tháng 4 2013

Vừa qua tôi được chứng kiến một chuyện đau lòng: một đám tang của một người trẻ ở Thanh Hóa. Người chết là một người đàn ông còn trẻ, Anh 39 tuổi – (tôi xin dùng chữ hoa để gọi Anh. Vừa thể hiện tấm lòng thương cảm, xót xa của tôi với hoàn cảnh của Anh; vừa “tiễn đưa Anh về với đất qua những dòng này, dù không khóc nỉ non nhưng tôi cũng đang đứt từng khúc ruột” – như cách nói của Nam Cao trong “Điếu Văn”). Anh có mẹ già, vợ và 2 con còn nhỏ dại.


Quê anh là một vùng quê thuần nông như bao làng quê khác ở xứ Thanh. Mang tên Phú Điền nhưng nó chẳng có gì là “phú” cả. Vẫn nghèo hèn, lạc hậu, âm u…; vẫn những tiếng kêu của ếch nhái, của chão chuộc khi đêm về làm buổi đêm thêm u tịch, thê lương. Người dân trong làng bây giờ vẫn như các làng quê khác là chỉ toàn người già, con trẻ; con gái đẹp bỏ làng mà đi hết…

Quê Anh nghèo nên như bao thanh niên khác, Anh phải bỏ lại mẹ già con dại ở lại cho người vợ trẻ chăm sóc, khăn gói quả mướp từ Thanh Hóa vào tận Bình Dương kiếm sống. Công việc của Anh là dùng hóa chất để sơn đồ gỗ, đơn giản nhưng độc hại. Thương mẹ già con dại, Anh làm việc ngày đêm. Nào tăng ca, nào làm thêm giờ…bất chấp công việc rất độc hại. Làm việc vất vả như thế nhưng cũng như bao người lao động tha phương cầu thực khác, điều kiện ăn ở của Anh thật tồi tệ. Căn phòng trọ ổ chuột tồi tàn, nóng nực; những bữa ăn thiếu chất…là những điều Anh phải đối diện hàng ngày. Mà thực ra, Anh đã phải đối diện những điều tồi tệ này gần chục năm rồi. Anh dự kiến là tháng Tư này là về quê sinh sống. Tháng Tư không thành, lại tính sang tháng Bảy này. Ai ngờ…

Trưa một ngày đầu tháng Bảy vừa qua, sau khi tắm rửa, Anh lên giường đi ngủ. Đến chiều tối khi mọi người cùng xóm trọ đi làm về thì đã thấy Anh mất rồi. Anh ra đi không lời trăn trối, không người thân bên cạnh. Đau xót là Anh ra đi vì bị đột quỵ do làm việc quá sức, điều kiện ăn ở khó khăn. Đau xót hơn nữa là những nguyên nhân này đa số là do chủ quan-chính chúng ta tự gây ra.

Nếu kinh tế không quá khó khăn, nếu vùng quê Anh có nhiều nhà máy xí nghiệp, nếu ở quê Anh cũng có thể dễ dàng kiếm được việc làm để nuôi mẹ già con dại…v…v…thì Anh đã không phải đi tha phương cầu thực, để rồi phải đón nhận một kết cục đau lòng như thế. Dĩ nhiên để có nhà máy xí nghiệp, có điều kiện phát triển bản thân…là rất khó nhưng không đến mức là không thể. Phụ thuộc phần lớn vào chúng ta. Nếu cơ chế mở, thành phần kinh tế tư nhân cũng bình đẳng như thành phần kinh tế nhà nước, nếu chúng ta không ấu trĩ khư khư đi những lối mòn mà nhân loại đã đi hàng trăm năm trước (ý của TS Alan Phan)…thì tình hình đất nước chắc sẽ khác. Lúc đó mỗi người dân sẽ được là chính mình, sẽ có một môi trường tự do để cho mỗi công dân có thể phát huy hết khả năng của mình, phát triển đến giới hạn có thể của mỗi người tùy theo khả năng như thế nào mà thôi (ý của tiểu thuyết siêu kinh điển Suối Nguồn). Báo chí Mỹ khi so sánh sự khác biệt giữa TQ và Mỹ có một điểm đáng chú ý thế này: người Mỹ được tự do phát huy hết khả năng của mình còn người TQ phải phụ thuộc vào lề thói, truyền thống…Kết quả là người Mỹ có được những kì tài hoặc quái tài làm thay đổi TG như Bill Gates, Steve Jobs…còn người TQ thì không tìm thấy có ai như vậy. Và người ta kết luận rằng, nếu nước Mỹ vẫn giữ được sự tự do thực sự: tự do ngôn luận và đa nguyên chinh trị; sự sáng tạo luôn được coi trọng tuyệt đối thì nước Mỹ sẽ luôn dẫn đầu và hiển nhiên là TQ không thể đuổi được. Sự so sánh này cũng tựa như là so Việt Nam chúng ta với Mỹ vậy. Nói đâu xa, nếu GS Ngô Bảo Châu mà không làm việc ở nước ngoài thì anh sẽ không bao giờ giải được Bổ đề Langlands như chúng ta biết. Còn mới đây chỉ riêng chuyện bình thường là chữa bệnh nhưng nhiều người có tiền lại sang Singapore, Thái…làm chúng ta thất thoát hàng năm khoảng 1tỷ $. Khi được hỏi rằng tại sao lại không chữa ở nhà thì có người trả lời : sang nước ngoài thì trình độ của họ vẫn vậy, có khi không cao hơn mình bao nhiêu nhưng chúng tôi vẫn sang vì ở đó chúng tôi mới được coi là…người, còn ở VN thì… (Vienamnet)! Xin miễn phải bình luận!

Ước gì VN chúng ta có một môi trường tự do thực sự, để lúc đó mỗi công dân chúng ta được “là người đích thực”, để khi nói về con người “ta phải trân trọng, chứ sao lại thương hại” (Goorki), phải dùng chữ hoa “NGỪỜI” khi nói về con người. Mà những điều này sao lại quá xa xôi đến mức chúng ta phải ước nhỉ? Nhân loại tiến bộ đã đấu tranh không ngừng nghỉ trong suốt triều dài lịch sử và nhiều nơi đã dành được sự tự do thực sự cho dân tộc mình. Với riêng VN chúng ta, qua quá trình phát triển, bằng sự hội nhập quốc tế, chúng ta đã hiểu kết quả và ý nghĩa của các cuộc cách mạng, đó chính là một xã hội tự do thực sự: đa nguyên chính trị, tự do ngôn luận. Thế nhưng sao bây giờ chúng ta vẫn chưa có điều đó? Để mỗi người dân chúng ta vẫn “chưa là con người đích thực”, kéo theo đất nước vẫn còn nghèo nàn lạc hậu. Để thay đổi thì cũng không phải là quá khó khăn nhưng chúng ta vẫn không thay đổi? Tại sao khi nhận thấy những điều này mà chúng ta vẫn chấp nhận? “Ơn trên cũng bắt đầu sốt ruột với sự thụ động, ì trệ của chúng ta” (TS Alan Phan). Để rồi đất nước khó khăn vẫn cứ mãi khó khăn. Và tình hình khó khăn này không biết bao giờ mới chấm dứt?

Rồi sẽ còn bao người phải đi tha phương cầu thực nơi đất khách? Với nhiều người trong số những người này có thể họ không bị chết sớm như Anh nhưng nếu họ sống thì họ cũng chỉ sống với nghĩa là tồn tại. Nếu VN không có quá nhiều quyết sách sai lầm thì bây giờ chúng ta sẽ phát triển đến mức mà chúng ta có thể là (nói theo ý Suối Nguồn), chứ không đến mức khó khăn như bây giờ. Hãy coi như chúng ta đã sai lầm và bây giờ phải sửa sai. Tuy nhiên những suy nghĩ ấu trĩ đã ngăn cản sự thay đổi để sửa sai. Những lợi ích nhóm đã cản trở sự thay đổi. Bất công là bọn nó thì giầu có, thuận lợi nhưng đại đa số người dân thì rất khổ cực. Có bao nhiêu số phận giống Anh nhưng bọn chúng không mảy may thương xót, bởi nếu chúng nghĩ được chúng sẽ thay đổi. Thật đau xót vì sự vô cảm của chúng.

Bây giờ để đất nước phát triển phải cần nhiều thời gian, chúng ta biết điều đó. Tuy nhiên điều chúng ta mong muốn và có thể sớm biến thành hiện thực là VN là một xã hội dân chủ thực sự, để mỗi công dân được coi là một con người đích thực. Lúc đó dù cuộc sống khó khăn nhưng chúng ta cũng sẽ vẫn vui vẻ. Chúng ta không chấp nhận định hướng “cải cách kinh tế rồi mới dẫn đến cải cách chinh trị” bới “cải cách kinh tế rồi mới dẫn đến cải cách chính trị là một định hướng sai lầm” (bài viết trên BBC mới đây). “Ai không luyến tiếc khi CNXH tan rã là người không có trái tim nhưng nếu ta vẫn muốn tồn tại CNXH là người không có khối óc” (V. Putin). Và hơn nữa “tự do dân chủ đã trở thành quyền phát triển, quyền sống chứ không đơn thuần là quyền chính trị nữa” (Đối thoại với tương lai – Nguyễn Trần Bạt). “Chế độ dân chủ thực sự” bây giờ là quyền sống, không đơn thuần là quyền chính trị – chúng ta cần điều đó ngay lập tức, không một thế lực nào có thể khất lần được. Nếu thế lực nào đó khất lần thì đó thì đó chính là kẻ thù của sự phát triển, kẻ thù của mỗi người dân chúng ta. Thế lực đó cần phải được tiêu diệt ngay lập tức!

Anh à, từ đám tang của Anh nói về vấn đề bức xúc nhất của xã hội VN hiện nay, Anh cho phép nhé. Với mong muốn góp một viên gạch nhỏ trên con đường phát triển VN, để VN sớm thành nước dân chủ thực sự: đa nguyên chính trị, tự do ngôn luận. Khi đó VN chắc chắn sẽ phát triển hơn, sẽ có ít người phải vất vả như Anh. Nếu còn khó khăn thì chí ít lúc đó mỗi chúng ta cũng sẽ được coi là người đích thực, khi đó sống mới là sống – cuộc sống đích thực. Chặng đường còn dài nhưng đó là con đường tất yếu của Việt Nam! Việt Nam nhất định có ngày đó và ngày đó sẽ không còn xa phải không Anh?

Cầu mong tâm hồn Anh siêu thoát. Vĩnh biệt Anh!

(Thanh Hóa – Hà Nội những ngày đầu tháng 7-2012)

“Chúng ta phải chú tâm vào lợi ích của những gia đình trung lưu để tạo một nền kinh tế ổn định. Như cha tôi, mỗi đêm Chúa Nhật, phải mất ngủ đi quanh nhà suy nghĩ tìm cách mưu sinh, trong khi con cái ông, nằm trong chăn ấm cúng, mơ về những giấc mộng lớn. Những gia đình không chắc là sáng Thứ Hai sẽ có được gì, nhưng luôn luôn tin rằng những ngày tốt đẹp của quốc gia đang đợi chờ trước mặt” (Charles Schumer)



Trong bài nói chuyện tại Café Thứ Bẩy hôm 6 tháng 4 năm 2013 cho khoảng 80 bậc trí giả ở Saigon, tôi đã mạo muội múa rìu qua mắt thợ và bầy tỏ quan điểm của tôi về đề tài khá bao quát,” Những điều kiện tiên quyết để tạo dựng một nền kinh tế vững mạnh”. Dĩ nhiên, tôi phải đón đầu đây là những tư duy rất sơ đẳng, hoàn toàn chủ quan từ góc nhìn cá nhân và đòi hỏi các khảo cứu sâu rộng cùng phản biện trí thức khác.

Theo tôi, 3 điều kiện đó là: (a) một thể chế chính trị hiện đại (b) một nền giáo dục tự do và thực tiễn và (c) một hệ thống tài chánh liên thông với thế giới. Nhưng trên hết là một tầng lớp trung lưu để nâng đỡ và nuôi dưỡng nền kinh tế này.

Tôi không được phép nói thêm về điều kiện chính trị và chỉ có thể bàn qua về nền giáo dục hay hệ thống tài chánh.

Môi trường giáo dục
Ai cũng biết người Việt là một trong những dân tộc hiếu học nhất. Bản chất thông minh, sinh viên Việt đã tạo những thành quả ấn tượng tại khắp các học đường trên thế giới. Các bậc phụ huynh cũng coi chuyện đầu tư vào giáo dục của con em là lựa chọn hàng đầu. Tại Việt Nam, có trên 20 triệu sinh viên học sinh, vài chục ngàn tiến sĩ và cả triệu cử nhân đã được đào tạo trong nước.

Tuy nhiên, sự đóng góp của giáo dục trong nền kinh tế gần như rất thấp vì khả năng của sinh viên ra trường thua kém chuẩn mực đòi hỏi của nghề nghiệp quá xa. Một thí dụ tôi hay kể là hãng Intel cần 120 chuyên viên trung cấp cho nhà máy ở Thủ Đức của họ. Trong số gần 2,000 ứng viên xin việc, họ chỉ nhận vài chục người, số còn lại phải nhập khẩu chuyên viên từ Mã Lai hay Philippines. Ngay cả những ngành học không cần cho ứng dụng kinh tế như khoa học nhân văn, tự nhiên, sư phạm… các sinh viên ra trường cũng thua xa các bạn đồng nghiệp tại Đông Nam Á.

Hệ thống đại học Mỹ được xem như là tối ưu trong các xếp hạng; dù các trường tại Âu châu có thể đã tồn tại lâu hơn. Lý do chính là chánh phủ Mỹ không bao giờ can thiệp vào giáo trình hay điều hành của bất cứ đại học nào,dù nhiều đại học công có nhận tài trợ từ ngân sách tiểu bang. Sự tự do này đem đến một sáng tạo rất đa chiều đa dạng.

Yếu tố giáo dục này đã đem một lợi thế cạnh tranh đáng kể cho nền kinh tế Mỹ; nhất là khi những sinh viên ngoại quốc của các trường đại học Mỹ quay về bản xứ để nắm các chức vụ quản lý quan trọng trong lãnh vực chánh phủ hay tư nhân. Tầm nhìn hay tư duy hay phương cách làm việc rất thích ứng với nền kinh tế toàn cầu do Mỹ đề xướng.

Hệ thống tài chánh

Vì đây là nền kinh tế toàn cầu nên cội rễ tài chánh (huyết mạch của hệ thống) phải có cùng một hệ điều hành. Một phần mềm cho IPhone không chạy trên các điện thoại Android hay ngược lại. Đó là lý do nền kinh tế Trung Quốc, mặc cho sự tăng trưởng ấn tượng và số lượng dân, vẫn tiềm tàng nhiều bất ổn, nhất là khi các siêu cường áp lực Trung Quốc phải để cho đồng nhân dân tệ (yuan) thả nổi và tự do hoán chuyển.

Ngày nào mà Việt Nam chưa dám cho tiền “VN đồng” hội nhập vào hệ thống tiền tệ thế giới thì chúng ta vẫn chỉ đá bóng trên sân nhà, với những quy luật riêng, không giống ai và không thể ra biển lớn để thi đua hay thu hút khán giả. Nền kinh tế sẽ bị giới hạn và luôn thu nhỏ, lệ thuộc vào nghị quyết của chánh phủ và những con cá mập tư bản nước ngoài có liên hệ chính trị với các quan chức và đại gia. GDP có thể tăng trưởng (dù không mấy ai ngoài cuộc tin vào các số liệu này) nhưng dòng tiền đầu tư chính thống (rất dồi dào trên thế giới) vẫn sẽ không đến với Việt Nam.

Thêm vào đó, để 3 diều kiện trên tồn tại và phát triển, chúng ta cần một tầng lớp trung lưu để nuôi dưỡng và bảo đảm sự vững mạnh cùng sáng tạo này của nền kinh tế.

Trung lưu là nền tảng

Dựa trên kinh nghiệm của Âu, Mỹ, Úc, Nhật, Hàn Quốc, Singapore…, tôi cho rằng tầng lớp trung lưu đã đóng góp rất tích cực vào sự phồn thịnh của các quốc gia này.

Trước hết, tầng lớp này là những “con kiến” cần cù xây dựng ngày đêm trong công việc được giao phó để tạo một phân khúc sản lượng cao nhất của GDP. Vì tạo được thu nhập lớn theo số đông, họ cũng là những người dân đóng thuế nhiều nhất cho ngân sách quốc gia. Sự đóng góp của họ còn thể hiện qua nhu cầu tiêu dùng, vốn tiết kiệm trong các ngân hàng, quỹ đầu tư và các hoạt động thiện ích ngoài xã hội.

Nhờ các hệ thống tín dụng dài và ngắn hạn, tầng lớp trung lưu tại các xứ này cũng là những người nắm giữ phần lớn tài sản…và do đó, phần lớn nợ nần liên quan. Trong định luật kinh tế, thành phần có nhiều thứ để mất là thành phần năng động và bảo thủ nhất. Vì tài sản, vì nợ nần, họ phải cật lực và sáng tạo để kiếm tiền, để giữ gìn tài sản cho gia đình và bảo vệ xã hội quốc gia khi gặp hiểm họa từ bên ngoài. Tầng lớp trung lưu thường bao gồm những người yêu nước nhất.

Dù thành phần trung lưu có nhiều tài sản và thu nhập nhất nhờ chiếm đa số dân, nhưng các tài sản và nợ nần này lại trải đều ra, tạo một thế cân bằng cho nền kinh tế. Cá nhân mỗi người không đủ giàu hay lớn để có ảnh hưởng gì đến thị trường; và trong việc đóng góp cho quốc gia, họ không đủ quyền lực hay kiến thức để tìm cách trốn thuế hay di chuyển tài sản ra nước ngòai. Đó là lý do chính một nền kinh tế tạo dựng trên nền tảng “trung lưu” này sẽ vững bền và mạnh mẽ hơn. Nguyên lý này ông cha ta đã biết,” dân giàu nước mạnh”.

Quá khứ và tương lai

Trong lịch sử nước nhà, các lãnh đạo kinh tế của Việt Nam đã phạm hai lỗi lầm lớn trong quá khứ tạo nên hai cuộc khủng hoảng coi như “đại suy thoái” trầm trọng. Đầu tiên là chương trình cải cách ruộng đất theo mô hình Trung Quốc vào năm 1953 khi quốc gia còn là một nước nông nghiệp. Loại trừ phú nông ra khỏi nền kinh tế còn thô sơ để sở hữu hóa ruộng đất (cha chung không ai khóc) đã gây đói nghèo và thoái hóa tại nông thôn kéo dài nhiều thập kỷ.

Sau đó, chương trình “diệt tư sản” sau 1975 đã tàn phá thêm tầng lớp trung lưu đang là cột sống của nền kinh tế miền Nam vào giai đoạn đầu của phát triển. Suy thóai kéo dài hơn 20 năm sau đó là hệ quả của sự thiếu vắng một tầng lớp trung lưu trong xã hội. Hồi phục chỉ bắt đầu khi tư nhân được phép làm ăn, với sự góp vốn phần lớn từ các Việt Kiều và các nhà đầu tư ngoại. Hiện nay, một tầng lớp trung lưu đã manh nha hình thành; nhưng những chánh sách ưu tiên, dồn nguồn lực cho các doanh nghiệp nhà nước có thể làm trì trệ thui chột sự tăng trưởng nhiều hứa hẹn này.

Giáo điều và chủ nghĩa thực ra là một thừa thãi trong việc phát triển nền kinh tế vững mạnh. Đặng Tiểu Bình đã hiểu được chân lý về “mèo trắng mẻo đen hay mèo đỏ” sau 30 năm lỗi lầm của chánh phủ Trung Quốc. Tuy nhiên, dồn chuột bắt được cho một nhóm lợi ích bằng ban phát quyền lực và quyền lợi trong một cuộc cạnh tranh không chính thống cũng sẽ tạo những bất ổn mà Tập Cận Bình đang phải đối phó. Như Acemoglu đã nhận xét trong cuốn “Why nations fail?’, miếng bánh kinh tế phải được san đều ra cho số đông, qua một sân chơi bằng phẳng với những trọng tài công minh.

Mọi can thiệp để lèo lái nền kinh tế theo chiều hướng tạo lợi ích cho một thiểu số người, không sớm thì muộn sẽ kết cuộc trong suy thoái và đổ vỡ cho đại đa số. Tầng lớp trung lưu đủ thông minh để nhận ra sự khác biệt giữa “bánh vẽ và thực tại” qua các hoạt dộng hàng ngày. Hãy cho họ cơ hội để họ có động lực chính đáng trong việc đóng góp vào sản lượng quốc gia.

Có phải Marx đã phán,” chúng ta không có gì để mất, ngoài những gông cùm…”?

Alan Phan


Uống lượng khoảng 3-4 tách cà phê mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Theo các nhà nghiên cứu, uống lượng cà phê vừa phải, tương đương với 3-4 tách cà phê mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Phát hiện này được đưa ra trong báo cáo do Viện Thông tin Khoa học Cà phê (ISIC), một tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu khoa học về cà phê và sức khỏe. Báo cáo nhấn mạnh rằng uống 3-4 cốc cà phê mỗi ngày sẽ giúp giảm 25% rủi ro mắc bệnh tiểu đường loại 2, so với uống 2 cốc mỗi ngày.



Báo cáo đưa ra một số lý thuyết cơ học quan trọng làm nền tảng cho mối quan hệ giữa tiêu thụ cà phê và giảm nguy cơ của bệnh tiểu đường. Thứ nhất,caffeine trong cà phê kích thích sự trao đổi chất và làm tăng lượng năng lượng và Carbohydrate, theo đó người ta cho rằng các thành phần cà phê đóng một vai trò quan trọng đến sự cân bằng glucose trong cơ thể. Ngoài ra một số nghiên cứu cũng cho rằng cà phê có chứa các thành phần có thể cải thiện độ nhạy cảm insulin và dẫn tới cắt giảm lượng đường trong máu.

Tiến sĩ Pilar Riobo Servan, Phó Trưởng khoa Nội tiết và dinh dưỡng cho biết: “Liều lượng cà phê được dùng có ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường. Dùng đúng liều và vừa phải sẽ phát huy tác dụng tốt nhất trong công tác phòng chống căn bệnh này”.

Theo Coffeeplus.vn

Không hẳn ai nghiền cà phê cũng hiểu rõ những thuật ngữ của loại đồ uống này.
Acidity, Acidy, Acid - Tính axit
Tính axit, cùng với flavor-hương vị, aroma-mùi và body-bề ngoài là những khái niệm được sử dụng bởi những chuyên gia thử cà phê. Tính axit là vị chua nhẹ có trong cà phê loại tốt. Thuật ngữ này tương đương với độ pH, vị chua, hay trong nhiều trường hợp còn là bất cứ thành phần nào có trong cà phê gây nên chứng khó tiêu, hay trạng thái bồn chồn cho người uống.  
Aged Coffee/ Vintage Coffee - Cà phê lâu năm
Theo truyền thống, cà phê được trữ trong kho chừng vài năm do chủ ý, cũng đôi khi do tình cờ. Như thế sẽ làm giảm tính axit và tăng tính đầy đặn (body) cho cà phê.
Arabica - Cà phê Arabica
Giống cà phê được trồng sớm nhất, và đến nay vẫn là loại được trồng nhiều hơn cả. 70% sản lượng cà phê trên thế giới là Arabica. Nó được đánh giá là cao cấp hơn so với giống cà phê Robusta.

Hạt cà phê rang

Aroma - Mùi 
Là mùi thơm phưng phức ngửi thấy ngay của cà phê pha nóng. Cà phê loại tốt được làm từ cà phê tươi (hạt cà phê không để lâu sau khi rang) sẽ có mùi này. 
Những thuật ngữ cơ bản của cà phê  2
Aroma là mùi hương tỏa ra từ một tách cà phê nóng
Balance - Độ cân bằng
Là thuật ngữ dùng để chỉ hương vị cà phê, mà trong đó không có đặc tính nào vượt trội hơn so với những đặc tính còn lại.
  
Barista - Người chuyên pha cà phê
Là thuật ngữ của người Ý dùng để chỉ những người pha espresso được đào tạo và có kinh nghiệm.
Body - Tính đầy đặn
Là cảm giác về sự đầy đủ hay đầy đặn của cà phê khi uống cà phê. 
  
Caffeine
Là một loại chất ancaloit không mùi, có vị đắng gây kích thích có trong cà phê và trà.
Cherry
Thuật ngữ chung để chỉ quả của cây cà phê. Mỗi một cherry có hai hạt cà phê (bean) đều nhau.
Những thuật ngữ cơ bản của cà phê  3
Cherry

Cupping - Thử cà phê
Là một thủ tục được dùng bởi các chuyên gia thử cà phê để đánh giá chất lượng của hạt cà phê. Nhiều loại hạt được đem ra đánh giá, mỗi loại xay vào đổ vào các cốc khác nhau sau đó chế nước vào. Các chuyên gia lần lượt thử với nước nóng và nước lạnh. Quy trình chuẩn bao gồm: hít sâu, sau đó húp xì xụp từng ngụm cà phê để nó tràn nhanh vào mặt dưới của lưỡi. 
Những thuật ngữ cơ bản của cà phê  4
Cupping
Clean - Cà phê sạch
Là thuật ngữ trong quá trình thử cà phê (cupping), dùng để chỉ loại cà phê có hương vị nguyên chất, không pha tạp và không bị hỏng.
Complexity - Tính phức tạp
Thuật ngữ dùng để miêu tả loại cà phê mang đến cảm giác có nhiều lớp hương vị, và hương vị có sự thay đổi, luân chuyển, đồng thời mang đến cảm nhận về chiều sâu cũng như tính cộng hưởng.
  
Crema 
Lớp bọt màu nâu nhạt trên bề mặt của một cốc espresso được pha chế chuẩn từ loại hạt cà phê đạt chất lượng.
Những thuật ngữ cơ bản của cà phê  5
Crema


























  
Finish - Hương vị cuối
Là cảm nhận về hương vị cà phê khi nuốt vào. Có nhiều loại cà phê mang đến ấn tượng tương đối khác nhau về cảm nhận khi nhấp ngụm đầu tiên và cảm nhận khi cà phê tràn trong miệng.  
Flavor - Hương vị
Là sự mô tả về tính axit, tính đầy đủ và mùi của cà phê. 
Những thuật ngữ cơ bản của cà phê  6
Hương vị cà phê được yêu thích trên khắp thế giới



Mild - Êm dịu
Là thuật ngữ thương mại dùng để chỉ loại cà phê Arabica có chất lượng cao. Ngược với nó là hard (cứng) hay inferior (kém).
Richness - Tính đầy đủ 
Là sự đầy đủ trong hương vị (flavour), sự đầy đặn (body) hay độ axit (acidity).
CoffeePlus.vn

Cà phê có một xuất xứ vô cùng thi vị cùng anh chàng chăn dê ở Ethiopia. Tuy nhiên, cà phê cũng trải qua những hành trình đầy gian nan qua khắp các châu lục không thua kém gì “điệp viên 007”…



Theo truyền thuyết kể lại rằng: Vào năm 800 một anh chàng chăn dê tò mò đã khám phá ra cà phê là một thức uống tuyệt vời. Những người Hồi giáo ở Aden là những người uống cà phê đầu tiên.

Năm 1000: Bác sĩ, Nhà triết học Avicenna Bukhara đã viết các tài liệu đầu tiên mô tả các đặc tính chữa bệnh của cà phê.



Năm 1453: Thổ Nhĩ Kỳ đưa cà phê tới các trung tâm quyền lực nhộn nhộn nhịp của Constantinople. Người TNK đã thêm đinh hương, thảo quả, quế, hồi vào cà phê cho thêm tính đậm đà.
Năm 1475: Cà phê trở thành nền văn hóa của Thổ Nhĩ Kỳ. Họ đưa ra đạo luật, cho phép người phụ nữ ly dị chồng nếu anh ta không đưa cà phê cho cô ấy.



Năm 1511: Thống đốc Khayr Bey ra lệnh cấm cà phê, gây nên một cuộc cách mạng về cà phê. Quốc vương của Cairo can thiệp và nói với thống đốc rằng: “ Coffee is sacred”
Năm 1570: Cùng với thuốc lá, cà phê lần đầu tiên xuất hiện ở Venice.



Năm 1650: Các tiệm cà phê đầu tiên ở nước Anh được mở ra gần các trường đại học. Một vàu năm sau đó, Oxford Coffee Club được thành lập.
Năm 1652: Quán cà phê đầu tiên được mở ra ở London. Tại đây các cuộc thảo luận sôi nổi ở mọi tầng lớp xã hội từ học sinh cho đến thương gia, trừ phụ nữ.



Năm 1686: Quán cà phê văn học đầu tiên được một người ý mở ra ở Pháp
Năm 1696: Hà Lan phá vỡ sự độc quyền trên thế giới của người Hồi giáo về cà phê



Năm 1721: Tiệm cà phê đầu tiên ở Beclin được khai trương
Năm 1732: Johann Sebastian Bach sáng tác nhạc phẩm bất hủ “Coffee Cantana”



Năm 1822: Máy pha cà phê đầu tiên của thế giới được tạo ra tại Pháp
Năm 1825: Vườn cà phê được trồng thành công ở Hawaii
Năm 1850: Một người Pháp theo đạo Thiên Chúa Giáo đã đưa cà phê du nhập vào Việt Nam.
Năm 1864: Máy rang xay cà phê đầu tiên được phát minh tại New York



Năm 1901: Lugi Bezzera phát minh ra máy pha cà phê. Cà phê uống liền được phát minh và nhanh chóng phổ biến tại Mỹ



Năm 1908: Melitta Bentz phát minh ra phin lọc cà phê


Năm 1927: Liên đoàn cà phê đầu tiên ở Colombia đại diện cho 560.000 người trồng cà phê chính thức ra đời.



Năm 1971: Quán cà phê Starbucks được mở tại Seattle



Hiện nay: Cà phê được xếp vào loại hàng hóa có giá trị kinh tế, đem lại lợi nhuận cao nhất thế giới chỉ đứng sau dầu lửa. Không những thế, nó còn trở thành một thức uống được ưa chuộng trên thế giới, chỉ sau nước.

CoffeePlus.vn

Đó là kết luận của các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu ung thư quốc gia Mỹ sau khi theo dõi và phân tích tình trạng sức khỏe của 490.000 người sau hơn 1 thập kỷ.
Kết quả phân tích cho thấy ở những người có thói quen uống nhiều hơn 4 tách cà phê mỗi ngày, tỷ lệ được chẩn đoán mắc ung thư đại tràng hoặc trực tràng trong hơn 10 năm thấp hơn 15% so với những người không thường xuyên uống cà phê.
Trong số những người uống ít nhất 6 tách cà phê/ngày, tỷ lệ mắc 2 loại ung thư trên thấp hơn 24% so với nhóm không có thói quen uống cà phê.
Cũng theo nghiên cứu, cà phê đã tách bỏ caffeine có hiệu quả thấp hơn cà phê thường, trong khi trà xanh không cho thấy hiệu quả trong trường hợp này.
Một số nghiên cứu trước đây cho thấy uống cà phê hoặc trà xanh mỗi ngày giúp giảm khoảng 40% nguy cơ bị u não.
Còn theo một nghiên cứu của Nhật Bản, 1 tách cà phê/ngày có thể cắt giảm khoảng một nửa nguy cơ mắc các bệnh ung thư liên quan tới vùng miệng và thực quản.
Tuy nhiên, theo người phát ngôn của quỹ chống ung thư đại tràng ở Anh, cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh này vẫn là duy trì một chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và không hút thuốc lá.
Theo Telegraph


Theo một nghiên cứu mới đây tại Nhật Bản, trà xanh và cà phê giúp giảm nguy cơ đột quỵ, đặc biệt khi chúng trở thành một phần của chế độ ăn uống đều đặn.

Tiến sĩ Yoshihiro Kokubo, người phụ trách nghiên cứu đến từ Trung tâm não và tim mạch quốc gia của Nhật Bản cho biết: "Đây là nghiên cứu có quy mô lớn đầu tiên nhằm kiểm tra những ảnh hưởng kết hợp giữa trà xanh và cà phê đối với nguy cơ đột quỵ. Bạn có thể thực hiện một sự thay đổi nhỏ nhưng tích cực trong lối sống để giúp giảm nguy cơ đột quỵ bằng việc uống trà xanh mỗi ngày". 
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 83.269 người Nhật trưởng thành về thói quen uống trà xanh và cà phê trong khoảng thời gian trung bình là 13 năm. Những người được khảo sát có độ tuổi từ 45-74, gần như cân bằng về giới tính, không bị ung thư và bệnh tim mạch. Trong suốt 13 năm theo dõi, các nhà khoa học đã xem xét bệnh án và giấy chứng tử của họ, thu thập dữ liệu về bệnh tim, đột quỵ và nguyên nhân tử vong.
Các nhà nghiên cứu cũng xét đến các yếu tố như tuổi tác, giới tính và các vấn đề trong lối sống như hút thuốc lá, uống rượu, cân nặng, chế độ ăn uống và rèn luyện thể chất. Họ phát hiện ra rằng ở những người uống càng nhiều trà xanh và cà phê thì nguy cơ đột quỵ càng thấp.
Những người uống ít nhất một tách cà phê mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ thấp hơn khoảng 20% so với những người hiếm khi uống. Con số này ở những người uống 2-3 tách trà xanh mỗi ngày và những người uống ít nhất 4 tách trà xanh mỗi ngày lần lượt là 14% và 20% so với những người hiếm khi uống.
Những người uống ít nhất một tách cà phê hoặc 2 tách trà xanh mỗi ngày có nguy cơ xuất huyết trong não (xảy ra khi một mạch máu bị vỡ và máu chảy vào trong não) thấp hơn 32% so với những người hiếm khi uống hoặc uống các loại đồ uống khác. Khoảng 13% số ca đột quỵ là do xuất huyết.
Mặc dù vẫn chưa giải đáp chắc chắn được rằng tại sao cà phê và trà xanh lại có tác dụng này, tuy nhiên tiến sĩ Kokubo cho rằng đó có thể là do những tính chất của các loại đồ uống này giúp máu không bị đông.
Ông giải thích rằng trà xanh có chứa chất catechins có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm. Một số chất hóa học trong cà phê như axít chlorogenic có thể giảm nguy cơ đột quỵ bằng việc ngăn ngừa sự phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
Tiến sĩ cho biết thêm cà phê cũng chứa cafêin có thể ảnh hưởng tới lượng cholesterol và huyết áp. Ngoài ra, nó cũng có thể gây ra những thay đổi về độ nhạy insulin, ảnh hưởng tới lượng đường trong máu.
Nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí Stroke (tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Mỹ) số ra ngày 14/03/2013.
Theo Healthday & Xinhuanet

Người uống 4-5 tách cà phê mỗi ngày có thể giảm khoảng 30% nguy cơ mắc tiểu đường type 2, so với người uống ít hoặc không uống.

Đó là kết luận mới nhất được các nhà nghiên cứu châu Âu đưa ra sau khi khảo sát, phân tích gần 42.700 người ở 9 nước trong 9 năm.
Kết luận đúng với cả cà phê còn chất caffeine hoặc đã bị loại bỏ. Vì vậy, caffeine không phải là chất duy nhất có tác dụng ngăn bệnh tiểu đường; ngoài ra còn có tác động sinh học trực tiếp của các chất chống ôxy hóa và ma-giê.
Nghiên cứu còn chỉ ra rằng, uống cà phê ở mức độ vừa phải không làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim, ung thư…
Về tác dụng tăng độ tỉnh táo, một tách cà phê có caffeine là đủ cho lái xe không buồn ngủ trong suốt 4 tiếng cầm vô-lăng.
Khoảng 90% người lớn ở Anh bị tiểu đường type 2. Phụ nữ có thai được khuyên giảm lượng caffeine đưa vào người từ mọi nguồn (cà phê, trà, cola, sô-cô-la) xuống 200 mg/ngày.

Theo American Journal of Clinical Nutrition

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu những ảnh hưởng khác nhau của cà phê đối với sức khỏe và những kết quả thu được có thể khiến nhiều người phải ngạc nhiên.
Dưới đây là những lý do khiến cà phê trở thành một trong những đồ uống tốt nhất cho sức khỏe trên hành tinh của chúng ta.


































Cà phê giúp bạn thông minh hơn
Cà phê không chỉ giúp bạn tỉnh táo mà còn làm bạn trở nên thông minh hơn theo nghĩa đen. Chất caffein có trong cà phê có tác dụng ngăn chặn tác dụng của một chất gây ức chế thần kinh có tên là Adenosine. Bằng cách đó, cafein có tác dụng tăng cường hoạt động của các tế bào thần kinh cũng như giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh khác như dopamine và norepinephrine. Nhiều thí nghiệm đã cho thấy, cafein có tác dụng cải thiện tâm trạng, trí nhớ, và các chức năng nhận thức nói chung.
Cà phê giúp bạn giảm béo
Đây là một lý do tuyệt vời để bạn tìm tới cà phê như một cách để đốt cháy lượng chất béo dư thừa trong cơ thể bởi cà phê không đắt hơn bất kỳ loại thuốc giảm cân nào có bán trên thị trường. Theo các nhà khoa học, caffein làm tăng tốc độ trao đổi chất và giúp huy động các axit béo từ các mô mỡ. Nó cũng có thể tăng hiệu quả của các hoạt động thể chất trung bình lên tới 11-12%.
Cà phê làm giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2
Uống thêm một cốc cà phê mỗi ngày giúp bạn giảm 7% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tiểu đường tuýp 2 đang trở thành một “đại dịch” trên toàn thế giới với con số bệnh nhân lên tới 300 triệu, tăng gấp 10 lần chỉ sau vài thập kỷ. Bệnh tiểu đường tuyp 2 phát sinh do cơ thể mất khả năng sử dụng tốt insulin để duy trì đường huyết ở trong mức bình thường. Do đó, ở bệnh nhân tiểu đường, lượng đường trong máu thường xuyên cao hơn mức bình thường.
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, cà phê giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Một bài báo tổng hợp 18 công trình nghiên cứu, với số lượng người tham gia lên tới 457.922 người nhấn mạnh rằng, những người uống nhiều cà phê hơn sẽ ít có nguy cơ bị bệnh hơn và mỗi ngày uống thêm một cốc cà phê thì sẽ giảm thêm 7% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Cà phê giúp giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ
Cà phê không chỉ giúp bạn thông minh hơn trong một thời gian ngắn mà còn bảo vệ bộ não của bạn khi về già. HIện tại, bệnh suy giảm trí nhớ người già (Alzheimer) đang là một chứng bệnh phổ biến nhất trên toàn thế giới và là nguyên nhân dẫn đến bệnh mất trí nhớ. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, những người uống cà phê có thể giảm tới 60% nguy cơ mắc chứng bệnh Alzheimer và mất trí nhớ. Hiệu quả này, theo các nhà khoa học đặc biệt có tác dụng đối với phụ nữ. Cà phê cũng được khẳng định giúp làm giảm nguy cơ mắc chứng bệnh Parkinson từ 32-60%.
Cà phê tốt cho gan của bạn
Cà phê không chỉ là thứ nước đen, đắng ngoét như bạn nghĩ.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cà phê có thể làm giảm nguy cơ xơ gan tới 80%, hiệu quả mạnh nhất đối với những người uống hơn 4 cốc cà phê mỗi ngày. Ngoài ra, cà phê cũng có thể giảm nguy cơ ung thư gan khoảng 40%.
Cà phê chứa nhiều chất bổ dưỡng
Cà phê không chỉ là thứ nước đen đắng ngoét như nhiều người thường nghĩa. Các nghiên cứu khoa học khẳng định, trong cà phê chứa rất nhiều chất bổ dưỡng cần thiết cho cơ thể. Một cốc cà phê bao gồm:
- 6% Vitamin B5
- 11% Vitamin B2
- 2% Niacin (B3) vf Thiamine (B1)
- 3% Kali và Mangan.
Lời nhắn
Mặc dù một lượng cà phê vừa phải rất tốt cho sức khỏe nhưng điều đó không có nghĩa uống càng nhiều càng tốt. Uống có nhiều cà phê có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.
Ngoài ra, theo các chuyên gia y tế, để đảm bảo hiệu quả tốt nhất của cà phê, không nên cho đường hoặc bất cứ chất phụ gia nào khác vào tách cà phê của bạn.
Trong trường hợp cà phê làm bạn khó ngủ, đừng uống nó sau 2 giờ chiều. Bạn cũng không nên uống cà phê vào buổi tối bởi nó có thể làm bạn mất ngủ cả đêm.
Cuối cùng, dẫu sao đi nữa, một ly cà phê đen thuần chất vẫn là thức uống bổ dưỡng nhất hành tinh.
Theo Lifehacker

Những người sống trên hòn đảo Ikaria của Hy Lạp được biết họ có tuổi thọ khá cao, và các nhà khoa học đã nghiên cứu cẩn thận để tìm hiểu lý do tại sao họ lại sống thọ như vậy. Giờ đây, một báo cáo mới cho thấy một lý do có thể là do họ uống cà phê.

Tiến sĩ Gerasimos Siasos, giáo sư tại Trường Đại học Y Athens và là tác giả của nghiên cứu cho biết, cà phê đun sôi tạo ra các chất chống oxy hóa. Kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Y học mạch máu.

Giáo sư Gerasimos Siasos và các đồng nghiệp của ông đã phát hiện ra các đảo, nơi những người già uống cà phê được đun sôi có tính năng nội mạc tốt hơn, các lớp tế bào tạo dòng mạch máu.

Tiến sĩ Siasos, người đã thực hiện các nghiên cứu với các đồng nghiệp của Tiến sĩ Christodoulos Stefanadis cho biết, khi có rối loạn chức năng ở đây, các động mạch trở nên cứng hơn, chúng ta bị cơn đau tim tấn công và động mạch bị tắc ngẽn.

Tiến sĩ Siasos cho biết, tất nhiên, cà phê chỉ là một yếu tố. Uống cà phê là cách sống của họ. Mọi người ngủ hơn tám tiếng một đêm có tăng lên trong xã hội, và họ có sự căng thẳng ít hơn nhiều hơn so với những người ở Athens.

Tiến sĩ Siasos cho biết, cư dân trên đảo cũng có một chế độ ăn cách xa biển bao gồm nhiều loại trái cây, rau, dầu ô liu và cá. Hầu hết những người này cũng ngủ trưa mỗi ngày, đi bộ và làm vườn thường xuyên.

Các nhà nghiên cứu sẽ làm một cuộc hành trình đến Ikaria vào mùa hè này để nghiên cứu nước, khoáng chất và chất lượng không khí của hòn đảo cũng có thể góp phần làm tăng tuổi thọ của cư dân ở đây.

Theo www.nytimes.com

Thưa các đồng chí và các bạn!

Hôm nay, trong không khí phấn khởi tự hào chào mừng ngày nói dối toàn thế giới, tôi xin gửi tới các đồng chí và các bạn lời chúc mừng nồng nhiệt nhất, thân thương nhất.

Thưa các đồng chí và các bạn.

Trải qua một chặng đường đấu tranh gian khổ với bè lũ nói thật chúng ta đã thu được nhiều thắng lợi to lớn. Nhờ có nói dối mà vợ không làm gì được chồng, cấp trên không làm gì được cấp dưới, phụ huynh không làm gì được cô thầy, bố mẹ không làm gì đựơc con cái.

Nhờ có nói dối chúng ta có được hàng ngàn dự án bánh vẽ, giải thưởng ma, tiến sĩ giấy, công trình dổm. Nhờ có nói dối mà nhân dân tin tưởng, bạn bè quốc tế nể trọng, cho vay ngày càng nhiều đòi nợ ngày càng khó. Thử hỏi cứ nói thật làm thật thì chúng ta có bao nhiêu thắng lợi rực rỡ, bao nhiêu thành công lớn lao, bao nhiêu công trình vì đại. Và lấy đâu ra sự đồng thuận hả các đồng chí, lấy đâu ra?

Có người nói muốn giàu có vững mạnh cần phải nói thật, sai, nếu nói thật thì làm sao có ổn định, không ổn định làm sao nói đến giàu có vững mạnh? Nói dối là để chứng minh chính sự thật là dối trá, là ác ý, là vô cùng nham hiểm. Chúng ta phải kiên quyết bài trừ sự thật bởi vì chỉ có sự thật mới cản trở con đường tiến lên thế giới đồ đồng. ( Không phải thế giới đại đồng, các đồng chí phiên dịch sai, đại đồng là cái đinh gì, nó chính là thế giới đồ đồng).

Gần đây có nhà thơ nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo hô hào cần có một ngày nói thật, sai. Đồng chí Tạo không nắm được thông tin, không hiểu được tình hình đất nước nên đã phát ngôn bừa bãi.

Nếu đồng chí Tạo không nói dối làm sao quần chúng say mê nhạc đồng chí được. Đồng chí Tạo viết: quá nửa đời phiêu bạt, ta lại về úp mặt vào sông quê, sai, đồng chí Tạo lười tắm, úp mặt vào sông quê bao giờ. Nhưng nói dối thế mới hay, mới sáng tạo. Nếu đồng chí Tạo nói đồng chí úp mặt vào cái ấy thì có hay nữa không, quần chúng còn say mê đồng chí nữa không.

Cho nên không nên nghe bè lũ nói thật lung lạc mà đề xuất linh tinh. Một phút nói thật cũng không, nói thật thì lợi hay hại… lợi hay hại hả các đồng chí.

Vì thế, tôi đánh giá rất cao lực lượng đánh máy nước nhà. Các đồng chí đã chịu thương chịu khó, đồng cam cộng khó, trên dưới một lòng, đứng mũi chịu sào đưa nói dối nước nhà đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Từ nay cậu đánh máy là biểu tượng hào hùng đầy sức sáng taọ của nói dối nước nhà, đưa nói dối nước nhà lên một tầm cao mới.

Thưa các đồng chí và các bạn

Chúng ta không thể tồn tại nếu chúng ta không được nói dối, không biết nói dối. Nhân ngày lễ trọng đại này, tôi kêu gọi các đồng chí hãy phát huy tinh thần tiến công, chủ động sáng tạo, đánh bại mọi âm mưu thâm độc của bè lũ nói thật, đánh bại từng bước, đánh đổ từng bộ phận, tiến lên dành thắng lợi hoàn toàn.

Láu hơn nữa, trơ hơn nữa, lì lợm hơn nữa đó là khẩu hiệu nói dối của chúng ta.

Chúc các đồng chí sức khoẻ và an tâm sống chung với lũ.

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.