tháng 7 2015

Transylvania, Romania là một vùng quê yên bình nhưng rất nổi tiếng trên thế giới cũng như trên màn ảnh, bởi đây là nơi sinh của ác quỷ Dracula huyền thoại.

Những hình bóng của một nhà thờ, nhìn xa trông giống như sương khói tỏa ra như trong câu chuyện về ma cà rồng, được khắc họa rõ nét bên trong khu rừng.


Một lớp sương mù dày đặt che phủ gần như toàn bộ thung lũng phía xa - hình ảnh của vùng nông thôn ở Transylvania.


Nhiếp ảnh gia Alex Robciuc đã ghi lại loạt ảnh tuyệt đẹp về quê hương của mình ở Transylvania.


Làng quê thanh bình hiện lên đẹp như tranh vẽ, với những con đường quanh co, làng quê và dãy núi tuyệt đẹp.



Những cây màu sắt rỉ hiện ra trong sương mù, bên thảm cỏ xanh và những ngọn đồi.


Một nhà thờ màu trắng nổi bật trong một thị trấn nhỏ ở Transylvania, nơi mà bạn có thể tìm thấy rất nhiều căn nhà cổ.


Hoàng hôn được chụp từ một đỉnh núi cao,


Alex đã làm việc từ rất sớm và ở lại muộn để có thể nắm băt những khoanrgn khắc đặc biệt, như khi màn đêm dần buông xuống.


Những dãy nhà truyền thống ở Transylvania có thể được nhìn thấy nằm rải rác với những khu đất nông nghiệp bên những ngọn đồi của khu vực miền trung Romania.


Đất nước Romania, đặc biệt là Transylvania, được biết đến với những kiến trúc thời Trung cổ, thể hiện rõ nét qua những lâu đài và nhà thờ cổ.


Vào mùa đông, tuyết phủ trắng các ngọn đồi, cây cối và nhà cửa. Vì vậy không ngạc nhiên khi nơi đây biến thành khu nghỉ dưỡng và trượt tuyết nổi tiếng.


Vào mùa thu, cây cối rực rỡ sắc màu, từ màu đỏ, cam đến màu vàng, làm cho Transylvania trở thành một trong những vùng đẹp nhất Trung Âu để ngắm lá rơi,


Màn sương mù bao phủ một ngôi làng tại đây, kể từ khi tác phẩm " Dracula" của Bram Stoker ra đời. Nơi đây luôn đầy bí ẩn với các phép thuật.


Những tán cây nhìn như thủy tinh trong bức ảnh, đó là nhờ kỹ thuật chọn góc ấn tượng của Alex.


Trong ảnh là một số ngôi nhà cổ, lớp mái tranh, cùng những hàng rào thưa thớt trong những tháng mùa thu.


Alex sống ở Maramures County, thuộc Transylvania.


Trong một thị trấn nhỏ, sương che phủ trên đỉnh các ngôi nhà và nhà thờ.


Một cầu vồng ánh sáng hiện ra bên trong bức ảnh tuyệt đẹp này, trong đó nổi bật là dãy núi Carpanthian.

Tách cà phê kết nối mọi người – đó chính là ý tưởng cho chiến dịch hoàn toàn mới "Instant connections" của Nescafe cùng với công ty quảng cáo OglivyOne ở Frankfurt.

Vào một buổi sáng như mọi ngày ở Berlin, hàng trăm người đang chờ đợi đèn giao thông chuyển sang màu xanh để băng qua đường. Đó là khi họ nhận thấy một chiếc máy café tự động mới của Nescafe được thêm vào cổng của cột đèn trên vỉa hè “mời họ nhấn nút và sử dụng sản phẩm”. Không có gì đã xảy ra khi họ làm như vậy. Nhưng khi họ nhìn thấy mặt của 1 người lạ, đó là người cũng đang sử dụng chiếc máy café tự động đối diện lề đường thì chiếc tách café hiện ra.


Vậy là công thức của Nescafe: nếu hai người sử dụng máy café cùng một lúc, cùng ấn nút thì hai cốc café từ hai máy sẽ hiện ra. Nếu thiếu 1 trong hai bên thì sẽ chẳng có món quà nào dành cho họ.

Cafe luôn là một thói quen, một niềm yêu thích của người châu Âu vào mỗi sáng để bắt đầu một ngày làm việc. Hãy tưởng tượng sự ngạc nhiêm và yêu thích của họ đến cỡ nào khi trên đường nhận được tách café miễn phí cùng với một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với một người lạ mặt – người cùng có chung một "trách nhiệm" để tạo ra tách café đó.

Mỗi người ở mọi lứa tuổi đã trao nhau một lời chào, một nụ cười, một cái bắt tay, thưởng thức ly cà phê của mình và bắt đầu một ngày mới với một niềm vui nhỏ.



Tách café của Nescafe đã kết nối mọi người, mang mọi người đến gần nhau hơn, như đúng tên chiến dịch “ Kết nối tức thì/ Kết nối trong từng khoảnh khắc”. Chiến dịch đã không tập trung vào việc quảng bá về chất lượng và khẩu vị về sản phẩm có vẻ Nescafe đã thừa tự tin về nhãn hiệu và đặc tính sản phẩm của mình, cách mà Nescafe muốn hướng đến là Emotion, phương thức cao hơn để chiếm lấy tình cảm cũng như thiện cảm của mọi người.

Một ý tưởng sáng tạo tuyệt vời. Suốt ngày quay hôm đó, Nescafe đã nhận được 33 cái chạm tay, 285 cái vẫy tay, 839 nụ cười và vô số những cuộc hội thoại giữa những người cùng nhận được tách café miễn phí. Chỉ trong một ngày, ly café đã tạo ra được 318 sự kết nối giữa mọi người.


Đối với họ kết thúc chiến dịch lại là sự khởi đầu mới “It all starts with a Nescafe” – cho thương hiệu Nescafe và cho cả những khách hàng.

Để bắt đầu kinh doanh, bạn cần đặc biệt quan tâm đến bốn yếu tố (4S). Nếu ý tưởng kinh doanh của bạn đã bao hàm hết các yếu tố này, thì theo lý thuyết, bạn có thể sẵn sàng khởi nghiệp.

Các trường kinh doanh thường thích các từ viết tắt hoặc các công thức. Có thể bạn đã từng nghe đến công thức 4P trong marketing (đôi khi có thể là 7P) và 3C trong doanh nghiệp.

Bạn cũng từng ít nhất một lần sử dụng mô hình phân tích SWOT ( điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức)...

Mỗi công cụ đều có giá trị và lợi ích riêng mà bạn có thể áp dụng trong kinh doanh. Tuy nhiên, việc cố gắng áp dụng tất cả các công thức vào một công ty khởi nghiệp là tương đối phức tạp.

Để bắt đầu kinh doanh, bạn cần chú ý đến bốn yếu tố (4S). Nếu ý tưởng kinh doanh của bạn đã bao hàm hết các yếu tố này, thì theo lý thuyết, bạn có thể sẵn sàng khởi nghiệp.

1. Service (Dịch vụ)

Bạn đã xác định được giải pháp cho vấn đề hay vướng mắc của khách hàng chưa?

Giải pháp của bạn có cải thiện được cuộc sống của người tiêu dùng?

Khi sản xuất một sản phẩm hay cung cấp một dịch vụ, công ty của bạn cần đem lại giá trị cho khách hàng. Mặc dù sản phẩm mới liên tục được tạo ra, bạn không cần lãng phí thời gian để nghĩ về những điều đã có sẵn.

Hãy cân nhắc, có nhiều công ty tuyệt vời ra đời vì người sáng lập gặp phải một vấn đề mà chưa có giải pháp trên thị trường. Hoặc nếu giải pháp đã tồn tại, nó chưa đủ, không làm thỏa mãn hoặc quá đắt đỏ.

Tìm ra một vấn đề và biện pháp để giải quyết vấn đề đó.

2. System (Hệ thống)
Bạn có thể sản xuất và cung cấp sản phẩm hay dịch vụ mà mình phát triển?

Người khác có thể sản xuất và cung cấp nó cho bạn được không?

Hãy xác định rõ hệ thống mà bạn sẽ sử dụng để sản xuất và cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Đôi khi, một ý tưởng quá mới hay quá sáng tạo khiến cho việc sản xuất trở nên đắt đỏ, bị hạn chế hoặc không tồn tại. Nhưng một công ty hoặc dịch vụ nào đó có thể giúp bạn sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Thêm vào đó, bạn phải quyết định các vấn đề kinh doanh quan trọng khác, từ cấu trúc công ty cho đến việc quản lý tài chính và hồ sơ giấy tờ. Dù thời gian đầu, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm cho tất cả các công việc hành chính thì sau này bạn có thể giao chúng lại cho những người phù hợp.

Ưu tiên của bạn là đáp ứng và phát triển nhu cầu.

3. Strategy (Chiến lược)

Làm thế nào bạn tiếp cận khách hàng đầu tiên?

Bạn có biết làm cách nào để tìm ra khách hàng thứ một triệu?

Làm thế nào bạn có thể mở rộng quy mô công ty?

Bạn đã bao giờ cân nhắc về việc rời khỏi công ty nhưng vẫn thu được một khoản lợi nhuận?

Nhiều doanh nhân khởi nghiệp với những ý tưởng tuyệt vời, mở công ty và sau đó thất bại chỉ sau một thời gian ngắn khi hết tiền. Có thể họ thiếu khả năng mở rộng doanh nghiệp hay đã đa dạng hóa kinh doanh quá nhiều (hoặc quá ít).

Việc có tầm nhìn và cân nhắc chiến lược ngắn hạn cũng như dài hạn sẽ giúp đảm bảo rằng bạn đang dẫn dắt công ty theo hướng bền vững. Phát triển kế hoạch kinh doanh là một bước tuyệt vời để bắt đầu, nhưng ngày nay, sự linh hoạt là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.

Hãy cân nhắc về chiến lược giống như bạn đang chuẩn bị cho một chuyến đi dài trên biển. Rõ ràng, bạn cần phải có một bản đồ và một đích đến cùng những công cụ phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng cần ý thức rằng mình có thể phải đi chệch hướng so với kế hoạch ban đầu trong trường hợp khẩn cấp.

Kế hoạch ban đầu luôn là thách thức với hầu hết các doanh nhân mới khởi nghiệp bởi họ có quá ít kinh nghiệm và không biết phải mong đợi điều gì. Hãy tìm đến những cố vấn hay nhà đồng sáng lập dày dạn kinh nghiệm. Họ có thể giúp đỡ bạn rất nhiều.

Luôn luôn có một tầm nhìn và một kế hoạch.

4. Spine (Chông gai)
Bạn có đủ can đảm để bắt đầu?

Yếu tố cuối cùng cho kế hoạch khởi nghiệp chính là tìm được dũng khí để bắt đầu. Từ kinh nghiệm của mình, tôi biết rằng nếu bạn thỏa mãn được cả 3 yếu tố trên, chẳng có điều gì khiến bạn lùi bước. Tất nhiên, những yếu tố này chưa đủ để bạn thành công bởi nhiều start-up hội tụ cả 4 yếu tố vẫn từng thất bại.

Có thể bạn sẽ không thành công trong lần kinh doanh đầu tiên. Tôi tin rằng các doanh nhất tốt nhất là những người tự tin. khiêm tốn và luôn nhớ những bài học giá trị từ những thất bại mà họ gặp phải trước đó.

Khởi nghiệp cũng giống như hẹn hò. Buổi hẹn đầu tiên thường ít thoải mái nhất, khi nhiều điều còn là ẩn số và tâm trạng bất an khiến bạn không yên. Nhưng những lần sau, mọi thứ có thể trở nên dễ dàng hơn.

Chỉ là một quán cóc không tên, xe cafe vợt nhỏ của vợ chồng ông Ba Côn đã truyền đến 3 đời và suốt từng ấy năm chưa đóng cửa một lần nào.

Cafe vợt hiếm hoi còn sót lại ở Sài Gòn

Dân Sài Gòn sống lâu quanh khu Tân Định, cầu Kiệu xưa nay ít ai không biết xe cafe cóc trong con hẻm 330 Phan Đình Phùng, quận Phú Nhuận, vừa trờ qua cầu Kiệu một đoạn. Dân tình vốn quen miệng đặt cho nơi đây một biệt danh là cafe "âm phủ" bởi "cafe cóc mà bán không giống ai": thâu đêm suốt sáng, suốt 365 ngày quanh năm kể cả ngày Lễ, Tết và chỉ đóng cửa duy nhất mỗi năm một lần vào 10 phút giao thừa. Khách ở quán đa phần là "khách mối".

Quán cóc không tên, không biển hiệu này là tài sản gia truyền của vợ chồng ông Đặng Ngọc Côn (80 tuổi) và bà Phạm Ngọc Tuyết (75 tuổi), cặp vợ chồng được khách thân thương gọi là "ông Ba", "bà Ba". Ông Ba kể, quán cafe này là của cha ông để lại từ năm 1954, hồi những ngày Pháp còn chiếm đóng, đến nay đã hơn 60 năm.

Kế thừa nghiệp cha, ông mày mò học cách pha cafe bằng vợt vải như kiểu phổ biến lúc bấy giờ ở Sài Gòn, đến sau năm 1975 thì ông cùng vợ dọn về đây. Hiện nay, khi đã ở tuổi "thất thập cổ lai hy" ông vẫn còn cùng vợ đứng bán, dù ban đêm "ca" bán được giao lại cho anh con trai và con dâu tiếp giữ truyền thống gia đình.

Bà Ba đang pha cafe cho khách.

Vì quán không có khái niệm giờ mở cửa hay giờ đóng cửa nên cánh cửa ngôi nhà đó luôn để mở, và là địa điểm cho những cuộc chuyện trò thâu đêm, hay những người lao động vội tìm một giấc ngủ giữa cuộc mưu sinh. Bà Ba nói: "Ông bà thường chỉ bán ban ngày, vì tuổi già sức yếu rồi". Thế nhưng, thỉnh thoảng người ta vẫn thấy bà cặm cụi bên xe cafe đến hơn 10 giờ đêm.

Bên trong căn nhà nhỏ, từ tường đến trần nhà phủ lên một màu vàng đậm cũ kỹ do ám khói của nồi lửa pha cafe mấy chục năm qua. Trên tường, gia đình dành một vị trí trang trọng nhất treo những khung ảnh lồng những bài báo đã từng viết về quán, có cả chữ Việt và chữ Tây, cùng một vài tấm hình của ông Ba chụp giữ làm kỷ niệm. Một chiếc xe đẩy ở trên lỉnh kỉnh các món "đồ nghề" pha cafe, ly tách cũ kỹ, ấm trà nhôm xưa xưa. Hơi nóng toả ra từ thùng nước sôi nấu than đặt bên dưới xe đẩy và dĩ nhiên không thể thiếu những chiếc vợt - linh hồn của những ly cafe "thượng hạng" này.

Ở Sài Gòn hiện chỉ còn chưa đến năm quán cafe còn pha cafe bằng vợt kiểu này. "Vợt này do tôi tự tay may, cái hay của nó là dùng càng lâu, pha càng nhiều thì hương vị cafe được giữ trên đó cũng khiến cafe đậm đà hơn". Sau một thời gian, bà luôn phải kiểm tra xem vợt đã được giặt kỹ chưa hoặc cẩn thận thay mới những chiếc đã hư, rách.

Để có cafe ngon, ông Ba tiết lộ phải lấy cafe về từ những mối quen, đem về tự rang xay theo công thức riêng.

Ly cafe ngon chỉ từ 15 nghìn đồng đổ lại có công đoạn pha cũng khá kỳ công. Nhúng vợt vào nồi nước sôi để vệ sinh, sau đó cho bột cafe đã xay vào vợt, đổ nước sôi vào chờ cho cafe nở, sau đó nhúng thêm vài lần nữa mới bỏ sang một ca inox to.

Mẻ cafe của đợt đầu được châm thêm lần nữa bằng lượt nước sôi mới, lặp lại công thức đó đến lần thứ tư để cafe bắt đầu tiết ra thứ nước màu nâu đậm và toả mùi thơm, lúc đó mới rót ra ly cho khách. Cafe được cho vào ly thuỷ tinh nhỏ xấp xấp chưa đến gang tay như kiểu uống cafe ngày xưa, và mỗi bàn luôn được cho kèm với một ấm trà.

Khách chờ mua xếp hàng đến lượt mình.

Người trung niên đến quán đa phần đều gọi cafe đen nóng, không bỏ đường, sữa hoặc bỏ ít để uống trọn vẹn nhất mùi vị cafe. Chú Cường, người lái xe ôm ngụ ở quận 10, tâm sự: "Nhà chú ở tuốt trên sân Lan Anh mà cũng ráng tranh thủ chạy xuống đây uống cafe bà Ba vì quen biết 20 năm nay, với lại quen uống từ hồi còn trẻ, đến nay tóc bạc trắng rồi vẫn không bỏ được thói quen".

Phạm Nhân, người làm nghề tự do, nói: "Cafe theo kiểu Tây, kiểu Ý mình có uống qua nhiều. Bạn có để ý thấy khi uống cafe pha bằng vợt có nghe mùi khói phảng phất không? Mùi khói từ thùng nước sôi nấu bằng than cho loại cafe này cái vị đó, và khi rót ra nó không bị nguội như các loại cafe thông thường. Uống nóng là ngon nhất". Đến nay, Nhân uống cafe ở quán đã được sáu năm, kể từ khi mới lên Sài Gòn học đại học.

60 năm chưa nghỉ một ngày

Người dân chung quanh đã quen với việc đầu con hẻm 330 lúc nào cũng tấp nập người ra vào, ngồi tràn hết cả hai bên hẻm. Hàng ngày, có đến hàng trăm lượt khách lui tới, khách ngồi lúp xúp ban ngày cũng như quá nửa đêm.

Quán chỉ có vài chiếc bàn gỗ con cũ kỹ đặt sát cửa, còn lại là khách tự bắt ghế nhựa ngồi dựa sát vào tường, lấy thêm chiếc ghế nữa làm bàn rồi ngồi dọc từ đầu hẻm đến trước cửa quán. 9 giờ tối là thời điểm đông khách nhất, khi đầu con hẻm nhỏ nhộn nhịp, người trông xe kiêm luôn bưng bê phải chạy thoăn thoắt vừa dắt xe cho khách xong là chạy ngược vào trong bưng ấm trà.

Những bài báo viết về quán được gia đình lồng khung, treo trang trọng trong nhà.

Người ngừng xe để mua về cũng đông. Họ có khi là những công chức sau giờ làm đến mua cafe mang về, có khi là anh chạy xe thuê tấp ngang "làm ly cafe rồi đi tiếp" giữa cuộc mưu sinh. Chị Tư, công nhân một xưởng may ở quận Gò Vấp ghé ngang kêu "cho con một ly cafe đen dì Ba". Chị nói: "Như một thói quen. Tới “cữ” rồi là không bỏ được.Với lại làm một hớp cho tỉnh táo làm thêm ca khuya". Có khi khách đứng uống tại chỗ xong trả ly, bà Ba còn níu lại rót cho ly trà nóng rồi mới kêu đi tiếp.

Bà không đếm nổi một ngày bán được bao nhiêu ly. Người đàn bà tay đã ngả đồi mồi thoăn thoát chính xác từng động tác một trong công đoạn pha cafe. Khi được hỏi ông Ba đâu, bà Ba mỉm cười chỉ tay lên trên gác, ngụ ý chồng đã đi ngủ rồi. "Thường ngày tôi với chồng bán buổi sáng thôi, nhưng tối nay khách đông nên tôi xắn tay vào phụ con dâu".

Ở quán, người phụ việc không nhiều nên hầu như luôn phải tất bật làm nhiều khâu. Nhưng không phải cứ đông, chủ quán luôn tay rồi sinh ra lơ là khách. Bất kể giờ giấc nào, dù có đông cách mấy người bán vẫn vui vẻ, từ bà Ba, chị con dâu của bà, đến ông chú giữ xe kiêm bưng bê. Thấy ly trà đá của khách chỉ còn một khúc ngắn mà đã vội đi, bà Ba níu lại, trách "sao không uống hết rồi hẵng đi ", rồi một tay châm trà, tay bỏ thêm đá, lấy thêm cái bao xốp để "con bé móc trên xe đi đường uống cho dễ". Mà nào có phải tính thêm tiền, trà đá cho không mà cứ phải gói ghém "coi cho được một chút chứ", rồi cười xuề xoà.

Đứng luôn tay bên chiếc xe đẩy nóng hầm hập phát ra từ chiếc lò than, bà Ba vẫn cười tươi, mắt dán vào mỗi thứ ly tách đặt trên bàn pha chế nhưng có ai hỏi đến đâu, bà trả lời đến đấy. Có khi chỉ là người hàng xóm đi ngang qua hỏi với theo: "Cô Ba hôm nay bán được không". Chú Cường ghé tai tôi: "Nể bả lắm, người phụ nữ tháo vát. Nhiều khi tới uống cafe hoài cũng không hẳn vì cafe ngon, mà vì cái tình người ta đối đãi tốt với khách từ hồi nào tới giờ".

Đến hơn 12 giờ đêm mà hàng ghế xếp sát tường vẫn còn rôm rả tiếng nói cười. Khi "lớp" khách này về hết, thì "lớp" khách khác lại đến. Họ là những nhóm khách đặc biệt: người lao động chân tay không nhà. Không chốn về, nhiều người vẫn thường chọn quán cafe của ông bà làm nơi ngả lưng tạm bợ, lấy ly cafe làm cái cớ để nghỉ ngơi sau một ngày vất vả. Ly cafe hớp tạm trên ghế tan theo sương đêm mà có những người đã ngã say vào cơn ngủ, mặc cho đường phố vẫn ồn ào mùi của đêm Sài Gòn.

Một thời hoài niệm

Cafe vợt Sài Gòn trước 1975 vô cùng phổ biến, tuy nhiên sau này thì số lượng của chúng thu hẹp dần để nhường chỗ cho cafe hộp, cafe văn phòng hay cafe Tây Âu của giới trẻ. Cho đến khi chỉ còn vài quán mở cửa thì người Sài Gòn mới giật mình, quay trở về tìm kiếm cafe vợt để vun vén, giữ gìn nó, như sợ mất nó. Trong số những quán cafe vợt Sài Gòn người trẻ thường lui tới nhất, một là quán của ông Ba Côn, hai là một quán của người Hoa nằm ở chợ Thiếc, quận 5.

Một cậu sinh viên nói vui, người ta có thể dễ dàng gặp hình ảnh một người đàn ông dáng dấp dân làm ăn, bước xuống từ xe hơi bóng lộn đến kéo ghế ngồi chung bàn với chú xe ôm đang nhâm nhi cafe đợi khách. Khi ngồi xuống bàn, họ không phân biệt sang hèn đẳng cấp, mà chỉ có ly cafe trước mặt sẽ mở lời cho cuộc tán gẫu giữa những người không quen biết.

Khách ở quán phân chia hai dạng rõ rệt: người trung niên là khách quen hoặc người lớn tuổi ưa ngồi cafe lề đường để ôn giữ hoài niệm, và một bộ phận những người trẻ, thậm chí có phần sành điệu mê cái thú lóc cóc quán xá của thị thành. "Hình ảnh những người cao tuổi, tóc bạc, cụ già ngồi trầm ngâm uống cafe có cái gì đó hoài cổ, hay hay", bạn Khoa, một sinh viên mê thú chơi máy ảnh, phim, nói qua báo đài mà bạn được biết quán và say mê "phong cách hoài cổ ở nơi mà chỉ có thể toát ra từ phong thái của những người Sài Gòn xưa".

Giữa những xô bồ, người ta vẫn tìm cho mình một nơi đi về. Hiếm có quán xá nào mà khi bước vào, người ta toàn gặp người quen. Vì có những thói quen đã ăn sâu vào trong lề lối, nếp sống thường nhật. Cũng hiếm có một nơi có thể tìm được tiếng nói chung giữa những người lớn tuổi với những người trẻ.

Bản sắc Sài Gòn không nằm cụ thể trong một nét văn hoá nào, nhưng từng sự hiện diện nhỏ nhoi của một góc quán xưa cũ lại tạo thành một không gian Sài Gòn đậm đà bản sắc.

Trên những ngọn đồi xanh tốt ở Thái Lan, nhiều phụ nữ như đang ngồi nghịch phân voi. Thực ra, họ đang thu lượm nguyên liệu để tạo ra loại cà phê đắt giá nhất thế giới.



Nhiều năm về trước, doanh nhân người Canada Blake Dinkin quyết định làm giàu với cà phê từ phân voi. “Khi tôi giải thích dự án với những người quản voi, tôi biết họ nghĩ tôi bị khùng”, nhà sáng lập 44 tuổi của nhãn hiệu cà phê Black Ivory nhớ lại những ngày đầu khởi nghiệp.

Cà phê nguyên liệu của ông là loại đã đi qua bộ máy tiêu hóa của loài voi, quá trình tạo nên loại thức uống hảo hạng mà những người sành cà phê yêu thích. Tuy nhiên, khi bắt tay thực hiện, cầy hương mới là loài động vật được Dinkin nhắm đến để sản xuất thứ cà phê Kopi luwak với quả được thu lượm từ chất thải của loài động vật châu Á này.

Tuy nhiên, trong bối cảnh nhu cầu tăng lên ở khu vực Đông Nam Á - đặc biệt là tại các thị trường Thái Lan, Indonesia và Việt Nam - chất lượng của cà phê Kopi luwak lại giảm sút. Không những thế, để tạo ra loại cà phê này, cầy hương lại bị nhốt trong chuồng và buộc phải ăn quả cà phê, việc đi ngược lại với mong muốn bảo tồn thiên nhiên của Dinkin.

Sau cầy hương, sư tử và hươu cao cổ cũng là những phương án lọc cà phê sinh học được tính đến. Nhưng loài sinh vật cuối cùng lọt vào mắt xanh của Dinkin là voi bởi ông phát hiện vào những thời điểm có hạn hán ở Đông Nam Á, quả cà phê đôi lúc cũng trở thành thức ăn của sinh vật to lớn này. Nghĩ là làm, Dinkin nhập đội với một tổ chức từ thiện chuyên bảo vệ loài voi. Nhưng hành trình cho voi lọc hạt cà phê không diễn ra thuận lợi như trông đợi.

“Tôi đã nghĩ chuyện sẽ chỉ đơn giản là hái cà phê, cho voi ăn và cuối chu trình sẽ có cà phê hảo hạng”. Tuy nhiên, theo lời kể của Dinkin, kết quả ban đầu thật “kinh hoàng” và thứ cà phê thu được không tài nào uống nổi. Quãng thời gian để Dinkin đạt được mục đích của mình mất 9 năm ròng rã.

Khi voi ăn quả cà phê, các enzim trong dạ dày voi sẽ từ từ xào xáo, ngâm tẩm quả cà phê cùng những loại thảo mộc và quả khác. Vị đắng trong hạt cà phê sẽ được axít triệt tiêu sau quá trình tiêu hóa kéo dài 17 tiếng đồng hồ. Sau khi cà phê ra khỏi “lò luyện sinh học”, người ta sẽ thu nhặt quả cà phê, đem rửa và sấy khô dưới ánh mặt trời.

Để tạo ra một kg cà phê, những con voi phải tiêu thụ khoảng 33 kg quả cà phê ngoài khẩu phần ăn thông thường gồm gạo và chuối. Tuy vậy, phần thưởng mà những người làm cà phê thu được hoàn toàn xứng đáng với công sức bỏ ra. Sự khan hiếm của loại đồ uống này là một thành tố quan trọng trong việc góp phần tạo nên thương hiệu cà phê voi.

Năm 2015 là mùa vụ cà phê voi Black Ivory thứ ba thành công. 150kg cà phê có mức giá 1.880 USD/kg (khoảng 37,8 triệu đồng), hay 13 USD (gần 300.000 đồng) một tách espresso. Dù giá của loại cà phê hảo hạng này không hề rẻ, nhưng theo xu hướng của những người sành uống cà phê, cà phê voi Thái Lan đủ sức hấp dẫn khiến thực khách phải săn lùng và vui lòng mở hầu bao chi trả.

Trong tương lai, Black Ivory sẽ sớm có mặt ở các cửa hàng sang trọng ở Paris (Pháp), Zurich (Thụy Sĩ), Copenhagen (Đan Mạch) và Moskva (Nga). Trước mắt, loại cà phê voi Thái Lan này đang được phục vụ độc quyền tại các khách sạn hoa lệ ở châu Á mà phần lớn là ở Thái Lan, Singapore và Hong Kong (Trung Quốc).

Dự án cà phê voi Thái ban đầu vấp phải sự phản đối của tổ chức từ thiện bảo vệ loài voi. Nhưng sau khi chứng minh được rằng loài voi không bị ảnh hưởng gì khi ăn cà phê do “chất caffeine không thoát ra ngoài hạt cà phê trừ khi chúng được đun sôi lên…”, dự án cà phê voi Thái đã có những bước tiến dài.

Dự án cũng trích 8% số tiền bán cà phê để chi trả cho các hoạt động thú y cũng như cơ sở vật chất của quỹ bảo vệ loài voi. Nhiều gia đình địa phương cũng nhờ dự án này mà có thêm việc làm, nhờ đó tăng thu nhập.

Tôi không cho rằng thương hiệu nào cũng có thể chiếm lĩnh trái tim khách hàng bằng cảm xúc. Rất ít thương hiệu làm được điều này. Vì phần lớn các ông chủ xem thương hiệu của mình là công cụ kiếm tiền (rất chính đáng) thay vì là phương tiện hiện thực hoá đam mê cá nhân của họ.
Có nhiều con đường đến một thương hiệu trở thành một lovemark (thương hiệu cảm xúc). Các con đường này đều có một đặc điểm chung: từ trái tim đến trái tim, không phải từ logic đến trái tim.
Muốn làm rung động người khác thì bản thân mình phải rung động hàng nghìn lần.

Thương hiệu rất giống con người về cách nó tiếp cận, gây cảm tình và phát sinh quan hệ. Một chàng trai có thể sở hữu một cô gái bằng tiền và quyền lực. Tiền hết tình sẽ đi theo. Nhưng anh ta chỉ không thể làm rung động cô gái nếu trái tim anh ta không thổn thức. Một thương hiệu có thể “mua” được nhận biết khách hàng bằng chi phí dội bom cho quảng cáo. Có thể lôi kéo khách hàng đến với mình bằng một số thủ thuật truyền thông khéo léo. Nhưng ngân sách quảng cáo giảm là sales giảm. Thủ thuật giúp khách hàng tò mò và cao hơn nữa là dùng thử một lần. Nhưng làm thế nào để giữ chân họ? Làm thế nào để họ tự nguyện chia sẻ và thậm chí thuyết phục bạn bè cùng sử dụng? Nếu khách hàng không cảm được tình yêu của người chủ thương hiệu gửi gắm vào sản phẩm dịch vụ của họ đừng hy vọng họ sẽ làm những điều này.



Ông Richard Branson – ông chủ của tập đoàn Virgin đã nói rằng khi mới ra đời hãng hàng không Virgin của ông khi so với ông khổng lồ British Airway chẳng khác gì châu chấu đứng trước voi. Mọi cái đều thua xa. Nhưng ông có một thứ mà đối thủ không có được: tình yêu của ông và những cộng sự của ông dành cho Virgin. Dĩ nhiên không ai thu hút khách hàng chỉ bằng lời nói suông. Virgin của Richard Branson đã thực hiện những hành động thiết thực triệt để để cung cấp dịch vụ tận tâm và tràn đầy cảm hứng tới khách hàng của mình. Vũ khí cạnh tranh lớn nhất của Virgin có được chính là con người. Những người đã yêu thương hiệu của mình rất nhiều lần để lan toả tình yêu đó đến khách hàng của Virgin.

Cảm xúc không mua bằng tiền nhưng cảm xúc không sống bằng nước lã
Trong thế giới ngày nay, hầu như mọi thứ đều có thể mua được bằng tiền? Tại sao những ngôi sao đỉnh nhất của thế giới bóng đá đều lần lượt hạ cánh xuống sân Beunabeur của Real Madrid. Zindan, Figo, Ronaldo béo, Beckham, Kaka, C Ronaldo và Gared Bale. Tiền. Rất nhiều tiền. Điều đáng nói ở chỗ tất cả bọn họ đều có tình yêu với câu lạc bộ cũ trước đó. Những celebrity như Beckham và Ronaldo yêu Man United như thế nào khỏi phải tranh luận. Rời xa sân Old Trafford cả tỷ thời gian rồi nhưng cảm xúc của họ dành cho tình đầu vẫn rất sâu đậm.

Real Madrid đã dùng tiền để mua sự phục vụ của các siêu sao. Họ có mua được tình yêu của những Beckham hay Ronaldo? Câu hỏi này không quan trọng bằng câu hỏi dành cho những câu lạc bộ bị họ cướp mất ngôi sao: Man United. Đối với Ronaldo và Beckham sân Old Trafford đích thực là một thương hiệu cảm xúc. Cảm xúc của họ đến từ tình yêu cuồng nhiệt mà nơi đó đã dành cho họ: từ HLV đến các đồng đội và khán giả. Và điều này rất quan trọng: Man United không chỉ có tình cảm suông, họ cũng dành rất nhiều tiền cho các ngôi sao của mình. Nếu không được đãi ngộ xứng đáng có lẽ Beckham và Ronaldo cũng đã rời United từ lâu trước khi tỷ phú Real Madrid ném va ly tiền vào cửa. Và tất nhiên Ronaldo và Beckham cũng chẳng đủ thời gian để cảm để yêu Man United đến vậy.



Trước khi nghĩ tới khách hàng, hãy nghĩ tới bản thân trước
Emotional branding là chinh phục cảm xúc của khách hàng. Phải quan tâm đến họ, phải nghĩ đến cảm xúc của họ đầu tiên chứ. Nghe có vẻ vậy nhưng không hẳn như vậy. Xây dựng thương hiệu theo xu hướng cảm xúc thực chất là theo hướng inside-out – từ tự thân người chủ thương hiệu truyền cảm hứng cho khách hàng nhờ tình yêu của họ dành cho đứa con tinh thần của mình.

Ông chủ của Starbucks cà phê khi đưa cà phê expresso vào nước Mỹ đâu không phải muốn lấy lòng và chạy theo thị hiếu của khách hàng. Sau khi bỏ hẳn một tháng để một mình lang thang hơn 100 quán cà phê expresso ở thành phố Milan nước Ý, Howard Schultz như mê muội loại cà phê pha bằng hơi sữa được phục vụ trong mỗi tách sứ trắng mini. Ông đơn giản muốn nhân rộng loại đồ uống tuyệt vời này cho nhiều người thôi. Khi cửa hàng đầu tiên trong ngày đầu tiên phục vụ expresso ở Mỹ, Howard đã đến sớm, nín thở quan sát xem phản ứng của những người khách hàng đầu tiên nhấp những ngụm expresso đầu tiên. Rõ ràng nhịp đập trái tim của Howards đã rung lên một ngàn lần trước khi nhịp đập khách hàng của Stabucks rung theo.

Có nhiều con đường đến một thương hiệu trở thành một lovemark (thương hiệu cảm xúc). Các con đường này đều có một đặc điểm chung: từ trái tim đến trái tim, không phải từ logic đến trái tim. Nếu chưa đủ rung động để xuất phát từ trái tim, thương hiệu hãy chọn con đường khác. Mọi con đường đều dẫn đến La Mã. Mọi cách làm thương hiệu cũng đều phục vụ cho mục đích bán hàng. Nhưng chỉ có một con đường vừa bán được hàng vừa có được tình yêu của khách hàng: xây dựng thương hiệu bằng cảm xúc.

Noma là một trong những nhà hàng nổi tiếng thế giới tại Copenhagen, Đan Mạch về chi phí đầu tư cho sự sáng tạo và đổi mới. Những bữa ăn ở đây sẽ dẫn bạn vào một cuộc hành trình khắp các vùng hoang dã ở Scandanavian, bằng việc sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn thiên nhiên.

Niềm đam mê của các đầu bếp được truyền cho nhau qua thời gian và họ thực sự cùng có chung một nhiệm vụ là thay đổi cách mà chúng ta nhìn vào sự sáng tạo qua từng món ăn. Noma đã được đánh giá là nhà hàng tốt nhất trên thế giới trong một vài năm hoạt động và có rất nhiều điều mà chúng ta có thể học hỏi từ họ về sự sáng tạo, đổi mới trong văn hóa ứng xử nhà hàng.




Bữa ăn đêm tại nhà hàng Noma sẽ là một kỉ niệm không bao giờ quên trong cuộc đời, thật hiếm hoi nhưng cũng thật ấn tượng. Bạn có thể cảm nhận được bầu không khí của niềm đam mê, sự cống hiến và sáng tạo tại Noma. Một bữa ăn tại đây không chỉ để thưởng thức vị ngon của những món truyền thống Đan Mạch mà còn để học được những bài học kinh doanh và làm thế nào để tạo ra một nhà hàng đích thực theo cách của riêng mình.
Kể một câu chuyện xoay quanh những món ăn





Mỗi món ăn sẽ được chế biến bởi một đầu bếp lành nghề nhất, đương nhiên họ phải hiểu tất cả những gì xung quanh món ăn đó, nó có vị như thế nào, xuất xứ ra sao hay nói cách khác là kể một câu chuyện về món ăn bạn đang nấu. Một đầu bếp ở Noma đã tài tình đến mức ông có thể kể một câu chuyện cười bằng một lá thông nhân tạo, một bao mận hay cây mai Thụy Điển – là những thứ ông dùng để trang trí cho món ăn của mình và đương nhiên tất cả khách hàng đều rất thích thú với nó.

Khi bạn làm cho khách hàng cảm thấy hứng thú với những gì bạn chia sẻ hay với món ăn tại nhà hàng, sự tò mò sẽ bắt đầu xuất hiện và họ sẽ muốn thưởng thức thêm nhiều món ăn nữa để được nghe những câu chuyện như thế..

Lấy nhân viên làm trung tâm chứ không phải khách hàng

Người phục vụ phải có khả năng làm khách hàng chú ý đến mình bằng những thái độ phục vụ cực kỳ chuyên nghiệp chứ không phải là sự vụng về. Họ sẽ dẫn dắt khách hàng mới đi theo những lựa chọn của mình tuy nhiên phải để cho khách hàng thấy mình vẫn đang được “nâng niu, chiều chuộng”. Đơn cử như họ là người vô cùng am hiểu về các loại rượu, đặc biệt là trong những nhà hàng Tây để bất cứ khi nào họ cũng có thể đáp lại những câu hỏi hóc búa.



Nhân viên phục vụ ở Noma cực kỳ tôn trọng khách hàng nhưng họ cũng luôn đặt mình ở vị trí ngang bằng với những “thượng đế”. Thực khách mất tiền để được ăn ngon còn chúng ta phục vụ cho họ những đĩa thức ăn tuyệt vời. Đây là một sự trao đổi chứ không phải xin xỏ. Chính bởi vậy, đừng quá khúm núm trước những khách hàng khó tính.
Chia sẻ sự sáng tạo

Các đầu bếp từ khắp nơi trên thế giới sẵn sàng đến Noma tình nguyện hoặc làm việc miễn phí chỉ để được “sống” trong không khí vô cùng tuyệt vời ở đây. Sự kết hợp của màn hình hiển thị trong nhà bếp liên kết với những nhân viên phục vụ bên ngoài thật sự làm tiến độ công việc được đẩy nhanh gấp nhiều lần.

Những người tổ chức hoạt động ở đây được gọi là “Noma Campus” – là những người thực hiện những dự án tiếp thị cho nhà hàng cũng như tổ chức tiếp nhận những thành phần đầu bếp “ngoại lai” đến đây học hỏi, đóng góp hay thậm chí chỉ là ngó nghiêng, tham quan. Đương nhiên, tất cả đều trong giới hạn cho phép.
Tạo ra thời gian để sáng tạo

Mỗi đầu bếp tại Noma đang làm việc trên các dự án phụ sáng tạo. Họ được khuyến khích mỗi ngày trong việc tạo ra những menu với nhiều món ăn mới. Nơi đây còn có một phòng thử nghiệm những cách nấu món ăn mới cho riêng đầu bếp mở cửa 24/24h và họ được làm việc bất cứ khi nào họ muốn.



Noma cũng tổ chức một hội nghị hàng năm được gọi là MAD Food. Đó là một hội nghị toàn cầu và sự sáng tạo trong chương trình là vô cùng ấn tượng. Hội nghị giúp Noma giữ vị trí trong mắt các đối thủ của mình. Giá trị của lãnh đạo tư tưởng thường là thứ có thể thu hút nhân tài hàng đầu và định vị thương hiệu với những khách hàng sành điệu. Quán ăn trung bình của bạn có thể chưa bao giờ nghe nói về hội nghị MAD nhưng các nhà phê bình, các đầu bếp và người có ảnh hưởng ngành công nghiệp chắc chắn là đã từng nghe qua.




Nếu bạn có cơ hội đến Đan Mạch thì đừng bỏ qua Noma. Bạn có thể tìm thấy những bài học về sự sáng tạo và đổi mới trong những nơi bất ngờ nhất. Có thể ở Noma người ta thường nghĩ đến những thứ gì đó to lớn, không thực tế nhưng thử nghĩ mà xem làm gì có chủ nhà hàng nào muốn nhà hàng của mình chỉ mãi là một “kẻ mới bước chân vào nghề”.

Trong marketing hay trong kinh doanh, nếu bạn không tạo ra sự khác biệt (về đặc tính sản phẩm, hay về giá) thì bạn sẽ tự loại mình ra khỏi cuộc chơi.

Quảng cáo ngoài trời (OOH) đang trở nên bão hòa và quá phổ biển trong hiện nay. Dừng đèn đỏ tại ngã 3 hay ngã 4 ở một con phố nào đó, người ta không biết nên nhìn vào đâu, tập trung vào cái gì khi có quá nhiều biển quảng cáo trước mặt.

Vì vậy một ý tưởng hay khác biệt với các sản phẩm cùng loại luôn là điều trăn trở của các nhà làm MKT hay các nhà làm kinh doanh, mà trong bài viết này chính là phương thức quảng cáo ngoài trời.

Một hãng Café Pele ở Brazil đã cho thấy sự sáng tạo và khác biệt đó.

Biển quảng cáo biết “ ngáp”


Café Pele đã xây dựng một biển quảng cáo có đèn led chiếu sáng và có hệ thống cảm ứng tại ga tàu điện ngầm Fradique Coutingo ở Sao Paulo vào buổi sáng. Mỗi khi có người khách đi qua hay lại gần biển quảng cáo, khuôn mặt được in trên biển sẽ tự động ngáp nhờ vào hệ thống cảm ứng va hệ thống âm thanh được gắn trên biển.

Điều đó đã gây ra sự chú ý “ không hề nhỏ” với những người đứng xung quanh biển quảng cảo. Tất cả những người đứng chờ xe tàu điện khi nhìn vào biển quảng cáo cũng vô thức ngáp theo bức hình trên biển. Càng nhiều người đi qua, tiếng động càng trở nên to và rõ hơn. Rồi từ người này “ngáp”, họ đã lây truyền sang những người khác xung quanh như một bệnh truyền nhiễm.

Theo một nghiên cứu khoa học của đại học New York 70% mọi người ngáp khi nhìn thấy người khác cũng ngáp. Đó là một phản xạ vô điều kiện.

Sẽ thật là thú vị khi bạn nhìn thấy tất cả mọi người đều cùng chung một hành đông vô thức, ngái ngủ trong buổi sáng ( dù họ muốn nhưng cũng không kiểm soát được).


Anh Hùng café Pele

Và lúc đó café Pele như một vị anh hùng giải cứu chiến dịch vô thức này. Các PG của hãng xuất hiện gợi cảm và cầm trên tay những tách café nóng hổi với mùi thơm ngậy của café.

Café Pele giúp bạn cảm thấy tỉnh táo sáng khoái để bắt đầu một ngày làm việc, thay vì trạng thái ngái ngủ vào mỗi sáng.

Là một trong những nhãn hiệu hàng đầu trong lĩnh vực café của Brazil được phục vụ cho hơn 70 quốc gia. Café Pile được nhiều người biết đến bởi chất lượng và hương vị phong phú.

Với chiến dịch quảng cáo ấn tượng này đã giúp doanh thu của café Pele tăng lên đáng kể so với năm trước.

"Đừng tham gia cuộc chơi mà bạn không hiểu, cho dù bạn thấy những người khác kiếm được rất nhiều tiền từ nó".

"Nếu bạn có thể mơ ước một điều gì đó thì bạn cũng có thể làm được nó" - Walt Disney, đồng sáng lập Walt Disney


"Tính toán thời điểm khéo léo, sự kiên trì, và 10 năm cố gắng cuối cùng sẽ khiến bạn có vẻ như thành công chỉ sau một đêm"- Biz Stone đồng sáng lập Twitter.


" Nếu đằng nào bạn cũng phải nghĩ thì hãy nghĩ lớn hơn"- Donald trump, tỷ phú Mỹ.


"Mất 20 năm để gây dựng danh tiếng nhưng chỉ mất 5 phút để hủy hoại nó. Nếu ý thức được điều này, thì bạn sẽ làm khác đi"- Warren Buffett, CEO của Berkshine Hathaway.


" Nếu bạn không tự xây dựng giấc mơ của mình, ai đó sẽ thuê bạn và hiện thực hóa giấc mơ của họ" - Tony Gaskins, diễn giả nổi tiếng.


" Đừng tham gia cuộc chơi mà bạn không hiểu, cho dù bạn thấy những người khác kiếm được rất niều tiền từ nó"- Tony Hsieh, CEO của Zappos.


"Rủi ro lớn nhất chính là không dám chấp nhận rủi ro nào cả. Trong một thế giới luôn thay đổi chóng mặt, bạn sẽ cầm chắc thất bại nếu không dám mạo hiểm và không dám thay đổi: - Mark Zuckerberg, nhà sáng lập và CEO Facebook.


"Nếu anh chỉ nghĩ đến đồng tiền trước mắt mà không quan tâm đến sản phẩm của mình thì anh sẽ luôn sợ bị thất bại và nỗi sợ hãi đó sẽ cản trở việc kinh doanh", Henry Ford, nhà sáng lập công ty Ford Motor.


"Đừng lo lắng về thất bại, bạn chỉ cần đúng một lần"- Drew Houston, nhà sáng lập và CEO Dropbox.


"Sự sáng tạo phận biệt giữa người đi đầu và kẻ theo sau"- Steve Jobs, cựu CEO Apple.


"Tôi chọn người lười biếng để làm một công việc khó khăn, bởi vì họ sẽ cố gắng tìm cách đơn giản nhất thế để giải quyết vấn đề"- Bill Gates, nhà sáng lập Microsoft.

"Nhiều người chăm chỉ nhưng lại chọn sai việc cần làm. Chọn đúng việc còn quan trọng hơn nhiều so với làm việc chăm chỉ"- Caterina Fake, đồng sáng lập Flickr.

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.