10 phòng ngủ, 13 phòng tắm, một hầm rượu vang, tám chỗ đậu xe ô tô và một tòa nhà 3 tầng nhìn ra hồ bơi.



Ông nhớ lại khoảnh khắc khi trở thành nhà tỷ phú: "Tôi ngồi trước máy tính, đấm thùm thụp vào không khí và chờ đợi tới thời điểm tài sản ròng chạm mức 9 con số 0"



Ông và vợ hiện có 3 người con, 2 cô con gái và cậu con trai nhỏ.



Năm 2000, Cuban chi 285 triệu USD mua lại đội Mavericks Dallas từ Ross Perot, Jr



Sau khi Mavericks Dallas chiến thắng tại giải NBA, Mark Cuban đã tổ chức một chuyến đi tới Nhà Trắng để ăn mừng chức vô địch với Tổng thống Obama



Chiếc Boeing 757 của ông được thiết kế thêm một phòng tập tạ và gắn loại ghế ngoại cỡ để các cầu thủ Mavericks có thể sử dụng



Tỷ phú này cũng sở hữu một bất động sản trong thành phố New York



Lúc rảnh rỗi, Cuban thường lái xe quanh thị trấn Dallas trong chiếc Lexus SC430 màu đen



Mark Cuban chính là người vẫy lá cờ xanh khai mạc giải Indy 500 năm 2014



Du thuyền "Fountainhead” trông khá giống con tàu "Musashi" của Larry Ellison nếu nhìn từ bên ngoài, tuy nhiên nội thất bên trong được Cuban thiết kế mang phong cách cổ điển hơn



Hiện Mark Cuban đang đầu tư vào Cyber ​​Dust - một ứng dụng cho phép gửi tin nhắn có thể tự xóa được sau một thời gian.



Năm 2013, căn hộ một phòng ngủ của Mark Cuban tại 257 Central Park West có giá khoảng 600.000 USD



Ông thường quay lại trường cũ để giao lưu cùng các sinh viên, và tham gia các bữa tiệc tại quán bar địa phương của Bloomington



Thương vụ kinh doanh đầu tiên của ông là quán bar Motley's hợp tác cùng một người bạn khi học năm cuối đại học. Quán bar này sau đó bị buộc phải đóng cửa bởi họ đã lấy tên của một cô gái vị thành niên (Motley) - người chiến thắng trong cuộc thi "Wet T-Shirt" vốn gây nhiều tranh cãi khi đó - để đặt tên cho quán.



Năm 1971, một tiệm café được mở tại khu chợ lịch sử Pike Place ở Seatle. Quán café này sau đó trở thành tiệm café của thương hiệu café lớn nhất thế giới - Starbucks.
Với hơn 21.000 cửa hàng tại 65 quốc gia, Starbucks hiện là một trong những công ty tăng trưởng nhanh nhất nước Mỹ. Công ty này đã mở rộng mạng lưới từ 425 cửa hàng vào năm 1994 đến 19.767 cửa hàng vào năm 2013.
Theo INC, có 12 bài học kinh doanh mà các doanh nghiệp (DN) có thể học được từ thương hiệu này.
1. Bám sát sứ mệnh
Starbucks chỉ có duy nhất sứ mệnh đơn giản là nuôi dưỡng và truyền cảm hứng cho cộng đồng. Starbucks vừa là một người bạn, một ly café và một đồng nghiệp của khách hàng.

Sứ mệnh này đã theo sát công ty trong suốt 4 thập kỷ qua. Định vị bản thân không chỉ là một tiệm café đơn tuần, Starbucks biến các cửa hàng của mình thành nơi để khách hàng có thể tạm trốn khỏi những bộn về của công việc thường nhật. Mặt khác, cửa hàng còn trở thành trung tâm của những cuộc tụ họp bạn bè hoặc đàm phán công việc dành cho các doanh nhân.
Starbucks muốn đưa đến thông điệp rằng, bất kể khách hàng bao nhiêu tuổi, sống ở đâu, làm nghề gì thì đều có chung một trải nghiệm tại Starbucks.
2. Hỏi ý kiến khách hàng
Nếu bạn từng đến những quán Starbucks nằm ngoài địa điểm quen thuộc mình hay đến, bạn có thể sẽ nhận ra rằng nhân viên của quán thỉnh thoảng sẽ hỏi bạn đang tìm kiếm điều gì. Đây là một kỹ thuật đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả trong dịch vụ chăm sóc khách hàng mà những người kinh doanh dịch vụ đều biết.
Khi bạn tìm hiểu được nhu cầu tìm kiếm hiện tại của khách hàng, bạn có thể cùng người đó tìm ra những lựa chọn phù hợp cho bản thân. Điều này giúp gia tăng sự gắn kết của khách hàng với DN.
3. Hiểu khách hàng, hiểu cả nhân viên
Nhân viên là cánh tay trung gian giúp bạn chuyển tải những giá trị trong dịch vụ đến khách hàng. Vì vậy, bạn cần phải hiểu cả nhân viên của bạn. Khi đã hiểu, bạn sẽ khai thác được những tiềm lực của mỗi nhân viên của mình.
Dòng sản phẩm độc quyền Frappuccino của Starbucks là sáng tạo của một nhân viên tên Dina Campion của Công ty.


4. Hãy sáng tạo
Starbucks được xây dựng trên nền tảng gắn kết chặt chẽ với các giá trị cốt lõi ban đầu, song công ty cũng là nơi phát huy mạnh mẽ sự sáng tạo.
Ví dụ, khi nhận ra rằng khách hàng có nhu cầu ngồi lại quán lâu hơn, Starbucks đã bắt đầu cung ứng dịch vị Wifi miễn phí từ năm 2010. Khi nhận ra rằng khách hàng muốn các sản phẩm chế biến tại nhà, Starbucks đẩy mạnh cung ứng bộ café pha sẵn mang tên Via và hệ thống máy pha café Verismo.
Hiện nay, Công ty còn cho phép khách hàng trả tiền qua ứng dụng của iPhone. Đây là công ty đầu tiên áp dụng công nghệ này trong thị trường kinh doanh dịch vụ café tại Mỹ.
Duy trì những yếu tố cốt lõi truyền thống là tốt, nhưng hãy đủ linh hoạt để chấp nhận và chào đón các thay đổi mới để thích nghi với môi trường kinh doanh đang không ngừng thay đổi.
5. Hãy có trách nhiệm
Trong cung cấp dịch vụ, thỉnh thoảng chúng ta luôn có những sai lầm, ví dụ ghi nhầm thức uống, tính nhầm hóa đơn... Điều tạo nên khác biệt giữa các đơn vị chính là khả năng nhanh chóng nhận lỗi và sửa sai đối với khách hàng.
Bạn cần đảm bảo là đã tập huấn cho nhân viên đủ linh hoạt để xử lý có trách nhiệm trong các tính huống nhầm lẫn đáng tiếc.
6. Đi ngược chiều gió
Bạn sẽ nhận ra rằng Starbucks có mặt ở hầu hết các ngã tư trong những thành phố mà thương hiệu này xuất hiện. Điều này nằm trong một chiến dịch của Starbucks.



Thay vì chỉ tập trung vào những khu vực đông dân cư, những khu vực có xuất hiện đối thủ cạnh tranh, Starbucks chọn có mặt tại tất thảy các ngã tư mà nó có thể thuê được mặt bằng. Điều này có thể gây lên áp lực trong chi phí đầu tư nhưng lại giúp Starbucks hạn chế được tối đa cơ hội của các đối thủ cạnh tranh khác.
Về chiến lược, thỉnh thoảng bạn cần phải "đi ngược chiều gió", làm những điều mà các daonh nghiệp khác không làm. Các quyết định này đầy mạo hiểm nhưng cũng mang lại giá trị lợi nhuận lớn hơn gấp nhiều lần cho DN.
7. Đẩy mạnh truyền thông mạng xã hội
Hầu hết chúng ta đều đồng ý rằng mạng xã hội đang đóng vai trò quan trọng trong quảng cáo và marketing hiện đại. Tuy nhiên, không phải ai cũng tối ưu hóa được hiệu quả của chúng.
Starbucks trong nhiều năm qua đã kiên trì kể câu chuyện thương hiệu của mình trên Instagram. Mạng xã hội chia sẻ hình ảnh này đã giúp công ty không chỉ quáng bá cả sản phẩm mới mà còn lan tỏa giá trị Starbucks thông qua các hình ảnh khách hàng thưởng thức café tại cửa hàng cùng bạn bè, hoặc kết quả công việc sáng tạo của các nghệ sĩ khi uống café Starbucks.
Bài học của Starbucks không chỉ ở việc quản trị một chiến dịch marketing về mạng xã hội mà còn nằm ở việc chọn mạng xã hội phù hợp để gắn kết với những khách hàng mục tiêu của DN.
8. Mọi thứ đều quan trọng
Chú ý hoàn thiện từng chi tiết nhỏ nhất liên quan đến hình ảnh thương hiệu.



Khi một kế toán đề nghị cắt giảm chi phí cho công ty bằng việc thay giấy sử dụng trong nhà vệ sinh từ hai lớp sang một lớp, Starbucks đã từ chối. Vì Starbucks nhận ra rằng việc làm mỏng đi tờ giấy vệ sinh sẽ đối lập với hình ảnh một "thương hiệu sang trọng với giá phải chăng" mà công ty đề ra.
9. Chọn đúng đối tác
Trong nhiều năm kinh doanh, Starbucks có lượng đối tác khổng lồ để mở rộng mạng lưới. Ví dụ, Starbucks đã hợp tác với cửa hàng bán sách nổi tiếng thế giới là Barnes & Noble vào năm 1993 để cung ứng café tại các cửa hiệu sách của thương hiệu này.
Gần đây, thương hiệu này lại hợp tác với Apple cho phép khách hàng có thể trả tiền mua một ca khúc họ vừa nghe trong quán café từ iTunes.
Công ty cũng liên kết với các tổ chức như Hội chữ thập đỏ Mỹ, Global Green USA, và Save the Children trong các chiến dịch thực hiện trách nhiệm xã hội của DN.
Tùy vào mục tiêu đề ra mà DN cần chọn đúng đối tác phù hợp trong từng lĩnh vực. Hợp đồng hợp tác nên mang đến lợi ích tương xứng cho cả hai bên.
10. Nhất quán trong kinh doanh
Đây là yếu tố quan trọng để duy trình sự trung thành của khách hàng với thương hiệu. Nếu bạn mang đến cho khách hàng một trải nghiệm độc đáo bằng dịch vụ của mình trong lần đầu tiên sử dụng, họ sẽ mong đợi được như vậy trong những lần sau.
Starbucks đảm bảo chất lượng của mọi sản phẩm cung ứng đều đồng nhất tại mọi cửa hàng chi nhánh của công ty.

11. Địa phương hóa sản phẩm
Bên cạnh giữ chất lượng đồng nhất, điều quan trọng trong mô hình kinh doanh chuỗi là bạn phải địa phương hóa các sản phẩm của mình cho phù hợp với từng vị trí đặt cửa hiệu kinh doanh. Đối với Starbucks, một ly café sữa ở mọi khu vực bờ biển là như nhau, nhưng tùy mỗi nơi lại có những cải biến cho phù hợp thị hiếu khách hàng khu vực.
Starbucks nhấn mạnh vào hình ảnh một thương hiệu café địa phương hơn là mang tính quốc gia. Điều này hoàn toàn phù hợp với tiêu chí mang đến trải nghiệm thân thuộc cho mỗi người dùng của thương hiệu.
12. Chọn nhà lãnh đạo phù hợp
Vào năm 2007, doanh thu của Starbucks bị sụt giảm mạnh. Là người lãnh đạo, Howard Schultz đã nhận ra rằng Công ty đã đi lệch ra khỏi định hướng ban đầu.
"Tối đa hóa lợi nhuận đã trở thành mục tiêu chính trong kinh doanh, trong khi mục tiêu của Starbucks là tối đa hóa trải nghiệm cá nhân cho khách hàng", ông cho biết.
Giải pháp của Schultz trong thời điểm đó là tập hợp 10.000 quản lý của tất cả các cửa hàng về một hội nghị tổ chức suốt 4 ngày tại New Orleans. Trong khoảng thời gian này, Schultz đã xác lập lại mục tiêu, truyền cảm hứng và đặt ra các thách thức cho các nhân viên. Kết quả là 10.000 quản lý này khi trở về đã tạo nên làn sóng thay đổi trong phong cách phục vụ khách hàng. Đến năm 2013, lợi nhuận quay trở lại với Starbuckss.
Điều này cho thấy tầm quan trọng của một nhà lãnh đạo sáng suốt, và chấp nhận thay đổi sẽ kịp thời giải cứu DN khỏi thất bại.

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.