tháng 5 2013

Tiếng "cúc cu" lảnh lót vang lên mỗi tiếng trôi qua từ ngôi nhà gỗ là điểm nổi bật nhất của loại đồng hồ này!
Đồng hồ chim cúc cu là loại đồng hồ cơ sử dụng con lắc để điều chỉnh giờ. Điểm nổi bật nhất của loại đồng hồ này là tiếng chim cúc cu sẽ vang lên mỗi khi chuyển sang khung giờ mới, thay cho tiếng chuông thông thường. Có hai loại đồng hồ chim cúc cu: loại thứ nhất chỉ hoạt động được khoảng 1 ngày sau mỗi lần lên dây cót, loại thứ hai thì có thể duy trì tới 8 ngày.
Quê hương của đồng hồ chim cúc cu nằm ở vùng Black Forest, thuộc nước Đức xa xôi. Thợ đồng hồ Franz Kettler thuộc làng Triberg là người chế tạo thành công hộp thổi khí tạo ra tiếng kêu “cúc cu”. Và chiếc đồng hồ chim cúc cu đầu tiên với tên gọi “Đồng hồ chim cúc cu Black Forest” được ra đời vào năm 1730, cách đây hơn 280 năm.

Nhờ kiểu dáng độc đáo (giống một chiếc lồng chim) và tiếng kêu đặc trưng, đồng hồ chim cúc cu nhanh chóng trở thành vật phẩm được săn lùng nhiều nhất trên mọi miền nước Đức. Mùa đông đến, khi tuyết phủ dày, cản trở việc đồng áng, cũng là lúc người nông dân Đức lại ngồi làm đồng hồ chim cúc cu. Mùa xuân đến, các tác phẩm thủ công tinh xảo này sẽ được mang đi trưng bày ở các hội chợ.


Ngày nay, việc sản xuất đồng hồ đã được công nghiệp hóa. Tuy nhiên, những chiếc đồng hồ chim cúc cu vẫn chủ yếu được lắp ráp thủ công vì yêu cầu kĩ thuật cao. Chính vì vậy, không đơn thuần là sở hữu một chiếc đồng hồ, bạn còn có trong tay mình một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, vật trang trí nhã nhặn, góp phần nói lên gu thẩm mỹ tinh tế của chủ nhân.
Chiếc đồng hồ chim cúc cu lớn nhất thế giới đặt tại Black Forest, Đức.

Còn bây giờ, chúng mình cùng đột nhập xưởng đồng hồ ở Black Forest thôi!


“Bay trên tổ chim cúc cu”, ngay cả khi đã đọc xong cuốn sách, tôi vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa của tựa đề nhiều ấn dụ này. Chỉ biết rằng, cuốn sách ấy cũng khiến cho tôi có cảm giác như đang bay trên một cái gì đó, bay trong cái vòng xoáy cuồn cuộn của chữ nghĩa, bay trong một thế giới lạ lẫm mơ hồ - thế giới của những người điên!

Kenn Keyse, ở tuổi 27 khi ông viết cuốn sách này, đã tạo nên cái thế giới ấy: 40 gã điên rồ ở đủ mọi hình thức, một mụ y tá độc đoán, những tên hộ lý da đen lạnh như thép và một vài tay bác sĩ bất tài… Đấy là toàn bộ thế giới của trại thương điên, nơi vị “thủ lĩnh” da đỏ Bromden bị mắc kẹt – một gã da đỏ “thứ thiệt” nhưng không biết làm gì ngoài run rẩy sợ hãi mọi thứ, và đảm nhiệm công việc lau chùi trong bệnh xá.
Cho đến một ngày McMurphy xuất hiện – một gã tóc đỏ bất trị quyết tâm vào trại thương điên chỉ để chạy trốn khỏi nhà tù với một cái án treo trên đầu. Nhưng chẳng ai ngờ, chính cái sự “bất trị” của McMurphy đã làm đảo lộn cái thế giới u buồn và ảm đạm của đám bệnh nhân, từ “cấp tính” cho đến “kinh niên” kia. Họ là bệnh nhân nhưng đồng thời cũng là tù nhân, sống dưới chế độ cai trị hà khắc của mụ y tá trưởng, được khắc họa dưới hình ảnh một mụ đàn bà chuyên quyền, độc đoán, sẵn sàng “tẩy não” bất cứ tên “tù nhân” nào dám nổi loạn.

Vậy mà McMurphy, bất chấp lời cảnh báo của những người đi trước, lại sẵn sàng “tuyên chiến” với mụ y tá trưởng và những luật lệ mà mụ tự ý đặt ra cho nhà tù của riêng mình. Từ chuyện đòi quyền hút thuốc, quyền xem TV, cho đến một chuyến đi câu cá cho bệnh nhân. Thế giới câm lặng và u ám của trại thương điên bỗng dưng trở nên nhộn nhịp. Ngay cả Bromden, kẻ trước giờ vẫn cứ giả câm giả điếc cũng đã lên tiếng trở lại.

Tác phẩm đã được dựng thành phim
Và McMurphy phát hiện ra một bí mật rằng, hóa ra cái trại thương điên, cái nơi dành cho người điên ấy lại đa phần là… người bình thường. Hầu như chẳng ai bị điên cả. Và hầu như những bệnh nhân kia không hề bị ép vào trại, mà họ tự nguyện. Và trại thương điên, nơi để điều trị cho bệnh nhân, dường như lại làm mọi thứ trái ngược với nhiệm vụ của nó. Bệnh nhân chẳng những khỏi bệnh mà còn trở nên điên hơn, bế tắc hơn, tù túng hơn.

McMurphy, kẻ đại diện cho những phần tử nổi loạn, kẻ làm mụ y tá trưởng tức giận đến phát điên, lại cũng chính là kẻ đã mở ra một đường sống mới cho những bệnh nhân tâm thần (hay vờ như tâm thần) nơi đây.
Có bất thường không khi những người không điên lại quyết tâm vào trại thương điên để ngày ngày vờ khóc vờ cười, vờ nhớ nhớ, quên quên, vờ câm vờ điếc? Có bất thường không khi một người đàn ông khỏe mạnh cường tráng lại phó mặc cuộc đời mình cho những mũi tiêm và công việc cọ nhà vệ sinh mỗi ngày?

Nhưng có lẽ chẳng bất thường đâu khi cuộc sống ở bên ngoài bức tường kia không có chỗ dành cho họ. Chẳng bất thường chút nào khi ở đó họ không tìm thấy tình yêu, niềm tin hay ít ra là một bờ vai để dựa, một bàn tay để nắm lấy khi cần. Ở nơi đó chỉ có những mụ vợ ngoại tình, những ông bố nát rượu, những bà mẹ sẵn sàng bỏ con để đi “cặp bồ”, những lão sếp ưa nịnh nọt, những đồng nghiệp hay ghen tị, những hàng xóm thích buôn chuyện…
Họ lạc lõng, họ bị bỏ rơi trong thế giới người bình thường ấy. Giống như tay “thủ lĩnh” Bromden từng tâm sự, rằng hắn không điên, hắn cũng chưa bao giờ cho là mình điên. Chỉ có những người xung quanh nghĩ hắn điên, chỉ những người xung quanh không cho hắn cái quyền được nghe, được nói. Nên hắn vào trại thương điên, và tự tạo cho mình cái vỏ bọc câm, điếc. Và cũng nhờ cái vỏ bọc ấy, hắn mới phát hiện ra tất cả sự thối nát, đáng ghê tởm của cái xã hội này, nơi người ta trước mặt thì cười nói, còn sau lưng thì thóa mạ nhau.

Trong cái xã hội rối ren, đảo điên ấy, McMurphy – một tên tội phạm lại nổi lên như một đấng cứu thế. Nhưng rốt cuộc, hắn cũng chỉ như hòn đá cuội ném xuống mặt hồ rộng lớn, khuấy động một chút cái mặt nước vốn lặng như tờ, để rồi lại chìm nghỉm xuống đáy hồ tăm tối. Hắn bị đưa đi sốc điện, một biện pháp điều trị gần như “tẩy não” và trở về với cái xác không hồn, chỉ còn một đám tóc đỏ lơ phơ ngóc lên trong vô vọng. Để cuối cùng, Bromden kết liễu đời hắn bằng một cái gối và kết thúc câu chuyện bằng cách bỏ trốn khỏi trại thương điên.
“Bay trên tổ chim cúc cu” là một câu chuyện lạ, một câu chuyện làm “mất sức” người đọc, không đơn thuần là một câu chuyện giải trí thông thường. Và đáng khâm phục thay, nó lại được viết bởi một nhà văn 27 tuổi, cái độ tuổi mà nhiều người nghĩ rằng còn chưa đủ độ “chín” để viết nên một kiệt tác như thế. Một kiệt tác, cũng là một bức tranh chân thực nhất, sinh động nhất phơi bày hiện thực nước Mỹ những năm 60 của thế kỷ trước, hay cũng là hiện thực của bất kỳ một xã hội nào trong thời đại công nghiệp, khi mối quan hệ giữa người với người ngày càng trở nên lỏng lẻo, và quyền lực của đồng tiền giữ vị trí độc tôn.
Theo carviet.com

Nếu cơ thể thiếu hụt magiê có thể dẫn đến co thắt cơ, bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao, rối loạn lo âu... Vì vậy, hãy ăn các thực phẩm giàu magiê dưới đây.

Magiê là một trong những khoáng chất cần thiết nhất cho cơ thể. Nó có tác dụng duy trì cơ bắp, ổn định chức năng thần kinh, tăng cường hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, duy trì nhịp tim và xây dựng xương chắc khoẻ. Magiê cũng tham gia vào ít nhất 300 phản ứng sinh hóa trong cơ thể. 

Nếu cơ thể thiếu hụt magiê có thể dẫn đến co thắt cơ, bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao, rối loạn lo âu, đau nửa đầu, loãng xương, và nhồi máu não. Ngược lại, tiêu thụ quá nhiều magnesium thường gây ra tiêu chảy do cơ thể cố gắng để bài tiết lượng magie bị thừa. Lượng magiê mà mỗi người trường thành khỏe mạnh cần bổ sung là 400mg/ngày. 

Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm giàu hàm lượng magiê. Bạn có thể tham khảo để bổ sung chất dinh dưỡng này tốt nhất cho cơ thể. 

1. Gạo, lúa mì, và yến mạch

Gạo, lúa mì, yến mạch là những thực phẩm bổ sung magiê tuyệt vời. Cứ 100gr gạo thô chứa 781mg magiê  (chiếm 195% lượng magiê cơ thể bạn cần mỗi ngày), trong khi đó, 100gr lúa mì chứa 611mg magiê và 100gr yến mạch chứa 235mg magiê. 



2. Các loại thảo mộc khô

Các loại thảo mộc khô cũng chứa các vitamin và có tác dụng tăng cường sức khỏe tốt. Trong đó, rau mùi khô chứa nhiều magiê nhất, 100gr rau mùi có chứa 694mg. Ngoài rau mùi, hẹ, bạc hà, sage, basil... khô cũng chứa khá nhiều magiê.

3. Hạt bí ngô, bí đao, dưa hấu

100gr hạt bí đao hoặc bí ngô có chứa 535mg magiê, còn 100gr hạt dưa hấu cung cấp 515mg. Do vậy, bạn đừng bỏ qua loại thực phẩm vừa ngon vừa hữu ích này nhé.

4. Bột ca cao và sôcôla đen

Cả hai loại thực phẩm này ngày càng được đánh giá cao về tác dụng đối với sức khỏe. 100gr bột ca cao cung cấp 499mg magiê và 100gr bột sôcôla đen cung cấp 327mg.

5. Hạt lanh, hạt mè, và bơ mè (Tahini)

Dầu hạt lanh và hạt vừng được coi là tốt cho tim. Ngoài ra, chúng còn là những nguồn cung cấp magiê rất phong phú. Hạt lanh cung cấp 392mg magiê trong mỗi 100gr hạt lanh. 100gr hạt mè có chứa 351gr magiê và 100gr bơ mè cung cấp 362mg magiê. 

6. Hạt hướng dương

Ai cũng biết rằng, hạt hướng dương là thực phẩm hàng đầu về lượng vitamin E. Thế nhưng, hạt hướng dương cũng chứa rất nhiều thiamin và magiê. 100mr hạt hướng dương cung cấp 325mg magiê, chiếm 81% lượng magiê bạn cần mỗi ngày.

7. Hạt hạnh nhân và hạt điều

Các loại hạt này có thể bổ sung cho món salad và súp để được các món ăn nhẹ. Hạnh nhân cung cấp 286mg cho mỗi 100gr và hạt điều cung cấp 273mg trong mỗi 100gr. 



8. Đậu nành rang khô 

Đậu nành rang khô có thể trở thành bữa ăn nhẹ khi kết hợp với xà lách. Cứ 100gr đậu nành rang khô có chứa 228mg magiê, chiếm 57% lượng magiê bạn cần mỗi ngày. 

Ngoài ra, các loại thực phẩm sau đây cũng được coi là chứa nhiều magiê.

Các loại rau màu xanh đậm: Cải xoăn, cải lá xanh và rau bina - là nguồn magiê tốt nhất. Một nửa cốc rau bina có khoảng 160 mg magiê. Các loại rau khác cũng có mức magiê cao bao gồm khoai tây, bí đỏ, củ cải, rau củ cải đường, bắp cải, bông cải xanh, dưa chuột, cần tây và atisô.

Trái cây: Một số loại trái cây là nguồn cung cấp magiê dồi dào bao gồm bơ, chuối và mơ khô. Một chén chuối luộc có khoảng 49mg magiê. Các loại trái cây giàu magiê khác là mận khô hoặc mận, xoài, dưa hấu ngọt và bưởi. Nước ép trái cây thường có hàm lượng magiê cao hơn so với trái cây tươi, ví dụ như nước ép bưởi, nho...

Các loại đậu và hạt: Các loại đậu chứa nhiều magiê bao gồm đậu nành, đậu trắng và đậu đen. Các loại hạt giống có hàm lượng magiê cao là hạt bí ngô, hạt lanh, hạt vừng và hạt hướng dương. Đậu phộng và bơ đậu phộng cũng chứa rất nhiều magiê.

Theo Afamily

Hình mang tính chất minh họa

Nhiu lúc chúng ta quên rng ngoài s ngon ming, b dưỡng, nhiu loi thc phm nếu được dùng khoa hc s còn có giá tr như mt liu thuc b và cha được bnh.

Trong cuc sng hàng ngày đôi khi chúng ta chưa hiu hết nhng tác dng ca thc phm. Chúng tôi xin gii thiu mt s thc phm hu ích cho sc kho ca bn.

Thực phẩm màu cam: Chống cúm


Nếu bạn sinh ra đã có thể chất kém, dễ bị virus cúm tấn công, thì thực phẩm màu cam sẽ "kề vai, sát cánh" giúp bạn chốm cúm. Theo các chuyên gia, rau, củ có màu cam (bí đỏ, cà rốt...) rất giàu carotenoid, có thể chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể, loại vitamin này có thể tăng cường chức năng tế bào biểu mô, tạo ra sức đề kháng đối với virus cúm.

Ngoài ra, chúng còn tăng cường màng nhầy cho họng và phổi, bảo đảm sự trao đổi chất ở bộ phận này hoạt động bình thường, tránh được cảm cúm.

Thực phẩm màu tím: Chống xơ cứng động mạch

Với gần 20 năm nghiên cứu tỉ mỉ, tiến sỹ David Siberia tại Mỹ phát hiện, trong rau quả có màu tím chứa chất anthocyanins, có một vai trò mạnh mẽ trong việc chống lại chứng xơ cứng động mạch, từ đó có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch và hình thành các cục máu đông gây đột quỵ. Những thực phẩm này gồm có dâu đen, anh đào, cà tím, mận, nho tím, hạt tiêu đen…

Nếu bạn đang mắc các bệnh tim mạch, hãy thường xuyên kết bạn với thực phẩm có màu tím.

Thực phẩm màu vàng: Ngăn ngừa bệnh loãng xương

Thực phẩm có màu vàng như đậu nành, đậu phộng, mơ… đều chứa hai loại vitamin là vitamin A và vitamin D.

Vitamin A có thể bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa, phòng ngừa viêm loét dạ dày. Vitamin D có tác dụng thúc đẩy sự hấp thụ hai loại  khoáng chất là canxi và phốt pho, có công dụng phòng ngừa nhất định đối với những bệnh thường gặp như còi xương ở trẻ nhỏ, cận thị ở thanh thiếu niên và loãng xương ở người trung niên. Nếu bạn nằm trong nhóm người này, ăn thực phẩm có màu vàng chắc chắn là một sự lựa chọn sáng suốt của bạn.

Thực phẩm màu xanh: Bảo vệ tim

Trong rau quả có màu xanh chứa axit folic, mà axit folic đã được chứng minh là một trong những “viên linh đơn” ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh của thai nhi. Đồng thời, một lượng lớn axit folic giúp loại trừ hiệu quả homocysteine
trong máu và đóng vai trò bảo vệ tim. Ngoài ra, các loại rau xanh cũng là nguôn canxi dồi dào, lượng dự trữ của nó có thể sánh ngang với sữa tươi. Vì thể ăn rau xanh là cách bổ sung canxi tốt nhất được các chuyên gia dinh dưỡng công nhận.

Hình mang tính chất minh họa

Thực phẩm màu đen: Phòng bệnh mạch máu não

Thực phẩm có màu đen như rong biển, gạo đen, gà đen…có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng liên quan đến mạch máu não như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, đột quỵ... Ngoài ra, mộc nhĩ đen có thể ngăn ngừa sỏi đường tiết niệu, gà đen có thể điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ.

Theo giáo sư, tiến sĩ hóa học thực phẩm Cy Lee thuộc Đại học Cornell, New York, các thực phẩm rau quả, ngũ cốc có màu đen tốt hơn các thực phẩm có màu sáng vì, trong những thực phẩm này có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn. Thực phẩm màu đen chứa sắc tố anthocyanin nên còn có công dụng làm giảm nguy cơ bệnh tiểu đường, bệnh tim và ung thư. 

Theo Afamily


Từ những hạt cà phê nhỏ bé người ta đã chế ra loại thức uống mê hoặc cả thế giới, nhưng mỗi nước thưởng thức cà phê theo một phong cách riêng.

Italy: Espresso



















Tại Italia, bạn chắc chắn sẽ nhận được một tách Espresso nếu gọi một cốc cà phê mang về (to-go coffee) vì Espresso là phiên bản của to-go coffee tại Italia. Nếu bạn muốn uống Espresso, chỉ cần nói "cafe". Espresso được chứa trong ly sứ nhỏ, không dùng loại ly dùng 1 lần loại lớn như Starbucks.

Espresso hàm nghĩa "uống nhanh". Nếu uống ngay tại bar trong khi đứng, bạn sẽ phải trả ít tiền hơn khi nhâm nhi cà phê tại bàn (khoảng 4 lần). Đừng bao giờ gọi 1 ly Cappuccino sau 11h vì đây là loại thức uống mà người Italia chỉ dùng trong buổi sáng.

Thổ Nhĩ Kỳ: Türk Kahvesi




















Một câu ngạn ngữ nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng: “Cà phê phải đen như địa ngục, mạnh mẽ như cái chết và ngọt ngào như tình yêu”. Loại cà phê đậm đặc này thường được người Thổ Nhĩ Kỳ uống sau bữa ăn đi kèm với một loại kẹo dẻo.

Đan Mạch: Kaffee




















Có thể do mùa đông lạnh giá và tối tăm của vùng Scandinavi, tiêu thụ cà phê tại Đan Mạch luôn thuộc hàng nhiều nhất thế giới. Cà phê là một phần không thể thiếu trong văn hóa của người Đan Mạch. Cà phê đóng gói có thể tìm thấy ở gần như mọi ngõ ngách của quốc gia này, đặc biệt là ở những thành phố như Copenhagen.

Pháp: Cà phê sữa



















Người Pháp bắt đầu ngày mới với một tách café au lait – một loại cà phê sữa nóng đựng trong một chiếc ca lớn, thưởng thức với bánh mỳ hoặc bánh sừng bò.

Cuba: Café Cubano




















Người Cuba thích uống cà phê có vị đậm đà, một tách vào sáng sớm, sau bữa ăn và bất kỳ lúc nào có thể trong ngày.

Ảrập Xêút: Kahwa




















Tại Ảrập Xêút và các nền văn hóa Ảrập khác, nghi thức uống cà phê có rất nhiều quy tắc. Chẳng hạn như luôn phải mời người lớn tuổi nhất trước. Người Ảrập Xêút còn luôn uống cà phê cùng với quả thảo quả phơi khô để trung hòa vị đắng của cà phê.

Hà Lan: Kaffe 




















Cà phê là một phần văn hóa của người Hà Lan. Còn được biết đến với tên gọi bakkie troost, món kaffe của Hà Lan được thưởng thức bất kỳ lúc nào trong ngày, thường là cà phê đen đi kèm với một chiếc bánh quy.

Ireland: Irish Coffee 





















Cà phê Ireland bao gồm cà phê nóng, whiskey Ireland, đường và kem topper. Món cà phê nóng Ireland được chế ra vào những năm 40 để phục vụ các khách du lịch người Mỹ trong những đêm đông lạnh giá và đây vẫn là thức uống phổ biến nhất cho đến nay của Ireland.
Mexico: Café de Olla



















Nếu bạn thích vị quế trong tách cà phê, đây chính là thức uống dành cho bạn. Café de olla là thức uống có hương vị đặc trưng của người Mexico, cà phê được đun với quế trong ấm đất nung.

Ethiopia: Buna



Ở Ethiopia, vùng đất khởi nguyên của cây cà phê, các nghi thức cà phê truyền thống là điểm đặc trưng trong nền văn hóa nước này. Quá trình pha chế và phục vụ cà phê kéo dài đến 2 giờ đồng hồ. Trong lịch sử, buna, cách người Ethiopia gọi cà phê, được dùng chung với muối và bơ thay vì đường.

Áo: Mélange




















Thức uống truyền thống của người Áo – Mélange tương tự như cappuchino. Mélange chứa espresso và sữa nóng và trên cùng có kem.

Greece: Frappé 



















Món Frappé của Hy Lạp là thức uống lạnh pha từ cà phê hòa tan Nescafé, nước lạnh, đường và sữa đặc. Thức uống này rất phù hợp để thưởng thức tại một quán cà phê ngoài trời.

Gafin

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.