Tại sao Apple là công ty thành công nhất thế giới – Sức mạnh của Mạng Lưới


Kiểm soát mạng lưới toàn cầu của Apple đã giúp đạt được lợi nhuận bội thu. (John Moore / Getty Images)

Vòng mới nhất của kết quả quý tư gần đây đã được công bố, trong đó Apple và Boeing đã báo cáo lợi nhuận bội thu. Các hãng khác như Sainsbury và Samsung không có kết quả tốt cho lắm. Vậy điều gì mang lại thành công cho một số tập đoàn lớn đa quốc gia? Câu trả lời có thể được tìm thấy trong khả năng điều khiển mạng lưới.

Nền kinh tế toàn cầu được hình thành từ một loạt các mạng lưới, liên kết các nhà cung cấp với khách hàng từ khắp nơi trên thế giới. Các mạng lưới bao gồm các chuỗi tập đoàn liên kết với nhau để mang sản phẩm tới tận cửa nhà bạn–từ người trồng cà phê tại Columbia thông qua các công ty vận chuyển hàng hóa cho đến máy pha cà phê tại Nestle và các cửa hàng ở các góc phố. Một khi công ty đã đạt được một vị trí vững chắc trong các mạng lưới thì họ có thể tăng cường và thay đổi chúng cho phù hợp với hoạt động kinh doanh của họ.

Các công ty thành công đều đứng ở vị trí trung tâm trong các mạng lưới và từ đó họ điều khiển cấu trúc và cơ sở nền tảng. Hầu như việc kinh doanh dựa trên ba hình thức của liên kết mạng lưới và xây dựng mạng lưới: kiểm soát mạng lưới mà họ đang tham gia, kết nối nó với những mạng lưới khác và tạo ra mạng lưới mới.

Đạt được kiểm soát

Các doanh nhân giỏi luôn tìm cách chiếm những vị trí kiểm soát và quyền lực trong mạng lưới kinh tế mà họ vận hành. Muốn làm được điều đó thì họ phải chiếm được vị trí có lợi, làm “trung gian” giữa các nhà sản xuất và khách hàng trong những mạng lưới hình thành nên nền kinh tế toàn cầu của chúng ta.

Những vị trí trung gian này rất có lợi, dựa trên sự kiểm soát họ có thể mang đến những dòng chảy thương mại trong hệ thống mạng. Các công ty có thể xây dựng và duy trì vị trí này thông qua chiến thuật mua lại các đối thủ cạnh tranh–điều này giải thích rất nhiều các vụ sáp nhập và thâu tóm đã diễn ra trong thập kỷ qua. Chiến lược mua lại của Apple, Facebook và Google cho thấy cách sáp nhập và thâu tóm cũng có thể được sử dụng để phủ đầu trước sự xuất hiện của bất kỳ đối thủ cạnh tranh tiềm năng.

Tầm quan trọng của các vị trí trung gian cũng chỉ dẫn cho các công ty phải tiến hành kiểm tra như thế nào đối với các điều kiện thương mại trong mạng lưới chuỗi cung cấp. Áp đặt tính toán chi phí chặt chẽ lên các nhà cung cấp có thể dẫn đến điều kiện làm việc bị bóc lột ở các nhà máy mà trong đó nhiều sản phẩm của công ty được sản xuất. Nhưng điều này cho phép họ giữ được chi phí ở mức tối thiểu.

Đại gia bán lẻ như Walmart, Amazon và Tesco nổi tiếng với quyền kiểm soát chặt chẽ các chuỗi cung ứng và áp dụng các điều kiện thương mại đối với các nhà cung cấp, qua đó cho phép họ hoạt động với chi phí thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh. Apple cũng vậy, họ giao quyền sản xuất các thiết bị cho các tập đoàn khổng lồ như Foxconn ở Trung Quốc. Điều này cho phép Apple hoạt động với chi phí thấp hơn nhiều, từ đó tăng tỷ suất lợi nhuận của mình.

Apple thuê ngoài trong sản xuất, trong khi vẫn duy trì được sự kiểm soát của mạng lưới. (Steve Jurvetson / flickr, CC BY)

Cuối cùng, việc xác lập vị thế của công ty trong các mạng lưới thông qua các mối quan hệ với đúng đối tác giúp công ty có được nhiều kiểm soát và quyền lực hơn, tạo nên ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh. Các doanh nhân nổi tiếng trong lịch sử như John D Rockefeller là bậc thầy về phát triển các chiến lược mạng lưới. Rockefeller xây dựng một vị trí chi phối trong thị trường dầu vào cuối thế kỷ 19 bằng cách mua lại các công ty sản xuất dầu cạnh tranh ở Mỹ và tích hợp chúng thành tập đoàn Standard Oil của ông.

Cầu nối các mạng lưới

Các công ty thành công rất giỏi trong việc làm cầu nối mạng của họ với những mạng khác trong nền kinh tế toàn cầu bằng cách khai thác những điểm chung giữa họ. Như Ronald Burt giải thích trong lý thuyết “lỗ cơ cấu”, người nào hoặc công ty nào mà có khả năng kết nối giữa các nhóm khác nhau có thể trở nên sáng tạo và đổi mới hơn.

Apple có khả năng gắn các sản phẩm và các hoạt động khác nhau vào các gói dịch vụ toàn diện cho khách hàng. Thay vì chỉ sản xuất máy tính cá nhân hoặc phần mềm điều hành, Apple có tầm nhìn tiên phong trong việc cung cấp trọn gói cả phần cứng lẫn phần mềm cho các khách hàng–cùng với sự chăm chút tuyệt vời cho cả công việc thiết kế. Mặc dù trong những năm 1980 và 1990 chiến lược này ít hiệu quả và Microsoft là công ty thành công hơn nhưng Steve Jobs vẫn kiên trì trong việc đi theo tầm nhìn của ông và cuối cùng đã thành công. Thật vậy, tầm nhìn của Apple đã trở nên thành công nhất trong thế kỷ 21 bởi vì phương pháp này bám chặt vào bản chất kết nối mạng của nền kinh tế toàn cầu.

Tạo những mạng lưới mới

Các công ty thành công nhất có khả năng tạo ra các mạng mới, dựa vào một tầm nhìn sáng tạo mà thực thi một chiến lược kinh doanh phù hợp với triết lý hiện hành của cuộc sống. Apple một lần nữa là ví dụ nổi bật nhất về khía cạnh này của doanh nghiệp bởi vì họ bán cả một tầm nhìn thế giới mà trong đó các thiết bị phần cứng được liên kết với việc cung cấp nội dung và còn có thiết kế đẹp mắt. Apple làm chúng ta liên lạc với bạn bè thông qua các mạng xã hội, nghe nhạc, chụp và chỉnh sửa hình ảnh, chơi game và “trông thời thượng” qua một tầm nhìn đơn nhất về những gì mà một người thành công của thế kỷ thứ 21 mong muốn.

Apple đã tạo ra những mạng lưới kinh tế mới thông qua sự ra đời của iTunes, App Store của họ, iPod, iPhone và iPad, kết quả tạo nên một tầm nhìn thế giới khiến mọi người đổ xô mua vào. Những bổ sung mới nhất cho các dịch vụ này là dịch vụ lưu trữ iCloud và Apple Watch, có khả năng trao đổi thông tin về tình trạng cơ thể và sức khỏe của một người sang các thiết bị khác. Sau đó là dịch vụ Apple Pay, cho phép khách hàng tăng cường kiểm soát tài chính của mình thông qua các thiết bị của Apple.

Mặc dù được đề xuất và đi tiên phong bởi những người khác, chính tầm nhìn tổng thể của Apple về những điều mà một người thành công ở thế kỷ 21 nên có mới khiến họ hưởng lợi từ các sản phẩm và làm cho chúng ta “bị nghiện”.

Chính sự thành công của Apple trong khía cạnh thứ ba này về tinh thần kinh doanh trong một nền kinh tế mạng lưới đã tạo nên điểm khác biệt giữa công ty này đối với các đối thủ cạnh tranh, và dẫn dắt các doanh nghiệp có tham vọng thực hiện theo.


Labels:
[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.